Dr Chiam Toon Lim Paul
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Bác sĩ Paul Chiam, bác sĩ chuyên khoa tim mạch can thiệp tại Bệnh viện Mount Elizabeth, chia sẻ về cách tiếp cận xâm lấn tối thiểu để điều trị bệnh hở van tim.
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh van tim, phương pháp điều trị chính thường là phẫu thuật thay van tim. Trong phẫu thuật thay van tim, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ van tim bị tổn thương hoặc bị bệnh và thay thế bằng một van nhân tạo, khôi phục dòng chảy bình thường và chức năng cho cơ tim.
Trong tim có 4 van, làm nhiệm vụ giữ cho máu chảy qua tim theo đúng hướng.
Van hai lá và van ba lá nằm giữa tâm nhĩ (buồng tim phía trên) và tâm thất (buồng tim phía dưới).
Van động mạch chủ và van động mạch phổi nằm giữa các tâm thất và các mạch máu chính rời khỏi tim, được biết đến là động mạch phổi và động mạch chủ.
Khi tất cả 4 van tim đều hoạt động bình thường, máu sẽ luôn chảy theo một hướng và không bị rò rỉ ngược.
Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không mở hoặc đóng đúng cách. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn, ví dụ như chứng phì đại tim hoặc suy tim. Có một số loại bệnh van tim:
Phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim nói chung là an toàn. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào, vẫn tồn tại nguy cơ phát triển các biến chứng.
Các nguy cơ có thể xảy ra khi phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim bao gồm:
Phẫu thuật nội soi có thể được thực hiện trên các đối tượng phù hợp để sửa chữa hoặc thay thế các van tim bị lỗi. Thủ tục này sử dụng vết rạch nhỏ dài khoảng 7 – 10cm (3 - 4 inch), so với phẫu thuật tim truyền thống, thường sử dụng vết rạch dài đến 15 – 20cm (6 - 8 inch).
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật nội soi thường ngắn hơn. Phẫu thuật nội soi cũng đi kèm với nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng thấp hơn, cũng như ít đau đớn hơn.
Hãy luôn trao đổi với bác sĩ tim mạch để tìm kiếm phương thức điều trị phù hợp với tình trạng tim của bạn.
Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, khe hở có thể xuất hiện giữa van tim nhân tạo được cấy ghép và mô tim của chính bệnh nhân, do các đường khâu giữ cố định van không còn giữ vững. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng máu bị rò rỉ qua phía bên cạnh vị trí cấy ghép. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, như chứng tan huyết (vỡ tế bào hồng cầu) hoặc suy tim. Được biết đến như rò rỉ cạnh van, biến chứng này xảy ra ở khoảng 1 – 10% các bệnh nhân thay van tim.
Các lựa chọn điều trị trước đây còn khá hạn chế, thường bao gồm việc phẫu thuật tim hở lần thứ hai (và nguy cơ cao hơn) để sửa chỗ bị rò rỉ cạnh van hoặc để thay van tim nhân tạo hoàn toàn.
Trong những năm gần đây, kỹ thuật y khoa đã phát triển hơn, và một thủ tục tiến bộ hơn được biết đến là sửa chữa lỗ rò cạnh van qua da đã trở nên phổ biến hơn, đem lại cho bệnh nhân một cách tiếp cận xâm lấn tối thiểu để điều trị van tim bị hở.
Phẫu thuật sửa chữa lỗ rò cạnh van qua da được thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ ở bẹn, trên tim đập bình thường, mà không cần mở ngực để tiếp cận vào các van tim.
Một dây thông nhỏ được đưa qua động mạch hoặc tĩnh mạch ở chân đến tim, nơi – với sự hỗ trợ của một dây dẫn đường và phương thức hình ảnh hiện đại – một "thiết bị giống nút" được đưa vào lỗ rò cạnh van để đóng lỗ hở này. Thủ tục này yêu cầu kỹ năng của một bác sĩ chuyên khoa tim mạch can thiệp được đào tạo bài bản, do tính phức tạp về kỹ thuật cao của nó.
Với một số ít bệnh nhân, chỗ rò rỉ không thể được đóng, do vấn đề ở việc không thể đưa dây dẫn đường đi xuyên qua khuyết tật của van tim. Trong các trường hợp này, một cách tiếp cận xâm lấn hơn là cần thiết.
So với phẫu thuật tim hở, sửa chữa lỗ rò cạnh van qua da được thực hiện chỉ trong một vài tiếng và không yêu cầu việc mở lại khoang ngực. Thời gian hồi phục ngắn hơn một cách đáng kể với các bệnh nhân thực hiện thủ tục xâm lấn tối thiểu, và nhiều người có thể được xuất viện vào ngày hôm sau.
Với số lượng bệnh nhân thay van tim phẫu thuật ngày càng tăng trong khu vực châu Á, số lượng bệnh nhân gặp vấn đề van bị rò rỉ dự đoán cũng sẽ tăng lên. Những bệnh nhân này có thể hưởng lợi rất nhiều từ cách tiếp cận nội soi, cụ thể là phẫu thuật sửa chữa lỗ rò cạnh van qua da.
Nếu có mối lo ngại về sức khỏe của tim, việc khám sàng lọc tim thường xuyên để xác định sớm các nguy cơ mắc bệnh tim là rất nên làm.
Hãy hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tìm hiểu thêm về tình trạng sức khỏe tim của bạn, và để tìm được phương pháp điều trị phù hợp.