Sinh Thường Hay Mổ Lấy Thai – Phương Pháp Nào Tốt Hơn?

Nguồn: Shutterstock

Sinh Thường Hay Mổ Lấy Thai – Phương Pháp Nào Tốt Hơn?

Cập nhật lần cuối: 18 Tháng Ba 2021 | 6 phút - Thời gian đọc

Sự kiện con quý vị sắp chào đời là một trải nghiệm thú vị để chờ đợi và quyết định kế hoạch sinh nở có thể là một lựa chọn mang tính cá nhân sâu sắc

Xin chúc mừng, quý vị đang mang thai và đã đến thời điểm lên kế hoạch chào đón thiên thần nhỏ của mình. Bác sĩ sản khoa có thể đã đề nghị cho quý vị lựa chọn giữa sinh thường (sinh qua ngả âm đạo) hoặc sinh mổ chọn lọc (mổ lấy thai).

Việc quyết định xem sinh thường hay sinh mổ phù hợp với quý vị là một câu hỏi cần được trao đổi với bác sĩ để làm rõ chính xác từng lựa chọn cần gì, và hoàn cảnh cá nhân cũng như tiền sử bệnh của quý vị đóng vai trò gì trong quyết định.

Dưới đây là những điều quý vị cần biết trước khi thảo luận.

Trước khi quyết định…

Mặc dù cả hai hình thức sinh nở nhìn chung đều an toàn, chúng đều mang một mức độ rủi ro nhất định, và mức độ này có thể thay đổi giữa các bà bầu. Một mẹo nhỏ là hãy kiểm tra xem gói bảo hiểm y tế của quý vị có bao gồm các biến chứng từ sinh thường và/hoặc sinh mổ chọn lọc hay không.

Dưới đây là những điều có thể xảy ra trong từng hình thức, cũng như các rủi ro và biến chứng tiềm ẩn.

Sinh thường là gì?

Các giai đoạn chuyển dạ trong một cuộc sinh nở tự nhiên
Sinh thường Sinh thường diễn ra khi con quý vị được sinh ra một cách tự nhiên qua ngả âm đạo.

Điều gì xảy ra trong quá trình sinh nở tự nhiên?

Sinh thường có 3 giai đoạn chuyển dạ. Các giai đoạn này được xác định bởi độ dãn (mở rộng) của cổ tử cung.

Các cơn co thắt mà thai phụ trải qua báo hiệu sự khởi đầu của quá trình chuyển dạ. Và giai đoạn chuyển dạ đầu tiên diễn ra khi cổ tử cung của người phụ nữ đã giãn rộng đến 10cm, và cô ấy được yêu cầu rặn. Giai đoạn 2 diễn ra khi thai nhi đội đầu, là lúc đầu của em bé đã trở nên nhìn thấy được tại cửa âm đạo. Việc rặn cuối cùng sẽ giúp đưa em bé ra ngoài. Trong giai đoạn cuối thứ 3, nhau thai của người mẹ sẽ được đẩy ra.

Mất bao lâu để hồi phục sau sinh thường?

Những bà mẹ sinh thường mà không có biến chứng y khoa sẽ có thể xuất viện sau 24 - 48 tiếng. Trong 3 - 6 tuần tiếp theo, khi cơ thể tiếp tục phục hồi, sản dịch có thể sẽ diễn ra.

Sinh thường có rủi ro nào không?

Không phải mọi ca sinh thường đều diễn ra suôn sẻ như dự định. Cuộc vượt cạn có thể bao gồm một hoặc toàn bộ những điều sau:

  • Bác sĩ có thể đề nghị kích thích chuyển dạ hoặc vì sự an toàn của cả mẹ và bé.
  • Nếu túi nước ối chưa vỡ và quý vị đang trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật bấm ối ("làm vỡ bọc ối") để làm rách màng ối.
  • Bác sĩ có thể tiêm truyền tĩnh mạch một loại hormone nhân tạo gọi là oxytocin để đẩy nhanh chuyển dạ đang diễn ra chậm chạp.
  • Người mẹ có thể chọn gây tê ngoài màng cứng (tiêm thuốc gây tê vào khoang ngoài màng cứng xung quanh tủy sống) để giúp giảm cơn đau, mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận và thúc đẩy em bé ra ngoài khi đến thời điểm.
  • Ngoài gây tê ngoài màng cứng, các loại thuốc khác như khí gây cười Entonox hoặc tiêm pethidine cũng có thể được dùng để kiểm soát cơn đau.
  • Bác sĩ có thể thực hiện rạch tầng sinh môn cho sự an toàn của cả mẹ và bé khi đầu của em bé chui qua cửa âm đạo của người mẹ. Sau khi sinh, tầng sinh môn sẽ cần được khâu lại.
  • Nếu mẹ hoặc bé biểu hiện dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình vượt cạn, bác sĩ có thể sử dụng forceps hoặc hút chân không để hỗ trợ sự chào đời an toàn của em bé.
  • Nếu có các biến chứng hoặc rủi ro cho sức khỏe của mẹ hoặc em bé trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể quyết định phẫu thuật mổ lấy thai khẩn cấp. Mặc dù điều này có thể gây thất vọng cho các bà mẹ có dự định sinh thường, đây là điều cần thiết cho sức khỏe và sự sống còn của cả mẹ và con.

Sinh mổ chọn lọc là gì?

