Làm Thế Nào Để Giữ Cho Trẻ Khỏe Mạnh Khi Đến Kỳ Thi

Nguồn: Shutterstock

Làm Thế Nào Để Giữ Cho Trẻ Khỏe Mạnh Khi Đến Kỳ Thi

Cập nhật lần cuối: 09 Tháng Tư 2017 | 5 phút - Thời gian đọc

Dù kỳ thi có thể là quãng thời gian căng thẳng cho mọi thành viên trong gia đình, nó không nhất thiết phải làm tổn hại đến sức khỏe của con bạn. Sau đây là sáu cách để đảm bảo rằng con bạn đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt nhất cho kỳ thi của chúng.

Giữ sức khỏe trong kỳ thi

Đảm Bảo Rằng Con Ăn Uống Đầy Đủ

Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng não bộ của bé được khỏe mạnh và được cung cấp đủ dinh dưỡng trong dài hạn là thông qua chế độ ăn. Việc thêm vào chế độ ăn thường xuyên của bé những ‘món ăn dành cho não’ như cá chứa nhiều omega-3, sẽ giúp cải thiện sức khỏe bộ não bằng cách cung cấp cho bộ não các axit béo thiết yếu. Các loại thức ăn khác như rau củ và trái cây màu đậm giàu chất chống oxy hóa, và được chứng minh có khả năng thúc đẩy sức khỏe não bộ và cung cấp lợi ích bảo vệ cho khả năng nhận thức và trí nhớ. Nếu con bạn thích ăn vặt trong lúc học bài, các loại hạt không muối như hạt óc chó, hạt phỉ, và hạt hướng dương là một giải pháp thay thế tốt hơn hẳn so với đồ ăn vặt được chế biến sẵn như bim bim (potato chips). Những loại hạt này chứa lượng lớn vitamin E, vốn có mối liên hệ với việc giảm thiểu sự suy giảm nhận thức theo độ tuổi.

Để được gia tăng sự tập trung, hãy thử trà xanh thay vì cà phê. Trà xanh không chỉ làm tăng sự chú ý, mà còn giàu chất chống oxy hóa và hỗ trợ trong việc làm giảm lo âu. Gần lúc thi, hãy chắc chắn rằng con bạn được ăn những loại tinh bột (cacbua-đrát) phức tạp như bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, thay vì đồ ăn vặt như kẹo thanh.

Cẩn thận với tư thế ngồi thiếu ngay ngắn

Ôn thi thường có nghĩa là ngồi hàng giờ liền trước bàn học, cặm cụi với sách vở hoặc màn hình máy tính, và việc này thường có thể dẫn đến đau nhức cơ thể nếu con bạn không chăm chút đến tư thế ngồi. Tư thế ngồi thiếu ngay ngắn có khả năng dẫn đến đau đầu, hoặc đau ở lưng, cổ, và vai. Dạy cho con những thói quen tốt từ lúc còn nhỏ sẽ giảm thiểu rõ rệt nguy cơ gặp phải những vấn đề này.

Một trong những điều đầu tiên bạn có thể thực hiện, là đảm bảo rằng bàn học và ghế ngồi được thiết kế hợp lý với cơ thể. Chọn một chiếc ghế có phần lưng tựa tốt và có thể điều chỉnh chiều cao cũng như độ nghiêng, và một chiếc bàn nằm cao khoảng đến khuỷu tay của con khi bé ngồi xuống. Thứ hai, bảo con luyện tập ngồi và đứng với tư thế đúng chuẩn. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ chấn thương cơ xương khớp trong dài hạn. Cuối cùng, hãy cho phép con nghỉ giải lao thường xuyên. Ngồi trong khoảng thời gian quá lâu không bao giờ là một việc tốt, và việc nghỉ giải lao còn giúp con lấy lại sự tập trung cho tâm trí mình. Trong những giờ giải lao này, các bé có thể thực hiện các động tác giãn cơ đơn giản để giảm căng thẳng hay cảm giác khó chịu do ngồi quá lâu.

