Dr Chin Chao-Wu David
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Chết đuối là một dạng ngạt thở gây ra bởi việc bị chìm dưới nước hoặc bị nước nhấn chìm. Khi một ai đó bị đuối nước, khí quản (thanh quản) có thể bị co thắt và khép lại, hoặc nước có thể làm tổn thương phổi của họ, khiến phổi không thể tiếp nhận oxy. Trong cả hai trường hợp, phổi đều không thể cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, khiến cơ thể ngừng hoạt động.
Tử vong có thể xảy ra do những biến chứng phát sinh sau sự cố đuối nước đầu tiên. Phản ứng này có thể diễn ra sau sự cố đuối nước đầu tiên từ 1 đến 3 ngày, nghĩa là một nạn nhân được cứu khỏi cơn đuối nước thoạt đầu trông có vẻ ổn, nhưng lại bắt đầu gặp vấn đề về hô hấp vài tiếng đồng hồ sau.
Trẻ em nằm trong nhóm có nguy cơ đuối nước cao nhất. Thống kê cho thấy, xét trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ đuối nước cao nhất là ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 4, theo sau là nhóm trẻ em từ 5 – 9 tuổi.
Chết đuối là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 14. Tuy nhiên, những nạn nhân được cứu thoát ra khỏi cơn đuối nước có nguy cơ phát triển 2 biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng:
Còn được gọi là chết đuối khô, xảy ra khi con bạn hít nước vào bằng mũi hoặc miệng. Điều này kích hoạt hiện tượng co thắt thanh quản, một tình trạng khiến các dây thanh âm khép lại phía trên đường dẫn khí, để nước không thể vào phổi. Phản xạ tự nhiên này có thể vẫn tiếp diễn ngay cả khi đã thoát khỏi nước, gây ra tình trạng khó thở trong những trường hợp nhẹ, và có thể hạn chế lượng oxy đi vào phổi trong những trường hợp nặng.
Phù Phổi Cấp hoặc chết đuối thứ cấp, xảy ra khi nạn nhân hít phải nước vào phổi, dù chỉ là một lượng nhỏ (khoảng 6 muỗng canh nước đối với trẻ em). Khi nước đi vào phổi của con bạn, nó sẽ gây viêm và kích ứng, gây khó thở cho trẻ. Nhằm nỗ lực bảo vệ phổi, cơ thể của trẻ sẽ gửi chất lỏng vào phổi. Điều này chỉ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn, và có thể dẫn đến ngừng tim hoặc tử vong. Tình trạng này có thể xảy ra sau sự cố dưới nước đầu tiên lên đến 3 ngày.
Điều quan trọng là phải theo dõi con bạn trong vòng 3 ngày sau sự cố đuối nước suýt chết, và lập tức tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây xuất hiện:
Mặc dù các triệu chứng của Hội Chứng Hậu Chìm thường tự thuyên giảm theo thời gian, điều quan trọng là phải đưa con bạn đến bác sĩ kiểm tra. Bất kỳ vấn đề nào phát sinh thường có thể chữa khỏi nếu như trẻ được chăm sóc y tế kịp lúc trong vòng 24 giờ.
Trong các trường hợp hiếm gặp khi các triệu chứng của con bạn không thuyên giảm, hoặc nếu chúng trở nặng, hãy đưa bé đến Phòng Khám Cấp Cứu (UCC) để được chăm sóc y tế khẩn cấp. Một khi đến đó, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp tia X phần ngực và đặt ống truyền dịch tĩnh mạch, và con bạn sẽ được nhập viện để theo dõi. Trong các trường hợp nghiêm trọng, con bạn có thể cần sử dụng ống thở để hỗ trợ cho việc tiếp nhận oxy vào phổi.
Bắt đầu bằng cách hô hấp nhân tạo (CPR) cho con bạn (nếu bạn đã được đào tạo) trong khi người khác gọi cấp cứu. Một khi con bạn đã được chăm sóc y tế phù hợp, các bác sĩ sẽ cung cấp oxy vào phổi, và sử dụng thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng ra ngoài phổi.
Việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp càng sớm càng tốt là vô cùng quan trọng. Nếu bỏ qua các triệu chứng hoặc trì hoãn dù chỉ một chút thời gian trước khi đi tìm sự trợ giúp y tế, chết đuối thứ cấp có thể gây tử vong.
Cũng như hầu hết các biến chứng y tế, phòng ngừa là giải pháp then chốt. Khuyến khích các phương thức an toàn khi đang ở trong nước bằng cách thực thi các quy định về nước cho con bạn. Cân nhắc việc ghi danh cho con tham dự các lớp học bơi từ nhỏ tuổi, để giúp con bạn tự tin hơn trong nước và xung quanh nước.
Một số hướng dẫn trọng yếu khác bao gồm:
Trong các tình huống cấp cứu y tế ở Singapore, bạn cũng có thể gọi số +65 6473 2222 để gọi xe cấp cứu, họ sẽ chở bạn đến bệnh viện gần nhất, hoặc bệnh viện do bạn lựa chọn. Tìm hiểu thêm về dịch vụ Cấp Cứu Parkway.