Vắc-xin ngừa COVID‑19 tạo ra miễn dịch thích nghi chống lại vi-rút corona 2 gây hội chứng suy hô hấp cấp (SARS‑CoV‑2), vi-rút này gây ra bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19).
Các loại vắc-xin ngừa COVID-19
Có 5 loại vắc-xin ngừa COVID-19 chính:
Vắc-xin RNA thông tin (mRNA), như là Moderna/Spikevax và Pfizer-BioNTech (Comirnaty). Vắc-xin mRNA chứa vật liệu từ vi-rút COVID-19 để hướng dẫn tế bào của người sản xuất ra protein đặc thù của vi-rút đó. Sau khi tế bào của người tạo ra các bản sao của protein đó, các tế bào này sẽ phá hủy vật liệu di truyền từ vắc-xin. Cơ thể người nhận biết rằng loại protein đó không được phép tồn tại trong cơ thể và tạo ra kháng thể để tấn công vi-rút.
Vắc-xin vi-rút nguyên phần bất hoạt, như là Sinovac và Sinopharm. Những vắc-xin này sử dụng các hạt vi-rút bị làm yếu hay bất hoạt để kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể giúp trung hòa vi-rút COVID-19. Các phòng khám Parkway Shenton cung cấp vắc-xin Sinopharm. Bạn có thể chọn sử dụng vắc-xin Sinopharm cho lịch trình tiêm các mũi vắc-xin ban đầu hoặc mũi nhắc lại.
Vắc-xin vec-tơ vi-rút, như là Oxford AstraZeneca, Johnson & Johnson, CanSino và Sputnik V. Các loại vắc-xin này sử dụng vi-rút đã bị sửa đổi không gây hại để kích thích tế bào tạo ra protein của vi-rút. Sau đó hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo miễn dịch chống lại protein đó.
Vắc-xin tiểu đơn vị protein, như là Novavax. Các vắc-xin này chỉ sử dụng những phần đặc hiệu của vi-rút, vừa đủ để tạo ra đáp ứng miễn dịch.
Vắc-xin nhị giá, như là vắc-xin nhắc lại phòng COVID-19 nhị giá Pfizer-BioNTech/Comirnaty và vắc-xin nhị giá Moderna/Spikevax. Các vắc-xin này có thể bảo vệ chống lại 2 biến thể khác nhau của vi-rút COVID-19 – vi-rút SARS-CoV-2 gốc ban đầu và (các) biến thể Omicron. So với các vắc-xin mRNA ban đầu, các vắc-xin ngừa COVID-19 nhị giá mới cũng bảo vệ bổ sung chống lại các biến thể COVID-19 mới hơn, bao gồm XBB.
Tại sao bạn cần tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?
COVID-19 là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao, có thể gây bệnh nặng và tử vong, đặc biệt là ở những người lớn tuổi và những người dễ bị tổn thương khác (ví dụ như những người mắc 2 loại bệnh trở lên, hoặc phụ nữ đang mang thai).
Tiêm vắc-xin giúp bảo vệ bạn và người thân khỏi bị bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong do nhiễm COVID-19. Tiêm vắc-xin cũng giúp giảm nguy cơ lây truyền và ngăn ngừa tình trạng quá tải cho hệ thống chăm sóc y tế của Singapore.
Ai không nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?
Tiêm vắc-xin COVID-19 không được khuyến cáo trong những trường hợp sau đây:
Bạn có tiền sử phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ với vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc các thành phần của vắc-xin. Sốc phản vệ là một phản ứng nặng, đe dọa tính mạng bao gồm 2 triệu chứng trở lên trong số các triệu chứng sau:
Mề đay hoặc sưng mặt, mí mắt, môi hoặc họng
Khó thở
Chóng mặt
Bạn bị suy giảm miễn dịch nặng. Mặc dù bạn vẫn có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có phù hợp không và có trong khoảng thời gian thích hợp để tiêm vắc-xin không nếu bạn:
Các nguy cơ và biến chứng của tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là gì?
Vắc-xin ngừa COVID-19 an toàn cho quần thể chung. Các biến chứng rất hiếm gặp bao gồm:
Viêm cơ tim (viêm cơ của tim)
Viêm màng ngoài tim (viêm màng bao quanh tim)
Các biến cố bất lợi này đã được báo cáo sau khi tiêm mũi vắc-xin ngừa COVID-19 mRNA thứ hai và chủ yếu được báo cáo ở nam thanh thiếu niên từ 12 – 29 tuổi (40,6 ca viêm cơ tim trên một triệu mũi thứ hai).
Tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin ngừa COVID-19 hiếm gặp và có thể bao gồm sốc phản vệ, phản ứng dị ứng nặng và có thể đe dọa tính mạng. Sốc phản vệ có thể bao gồm nổi mề đay hoặc sưng mặt, mí mắt, môi hoặc họng, khó thở hoặc chóng mặt.
Bạn chuẩn bị cho tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 như thế nào?
Vào ngày tiêm vắc-xin, hãy mặc áo ngắn tay, hoặc tay áo rộng để dễ xắn lên.
Nếu bạn không khỏe hoặc bị sốt trong 24 giờ qua, hãy ở nhà và hoãn lịch tiêm vắc-xin cho đến khi bạn khỏe lại.
Điều gì sẽ xảy ra khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?
Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ do vắc-xin, đó là những dấu hiệu bình thường do cơ thể đang đáp ứng với vắc-xin. Nếu bạn tiêm vắc-xin Sinopharm:
2 mũi đầu tiên được tiêm cách nhau 3 – 4 tuần.
Bạn cần tiêm mũi thứ ba vào 90 ngày sau mũi thứ hai.
Trước khi tiêm vắc-xin
Sẽ có một vòng khám sức khỏe được thực hiện tại chỗ để kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện tiêm vắc-xin không. Để đủ điều kiện tiêm vắc-xin Sinopharm, bạn cần:
Ít nhất 18 tuổi.
Không có phản ứng dị ứng với vắc-xin trước đây.
Không bị dị ứng (bao gồm sốc phản vệ) với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
Không bị động kinh không kiểm soát được hoặc các bệnh hệ thần kinh tiến triển khác, hay tiền sử bị hội chứng Guillain-Barre.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa để đánh giá xem bạn có phù hợp với vắc-xin này không nếu bạn đang mang thai.
Trong khi tiêm vắc-xin
Vắc-xin được tiêm vào cánh tay. Quá trình này diễn ra nhanh gọn và hầu như không đau.
Sau khi tiêm vắc-xin
Bạn sẽ được theo dõi trong khoảng 30 phút sau khi tiêm vắc-xin. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng bất lợi nào với vắc-xin, hãy báo cho nhóm chăm sóc ngay lập tức.
Một số người bị các tác dụng phụ nhẹ đến trung bình vào vài giờ sau khi được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
Đau hoặc đỏ tại vị trí tiêm
Đau cơ
Mệt mỏi
Đau đầu
Ớn lạnh
Sốt
Không phải ai cũng bị tác dụng phụ. Hầu hết tác dụng phụ sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày.
Chăm sóc và phục hồi sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19
Nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ như sốt, mệt mỏi hoặc đau cơ, bạn cần:
Nghỉ ngơi nhiều
Tránh các hoạt động gắng sức
Dùng thuốc giảm sốt và đau, nếu cần thiết
Các tác dụng phụ nhẹ thường tự khỏi trong vòng vài ngày.
Câu hỏi thường gặp
Đ: Vắc-xin ngừa COVID-19 Sinopharm (BBIBP-CorV) là vắc-xin đầu tiên do Trung Quốc sản xuất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt. Vắc-xin này được phê duyệt vào tháng 12/2020.
Vắc-xin Sinopharm là vắc-xin bất hoạt, một dạng công nghệ vắc-xin đáng tin cậy đã được sử dụng trong các loại vắc-xin lâu đời khác, như vắc-xin cúm và viêm gan B.
Vắc-xin Sinopharm là một loại vắc-xin thay thế cho những người ở Singapore đã được kiểm tra trước đó là không phù hợp để tiêm các loại vắc-xin mRNA. Bao gồm những người đã tiêm một mũi vắc-xin Pfizer hoặc Moderna và bị phản ứng dị ứng.
Vắc-xin Sinopharm hoạt động như thế nào?
Vắc-xin Sinopharm sử dụng các hạt vi-rút bị làm yếu hay bất hoạt để kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể giúp trung hòa vi-rút COVID-19.
Đ: Vắc-xin Sinopharm được biết có hiệu quả 79% trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh có triệu chứng, theo một thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra ở nhiều quốc gia.
Để so sánh, tỷ lệ hiệu quả là 51% đối với vắc-xin Sinovac và 95% đối với vắc-xin Pfizer-BioNTech/Comirnaty.
Cần có thêm các nghiên cứu để chứng minh hiệu quả chống lại các biến thể COVID-19.
Đ: Có, bạn có thể tiêm vắc-xin Sinopharm để hoàn thành lịch tiêm vắc-xin ban đầu hoặc mũi nhắc lại.
