Dr Yeo Sze Wei Matthew
Bác Sĩ Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
Sẹo hình thành như một phần của quá trình lành thương, khi da bị tổn thương. Khi da đã bị tổn thương, vết sẹo để lại là vĩnh viễn, mặc dù nó có thể mờ đi theo thời gian. Sẹo ở những vị trí dễ nhận thấy trên cơ thể, chẳng hạn như mặt và tay, có thể dẫn đến tình trạng mặc cảm về ngoại hình ở mức độ nghiêm trọng, trong khi sẹo ở những vị trí khác có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa, đau và hạn chế chuyển động.
Loại sẹo, sự hiện diện của nó, và cách điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
Có nhiều loại sẹo khác nhau, và loại sẹo bạn mắc phải sẽ phụ thuộc vào loại tổn thương da.
Sẹo lồi (keloids): Đây là loại sẹo phình to, phổ biến nhất ở người có nước da tối màu. Các yếu tố di truyền khiến da lành lại quá mức. Tùy vào kích thước và vị trí, sẹo có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của bạn. Ta có thể ngăn ngừa các loại sẹo này hình thành trong quá trình da hồi phục bằng cách sử dụng gel silicone hoặc miếng đắp silicone, băng ép, và tiêm steroid.
Sẹo phì đại (hypertrophic scars): Những vết sẹo này có màu đỏ và phình to, tương tự như sẹo lồi, nhưng vẫn nằm giới hạn bên trong khu vực vết thương.
Sẹo do mụn trứng cá: Mụn trứng cá nghiêm trọng có thể dẫn đến sẹo rỗ, và cách điều trị phụ thuộc vào loại sẹo và mức độ nghiêm trọng.
Sẹo co rút (contracture scars): Đây là hậu quả của vết bỏng, gây căng da và có thể làm suy giảm khả năng vận động tại các khớp nối. Những vết sẹo này cũng có thể rất sâu, ảnh hưởng đến cơ, gân và dây thần kinh dưới da.
Cách rõ ràng để ngăn ngừa sẹo là tránh bị thương bằng cách mang các thiết bị bảo hộ như tấm lót, hay thiết bị bảo vệ trong quá trình thực hiện các hoạt động như đạp xe hoặc trượt patin – những hoạt động có nguy cơ chấn thương. Khi bị thương, nhờ chuyên gia chăm sóc vết thương bằng biện pháp khâu vết thương và dẫn lưu vết thương có thể giảm thiểu khả năng hình thành sẹo. Sau khi vết thương đã lành, việc chăm sóc vết thương cẩn thận là điều quan trọng để giảm thiểu hơn nữa mức độ nghiêm trọng của sẹo.
Những biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện trong quá trình hồi phục bao gồm:
Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để giảm thiểu sẹo do vết bỏng nhẹ gây ra ngay khi tai nạn xảy ra, bằng cách tuân thủ các biện pháp dưới đây:
Để làm mờ sẹo, có nhiều cách điều trị mà bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể khuyến nghị, tùy thuộc vào đặc điểm của sẹo.
Mài da (dermabrasion): Miễn là bạn không có làn da nhạy cảm hay rối loạn tự miễn dịch, phương pháp điều trị tẩy tế bào chết này có thể là một lựa chọn. Mài da sử dụng kỹ thuật vật lý để loại bỏ lớp trên cùng của sẹo và kích thích quá trình tái tạo da, cải thiện kích thước và hình dạng của sẹo.
Liệu pháp lạnh (cryotherapy): Được sử dụng trong điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại, phương pháp này dùng hơi nitrogen đông lạnh vết sẹo. Vùng da được điều trị sẽ chuyển sang màu đỏ và có thể phồng rộp sau khi điều trị. Vùng da được điều trị sẽ đóng vảy, thường lành trong 1 – 3 tuần.
Lột da bằng hóa chất (chemical peels): Đây là một phương pháp điều trị phổ biến cho sẹo do mụn trứng cá. Phương pháp này loại bỏ lớp da ngoài cùng của sẹo, và khi da tự hồi phục trong khoảng 14 ngày, thường sẽ mọc lại mịn màng hơn. Bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể điều trị sẹo mụn trứng cá bằng collagen hoặc các chất độn tương tự, nhưng điều này thường không được coi là giải pháp vĩnh viễn.
Liệu pháp laser (laser therapy): Liệu pháp laser tương tự như lột da bằng hóa chất, nhưng sử dụng chùm tia sáng tập trung để loại bỏ lớp da bên ngoài của sẹo. Quá trình hồi phục nhanh hơn lột da bằng hóa chất, dao động từ 3 - 10 ngày.
Tiêm steroid (steroid injection): Tiêm steroid là một trong những phương pháp điều trị sẹo hiệu quả và đáng tin cậy nhất. Phương pháp điều trị này phù hợp cho sẹo lồi và sẹo phì đại. Bác sỹ sẽ tiêm một loại steroid thuộc nhóm cortin vào vết sẹo của bạn để làm xẹp và làm mềm các vết sẹo lồi và chắc.
Ghép mỡ (fat grafting): Sẹo lõm phù hợp để điều trị bằng phương pháp ghép mỡ. Đây là một thủ thuật phẫu thuật nhỏ, được tiến hành dưới gây tê cục bộ, mỡ được lấy từ bụng, đùi trong hoặc hông thông qua các vết mổ nhỏ, sau đó được ghép vào các vết sẹo lõm. Ghép mỡ giúp cải thiện sự hiện diện của sẹo một cách vĩnh viễn.
Phẫu thuật cắt bỏ (surgical removal): Những vết sẹo phù hợp cho việc cắt bỏ bằng phẫu thuật là những vết sẹo gây đau, chiếm diện tích lớn, gây hạn chế chuyển động khớp nối, hoặc không phản ứng với những phương thức điều trị khác. Tùy vào mức độ của thủ thuật yêu cầu, phẫu thuật này có thể được thực hiện dưới gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân, thường là theo dạng thủ thuật ngoại trú (day surgery).
Các vết thương nhẹ thường có thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục đơn giản, sẵn có, trong khi những vết thương lớn, sâu và bỏng nhiệt sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Khi da bị thương, nó sẽ trải qua các giai đoạn hồi phục tự nhiên. Bạn có thể trải qua tình trạng sưng, đau, đỏ, hoặc thấy dịch trong chảy ra ở tuần đầu tiên. Đi khám bác sĩ nếu bất kỳ triệu chứng nào trong số này trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài hơn một tuần.
Khi vết thương bắt đầu lành, mô mới sẽ phát triển trên bề mặt, và toàn bộ quá trình hồi phục có thể kéo dài 2 tuần. Những triệu chứng sau đây là dấu hiệu cho thấy rằng vết thương của bạn không lành như bình thường:
Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nêu trên khi vết thương đang lâu lành, hãy đến Phòng Khám Cấp Cứu (UCC) ngay lập tức.