Dr Asok Kurup
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Nguồn: Getty Images and Shutterstock
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Đúng lúc tình hình dịch COVID-19 tại Singapore dường như đang dần ổn định thì tin tức về Omicron bùng nổ - đây là một biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19. Mặc dù các đợt biến đổi của virus là điều đã được dự kiến trước, việc bắt gặp một biến thể mới xuất hiện quá vội vã sau biến thể Delta khiến tất cả mọi người đều bất ngờ. Đương nhiên, sự hoảng loạn lại xảy ra về việc biến thể mang nhiều đột biến này sẽ ảnh hưởng ra sao đến mọi người, và liệu nó có làm chệch hướng các kế hoạch chung sống bình thường với dịch COVID-19 hay không.
Cho đến nay, có nhiều điều liên quan đến Omicron vẫn chưa rõ ràng, trong khi các nhà khoa học đang làm việc suốt ngày đêm để hiểu toàn diện về biến thể mới này và cách nó có thể tác động ngược lại đến mọi người trong một quần thể đã tiêm phòng chủ yếu như Singapore.
Bác sĩ Asok Kurup, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth, giải thích thêm về các đợt biến đổi đột ngột của virus, điều gì khiến Omicron trở thành 'biến thể đáng lo ngại', và những điều chúng ta có thể làm để tự bảo vệ bản thân.
Một biến thể được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định là “đáng lo ngại” dựa trên những bằng chứng cho thấy biến thể đó - trong trường hợp này là Omicron - mang một số đột biến, làm tăng nguy cơ lây lan, khả năng chống lại phản ứng miễn dịch của cơ thể, và tăng nguy cơ tái nhiễm.
Nhiều nghiên cứu sâu hơn vẫn đang được tiến hành để hiểu rõ về biến thể Omicron hơn, nhưng những phát hiện ban đầu đã chỉ ra rằng Omicron lây lan ở mức cực kỳ cao, và sở hữu nhiều đột biến khiến nó có thể vượt qua hệ thống miễn dịch cơ thể. WHO đã chỉ định biến thể Omicron là một 'biến thể đáng lo ngại' vì nó đặt ra nguy cơ cao cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Trong khi các phát hiện đầu tiên cho rằng Omicron có thể ít nghiêm trọng hơn biến thể Delta, điều này đang ngày càng ít rõ ràng hơn khi biến thể này lây lan trên toàn cầu. Cần nhiều dữ liệu hơn để xác định ảnh hưởng của Omicron đến các quần thể đã tiêm phòng dày đặc như Singapore. Tuy nhiên, điều đặc biệt gây ấn tượng là khả năng lây lan của Omicron cao hơn hẳn so với các biến thể COVID-19 khác mà chúng ta đã từng thấy trước đây.
Omicron đang lây lan với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, thậm chí nhanh hơn nhiều so với các biến thể khác. Điều đó nói lên rằng, hãy luôn ghi nhớ rằng tiêm phòng vắc-xin và duy trì các biện pháp phòng ngừa như tránh đám đông, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang là những yếu tố thiết yếu trong việc giảm nhẹ sự lây lan của COVID-19. Những biện pháp trên cũng hữu hiệu đối với các biến thể khác như Delta.
Mức độ hiệu quả tổng thể của vắc-xin đối với biến thể Omicron bị giảm đi. Tuy nhiên, các dữ liệu mới xuất hiện đang gợi ý rằng những loại vắc-xin đang lưu hành giúp bảo vệ đáng kể khỏi diễn biến bệnh trầm trọng và tử vong, đặc biệt khi chúng ta đã tiêm mũi tăng cường (booster). Mũi tăng cường sẽ giúp nâng cao kết quả bảo vệ của hai mũi tiêm đầu, đồng thời đem lại tác dụng bảo vệ lâu dài hơn, ngăn ngừa việc nhiễm bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
Để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa, các loại vắc-xin trong tương lai cần được điều chỉnh thường xuyên để bắt kịp với các biến thể mới xuất hiện. Ngoài ra, các nghiên cứu về vắc-xin đang tìm ra những phương pháp hiệu quả hơn để nâng cao khả năng miễn dịch của hệ miễn dịch niêm mạc, nhằm ngăn chặn việc khởi phát quá trình nhiễm bệnh.
Điều cấp thiết là trẻ em cũng được tiêm phòng và tăng cường khi đủ tiêu chuẩn tiêm mũi tăng cường, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc y tế công cộng hiện hành. Điều này đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn lễ hội, khi có xu hướng hình thành các đám đông.
Cho đến khi có nhiều dữ liệu hơn, những cá nhân này cần phải cẩn thận hơn khi tiếp xúc với cộng đồng. Khi có thể, họ nên được tiêm phòng, tiêm mũi tăng cường và cẩn trọng về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như đeo khẩu trang.
Dữ liệu hạn hẹp hiện tại cho thấy rằng việc đã nhiễm bệnh trước đây có thể đem lại khả năng bảo vệ thấp hơn đối với Omicron so với các biến thể đáng lo ngại khác, chẳng hạn như Delta. Ngoài ra, còn có một số dữ liệu sơ bộ, nêu chi tiết việc tiêm phòng vắc-xin có thể đem lại hiệu quả bảo vệ đáng tin cậy hơn so với tình trạng đã từng nhiễm bệnh tự nhiên. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi chúng ta có thể khẳng định chính xác.
Các thử nghiệm xét nghiệm PCR và các thử nghiệm chẩn đoán nhanh bằng kháng nguyên đang được sử dụng phổ biến vẫn có thể phát hiện các ca nhiễm COVID-19, bao gồm cả trường hợp nhiễm biến thể Omicron. Chúng ta không cần lo lắng về việc bị các phương pháp xét nghiệm hiện hành tại Singapore phát hiện sót bệnh.
Virus không ngừng tiến hóa và thay đổi khi chúng lây lan giữa mọi người theo thời gian. Mỗi khi virus tự sao chép (tạo ra các bản sao của chính nó) thì có tiềm năng xảy ra thay đổi trong cấu trúc của nó. Mỗi thay đổi này được gọi là một “đột biến”.
Virus mang một hoặc nhiều đột biến được gọi là một "biến thể" của virus gốc. Một số đột biến có thể dẫn đến thay đổi trong các đặc tính quan trọng của virus, ảnh hưởng đến khả năng lây lan và/hoặc khả năng gây ra bệnh nặng thậm chí tử vong.
Thông thường, đột biến xảy ra ở virus cúm (influenza), hay còn được biết đến là virus gây “bệnh cúm”.
Ở thời điểm này, có một số nơi trên thế giới nơi Omicron đang hoành hành dữ dội, như ở Châu Âu. Các trường hợp Omicron cũng đang gia tăng nhanh chóng tại Hoa Kỳ. Do đó, tốt nhất là không nên đi du lịch vào lúc này, và tạm thời hoãn những chuyến đi không thật cần thiết đến một ngày sau này.
Dù là Omicron hay các biến thể khác, COVID-19 tác động lên mỗi người một khác. Tìm kiếm hỗ trợ y tế nếu bạn trải qua các triệu chứng kéo dài như khó thở và tức ngực.
Dịch vụ đánh giá sau COVID-19 của chúng tôi bao gồm các cuộc xét nghiệm chẩn đoán và một buổi tư vấn với chuyên gia để hỗ trợ quá trình phục hồi của bạn. Liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm:
Bệnh viện Mount Elizabeth: +65 6737 2666
Bệnh viện Mount Elizabeth Novena: +65 6933 0000
Bệnh viện Gleneagles: +65 6473 7222
Bệnh viện Parkway East: +65 6344 7588