Đ: Số mũi tiêm cần thiết tùy thuộc vào việc bạn đã bị nhiễm COVID-19 trước đây hay chưa và tiền sử tiêm vắc-xin.
Nếu bạn không chắc chắn cần tiêm bao nhiêu mũi vắc-xin Sinopharm, hãy đặt hẹn tiêm 1 mũi trước và hỏi ý kiến bác sĩ thêm.
Nếu bạn chưa nhiễm COVID-19 trước đây
Bạn có thể cần 1 – 3 liều, tùy vào tiền sử tiêm vắc-xin của bạn và lịch trình tiêm vắc-xin ban đầu:
Chưa tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trước đây
Bạn cần 3 mũi tiêm, theo lịch tiêm như sau:
Mũi 1: Ngày 0
Mũi 2: 21 ngày sau mũi 1
Mũi 3: 90 ngày sau mũi 2
1 mũi Sinopharm, Sinovac hoặc Pfizer
Bạn cần 2 mũi tiêm, theo lịch tiêm như sau:
Mũi 1: 21 ngày sau mũi đã tiêm trước đó
Mũi 2: 90 ngày sau mũi 1
1 mũi Moderna
Bạn cần 2 mũi tiêm, theo lịch tiêm như sau:
Mũi 1: 28 ngày sau mũi đã tiêm trước đó
Mũi 2: 90 ngày sau mũi 1
2 mũi Sinopharm
Bạn cần tiêm 1 mũi vào 90 ngày sau mũi cuối cùng đã tiêm.
2 mũi vắc-xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna)
Bạn cần tiêm 1 mũi vào 5 – 6 tháng sau mũi cuối cùng đã tiêm.
Bất kỳ vắc-xin nào khác (ví dụ như AstraZeneca, Janssen), bất kể số mũi tiêm
Bạn cần 2 mũi tiêm, theo lịch tiêm như sau:
Mũi 1: 28 ngày sau khi tiêm vắc-xin khác
Mũi 2: 21 ngày sau mũi 1
Nếu bạn đã khỏi bệnh sau khi nhiễm COVID-19 trước đây
Bạn không cần tiêm mũi nhắc lại Sinopharm nếu:
Bạn đã tiêm 2 mũi vắc-xin Pfizer hoặc Moderna trước khi nhiễm bệnh.
Bạn đã tiêm 1 mũi vắc-xin Pfizer hoặc Moderna và 1 mũi Sinopharm (bất kể thứ tự tiêm) trước khi nhiễm bệnh.
Bạn đã tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào khác (ví dụ như AstraZeneca, Janssen) trước khi nhiễm bệnh.
Nếu bạn không có các tiêu chí trên, bạn có thể cần 1 – 2 mũi, tùy vào tiền sử tiêm vắc-xin, nhiễm bệnh và khỏi bệnh:
Không tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trước đây, sau đó nhiễm bệnh và khỏi
Bạn cần 2 mũi tiêm theo lịch như sau:
Mũi 1: 90 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh (Kết quả PCR dương tính)
Mũi 2: 21 ngày sau mũi 1
1 mũi Sinopharm, Sinovac hoặc Pfizer, sau đó nhiễm bệnh và khỏi
Bạn cần 2 mũi tiêm theo lịch như sau:
Mũi 1: 90 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh (Kết quả PCR dương tính)
Mũi 2: 21 ngày sau mũi 1
2 mũi Sinopharm hoặc Sinovac, sau đó nhiễm bệnh và khỏi
Bạn cần tiêm 1 mũi vào 90 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh (Kết quả PCR dương tính).
Lưu ý: Liều lượng này theo các hướng dẫn được khuyến cáo và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào nếu có thêm dữ liệu.
Đ: Tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc xin Sinopharm là:
Đau tại vị trí tiêm
Đau đầu
Mệt mỏi
Hầu hết tác dụng phụ được báo cáo là nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, 2 tác dụng phụ nghiêm trọng có thể liên quan đến vắc-xin Sinopharm là:
Buồn nôn nghiêm trọng
Viêm não tủy rải rác cấp tính, rối loạn thần kinh liên quan đến viêm não và tủy sống.
Đ: Cả hai vắc-xin Sinopharm và Sinovac đều là các vắc-xin bất hoạt và cần 3 mũi.
Tuy nhiên, vắc-xin Sinopharm đã được chứng minh có hiệu quả 79% trong phòng ngừa bệnh có triệu chứng, so với 51% đối với vắc-xin Sinovac.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng cách khuyến cáo giữa mũi thứ nhất và thứ hai của vắc-xin Sinopharm là 3 – 4 tuần, so với 2 – 4 tuần đối với vắc-xin Sinovac.