Các giai đoạn chuyển dạ trong một cuộc sinh mổ
Sinh mổ là một thủ thuật phẫu thuật, trong đó bác sĩ sẽ rạch một đường qua vùng bụng dưới và tử cung của mẹ để lấy em bé ra ngoài. Phẫu thuật có thể thực hiện sau khi gây tê cục bộ (gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống) hoặc gây mê toàn thân. Người mẹ sẽ vẫn tỉnh táo khi chọn phương pháp đầu tiên.

Phẫu thuật mổ lấy thai chọn lọc thường được thực hiện trước một tuần so với ngày dự sinh, hoặc khi bác sĩ nhận định có khả năng xảy ra biến chứng hoặc có vấn đề về sức khỏe trong khi mang thai. Tuy nhiên, một số bà mẹ có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện phẫu thuật sinh mổ chọn lọc sau khi đã đưa ra quyết định có hiểu biết cùng với bác sĩ.

Mặc dù phẫu thuật mổ lấy thai chọn lọc là một lựa chọn, phương pháp này vẫn không được khuyến cáo bởi vì đây là một cuộc đại phẫu thuật, đi kèm với rủi ro biến chứng cho cả người mẹ và em bé.

Lợi ích của phẫu thuật mổ lấy thai chọn lọc là gì?

Giảm rủi ro:

Nhược điểm của phẫu thuật mổ lấy thai chọn lọc là gì?

  • Có thể cần phẫu thuật mổ lấy thai cho các lần sinh nở sau này
  • Rủi ro biến chứng phẫu thuật
  • Thời gian nằm viện dài hơn (4 - 5 ngày) so với sinh thường (2 - 3 ngày)

Mất bao lâu để hồi phục sau phẫu thuật sinh mổ?

Quý vị sẽ cần ở lại bệnh viện từ 2 - 4 ngày sau khi sinh. Trong vài tuần đầu tiên hồi phục tại nhà, vết sẹo mổ có thể gây ngứa hoặc đau, và tình trạng này có thể được cải thiện bằng thuốc giảm đau. Việc đi lại và trở mình trên giường sẽ đặc biệt khó khăn và đau đớn khi mới hồi phục.

Mặc dù không trải qua quá trình sinh thường, người mẹ vẫn có thể có các cơn đau nhẹ, chảy máu âm đạo, hoặc ra dịch trong khoảng 4 - 6 tuần. Một buổi hẹn tái khám với bác sĩ sau sinh sẽ cần thiết để đánh giá vết thương; và đến tuần thứ 6, một buổi hẹn tái khám thứ hai sẽ cần được thực hiện để đánh giá quá trình hồi phục.

Có rủi ro nào khác với phẫu thuật mổ lấy thai không?

Hình ảnh một người phụ nữ với vết sẹo mổ lấy thai đang bế một em bé sơ sinh
Hãy trao đổi về những rủi ro của phẫu thuật mổ lấy thai với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện thủ thuật. Một số rủi ro tiềm ẩn bao gồm:

Rủi ro đối với người mẹ

  • Vết thương bị nhiễm trùng, đau và ra dịch
  • Nhiễm trùng niêm mạc tử cung hoặc nhiễm trùng ảnh hưởng đến các cơ quan khác
  • Chảy máu quá nhiều, có thể cần truyền máu hoặc phẫu thuật thêm để cầm máu trong trường hợp nặng
  • Hình thành cục máu đông, có thể vô cùng nguy hiểm nếu di chuyển đến phổi (tắc mạch phổi)
  • Tổn thương bàng quang, ống nối thận và bàng quang hoặc ruột, có thể yêu cầu phẫu thuật thêm
  • Cắt bỏ tử cung (phẫu thuật loại bỏ tử cung) nếu có các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu đe dọa tính mạng.

Rủi ro đối với em bé

  • Em bé có thể bị rạch phải một cách tình cờ khi tử cung được mở. Các vết thương dạng này thường nông và sẽ lành lại nhanh chóng.
  • Có khả năng em bé sẽ gặp các khó khăn về hô hấp và có thể cần được theo dõi lâu hơn tại bệnh viện.

Rủi ro đối với các lần mang thai sau này

Đa phần phụ nữ đã sinh mổ đều có thể tiếp tục sinh thường an toàn cho em bé tiếp theo. Tuy nhiên, luôn tiềm ẩn các rủi ro biến chứng cho các lần mang thai trong tương lai. Chúng bao gồm:

  • vết sẹo trong tử cung bị rách
  • nhau thai bám vị trí bất thường vào thành tử cung, dẫn đến biến chứng thai kỳ

Hãy trao đổi với bác sĩ về từng loại hình sinh nở để đưa ra một quyết định sáng suốt. Hãy cân nhắc các ưu và nhược điểm của từng phương pháp nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, vì nó có thể ảnh hưởng tới kế hoạch sinh thêm con trong tương lai. Nên nhớ rằng, mặc dù sinh mổ chọn lọc là một lựa chọn, đây có thể không phải là lựa chọn phù hợp nhất cho cả mẹ và bé.

C-Section vs. Natural Birth: Which Is Right for You? Retrieved 10/11/2020 from https://www.healthline.com/health/pregnancy/c-section-vs-natural-birth-2

Reasons for a C-Section: Medical, Personal, or Other. Retrieved 10/11/2020 from https://www.healthline.com/health/pregnancy/c-section-reasons#What-are-the-medical-reasons-for-a-C-section?

Is a Planned C-Section Right for Me? Retrieved 10/11/2020 from https://www.webmd.com/baby/c-section-cesarean#1

Risks. Caesarian Section. Retrieved 10/11/2020 from https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/risks/
Bài viết liên quan
Xem tất cả