Vận động tim mạch

Bạn có thể bị cám dỗ muốn ngăn cản con cái mình chơi đùa khi kỳ thi đang tới gần, để đảm bảo rằng chúng không bị chấn thương hay ốm đau. Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng là bạn khuyến khích trẻ đứng dậy và tập thể dục. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục nhịp điệu (aerobic exercise) thường xuyên hỗ trợ cải thiện khu vực của não có liên hệ mật thiết với trí nhớ lời nói (verbal memory) và học tập. Đó là chưa kể đến vô vàn các lợi ích khác của các hoạt động thể chất trong việc giảm thiểu rủi ro mắc phải nhiều loại bệnh lý khác nhau.

Cho con thời gian chơi các môn thể thao yêu thích của chúng và để máu huyết được lưu thông không chỉ hỗ trợ việc giải tỏa căng thẳng bằng cách gia tăng hóc-môn endorphins, mà theo thời gian còn có thể cải thiện sự tự tin của con bạn. Nếu bạn lo lắng rằng con có thể gắng sức quá mức hoặc tự làm bản thân bị thương khi kỳ thi đã cận kề, các bài tập có cường độ vừa phải như bơi lội hoặc đi bộ, cũng sẽ có tác dụng tốt.

Chăm Sóc Đôi Mắt

Học tập trong thời gian kéo dài có thể gây tác động xấu đến đôi mắt của con bạn, đặc biệt nếu con bạn thường xuyên học bài bằng cách sử dụng máy vi tính. Việc này có thể dẫn đến mờ mắt, mỏi mắt, đau đầu, cũng như đau cổ và đau lưng. Hãy dạy con tuân thủ một nguyên tắc đơn giản 20-20-20 - cứ sau 20 phút đọc hoặc sử dụng máy tính, hãy nhìn ra khoảng cách 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng các màn hình máy tính được đặt cách xa mắt một khoảng tối thiểu 50cm, và sách vở cách mắt tối thiểu 30cm.

Có Một Giấc Ngủ Ngon Vào Buổi Tối

Mặc dù nhiều học sinh – đặc biệt là những con cú đêm, thường thức khuya ôn bài, việc bỏ qua giấc ngủ trước một kỳ thi quan trọng sẽ mang đến nhiều tác hại hơn là lợi ích. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu ngủ thực sự khiến cho các bộ phận của não có liên hệ mật thiết với khả năng hoạch định và đánh giá quyết định phải ngưng hoạt động. Việc củng cố trí nhớ dài hạn cũng xuất hiện trong suốt thời gian ngủ sâu, điều này có nghĩa là việc ngủ đủ giấc cực kỳ quan trọng cho việc lưu giữ những gì đã được học trong thời gian dài. Nói chung, ngủ đủ giấc khoảng 8-9 tiếng một ngày đối với lứa tuổi 12-18, sẽ cải thiện tâm trạng, sự tập trung, và hiệu suất tổng thể của bé, cũng như hỗ trợ trong việc kiểm soát mức độ căng thẳng.

Để đảm bảo rằng con bạn nhận được một giấc ngủ ngon vào buổi tối, tốt nhất là hãy dành ra nửa tiếng hay tương đương để thư giãn trước khi đi ngủ. Tránh sử dụng máy tính hoặc điện thoại trước khi đi ngủ hoặc khi đang nằm trên giường – ánh sáng xanh lam từ các thiết bị này được biết đến với tác động ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Duy trì một lịch trình cho giờ ngủ, giống như việc cất sách vở và đánh răng trước khi đi ngủ, cũng có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Dành Thời Gian Cho Bạn Bè

Để con cái ra ngoài xã hội hóa hoặc chơi đùa với các bạn khác không phải là việc bạn sẽ đặt lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên khi kỳ thi đang đến gần, nhưng chắc chắn rất đáng giá khi đảm bảo rằng bé có đủ thời gian để duy trì các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ xã hội vốn có tầm quan trọng đối với con người, và được biết đến với tác động đến mức độ căng thẳng và tâm trạng. Để hiểu rõ hơn về sự quan trọng của các mối quan hệ xã hội đến trạng thái an khang của một cá nhân, hãy xem xét điều này: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác bị cô lập với những người khác có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn, làm tăng huyết áp, và gia tăng lượng hóc-môn cortisol gây căng thẳng. Cụ thể là trong suốt một kỳ thi đầy áp lực, trẻ có thể cảm thấy thật hữu ích khi được kết nối với những bạn đồng trang lứa đang phải trải qua những điều tương tự.

Bài viết liên quan
Xem tất cả