Mũi thứ ba của vắc-xin Sinopharm hoặc Sinovac có thể tiêm vào 90 ngày sau mũi thứ hai.
Đ: Bộ Y tế Singapore đã tuyên bố rằng chỉ các vắc-xin tuân thủ theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và theo các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và hiệu quả nghiêm ngặt đã được xác định và sẽ được sử dụng ở Singapore.
Đ: Không có vắc-xin nào hiệu quả 100% trong phòng ngừa nhiễm bệnh, nhưng vắc-xin giúp giảm mức độ nặng của bệnh nếu bạn bị nhiễm. Những người đã tiêm vắc-xin và bị nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng trung bình hoặc nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Đ: Có, nhưng hiệu quả chống lại các biến thể COVID-19 mới của mỗi vắc-xin sẽ khác nhau. Những vắc-xin ngừa COVID-19 nhị giá có thể bảo vệ chống lại các vi-rút SARS-CoV-2 ban đầu, cũng như các biến chủng mới như Omicron và XBB.
Đối với Omicron, hiện đang có quan điểm mới trên quốc tế rằng các vắc-xin ngừa COVID-19 hiện tại vẫn có hiệu quả, đặc biệt là chống lại dạng bệnh nặng. Cho đến nay, những người đi du lịch được tiêm vắc-xin đầy đủ nhưng bị nhiễm bệnh thường biểu hiện các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, cần có thêm thông tin về hiệu quả của mỗi loại vắc-xin chống lại biến thể Omicron.
Đ: 2 vắc-xin nhắm đến các loại vi-rút khác nhau. Vì vậy, dù bạn đã bảo vệ bản thân chống lại COVID-19, bạn vẫn nên tiêm vắc-xin cúm.
Đ: Không, vì vắc-xin ngừa COVID-19 không có hiệu quả 100% chống lại việc nhiễm bệnh. Khẩu trang có thể giúp bảo vệ những người không thể tiêm vắc-xin vi-rút corona hoặc không muốn tiêm.
Vì những lý do này, nên tiếp tục các biện pháp an toàn như rửa và vệ sinh bàn tay thường xuyên, đeo khẩu trang và áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Gleneagles?
Với bề dày lịch sử hơn 60 năm, Bệnh viện Gleneagles là bệnh viện tư nhân được tin cậy tại Singapore. Chúng tôi có chuyên môn cao để cung cấp điều trị kịp thời và một môi trường dễ chịu để chữa lành. Hãy yên tâm về chất lượng lâm sàng và sự chú tâm chuyên nghiệp khi bạn được chăm sóc tại Gleneagles.
Tìm bác sĩ từ các bệnh viện liên kết của chúng tôi
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo IHH Healthcare Singapore. Kiểm tra xem bệnh viện yêu thích của bạn có cung cấp điều trị này không:
Khi càng nhiều biến thể COVID-19 nổi lên, các vắc-xin COVID-19 đang dần thích nghi để cung cấp sự bảo hộ tốt hơn. Dưới đây là những điều bạn nên biết về các vắc-xin bivalent được chấp nhận sử dụng ở Singapore
Vắc-xin Sinopharm BBIBP-CorV là một loại vắc-xin ngừa COVID-19 do Trung Quốc sản xuất hiện đã được Singapore đưa vào sử dụng. Đọc thêm để hiểu hơn về vắc-xin Sinopharm.
Hiểu rõ về Omicron, các đợt biến đổi đột ngột của virus và cách chúng ta có thể tiếp tục bảo vệ bản thân khỏi COVID-19. Bác sĩ Asok Kurup, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth, chia sẻ thêm về vấn đề này.
Singapore đã bắt đầu triển khai chương trình mũi tiêm tăng cường vắc-xin COVID-19. Bạn đang phân vân liệu bạn có nên đi tiêm mũi tăng cường vắc-xin? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm.
COVID-19 dần trở thành bệnh đặc hữu tại Singapore. Vậy bệnh này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những bệnh nhân mắc sẵn các bệnh lý hô hấp? Bác sĩ Adrian Chan chia sẻ thêm về vấn đề này.
Vắc-xin COVID-19 đã được sử dụng cho hàng triệu người trên thế giới, hầu hết đều có kết quả tích cực. Trong khi người lớn khắp thế giới nhanh chóng được tiêm chủng, liệu đây có phải là một lựa chọn an toàn và cần thiết cho trẻ em?