Dr Chan Wan Xian
Bác sĩ nội tim mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tim mạch
Biểu hiện lâm sàng và cách kiểm soát bệnh tim ở nam giới đã được ghi nhận đầy đủ nhờ các thử nghiệm nghiên cứu liên quan đến bệnh tim thông thường bao gồm phần lớn nam giới và rất ít phụ nữ. Là phụ nữ, đâu là các dấu hiệu nhận biết bệnh lý tim mạch cần lưu ý, và làm thế nào bạn có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim?
Gần 1 trong 3 phụ nữ tại Singapore tử vong vì bệnh tim. Tuy nhiên, 90% phụ nữ không hề hay biết, theo một cuộc khảo sát quốc gia.
Bệnh tim mạch phổ biến nhất ở phụ nữ vẫn là bệnh động mạch vành – một bệnh lý gây tắc nghẽn ở mạch máu cung cấp máu và oxy đến tim.
Bệnh tim cũng có thể là hậu quả của:
Bệnh tim có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, có những bệnh lý và thói quen làm tăng rủi ro phát triển bệnh tim. Nhận biết các yếu tố rủi ro mắc bệnh tim ở phụ nữ để có thể phòng ngừa sớm.
Các yếu tố rủi ro đã biết và không thể điều chỉnh gồm có:
Các bệnh lý làm tăng rủi ro mắc bệnh tim:
Thói quen sống thiếu lành mạnh khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim:
Các triệu chứng cổ điển của bệnh tim phổ biến ở phụ nữ không kém gì ở nam giới, và những triệu chứng này bao gồm:
Các triệu chứng khác có thể xảy ra trong các bệnh tim bao gồm:
Một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu lưu thông đến tim bị tắc, và tim không có khả năng nhận đủ lượng oxy cần thiết.
Triệu chứng của một cơn nhồi máu cơ tim thường bắt đầu với cảm giác khó chịu, áp lực, nặng nề, tức nghẹn, thắt chặt, hoặc đau ở ngực, cánh tay, hoặc dưới xương ức. Cảm giác khó chịu này có thể lan đến vùng lưng, hàm, họng, hoặc cánh tay.
Các triệu chứng liên quan có thể bao gồm hụt hơi, toát mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh, hoặc chóng mặt. Những triệu chứng này có thể đến rồi đi, kéo dài vài phút mỗi lần, và có thể dai dẳng và nặng dần.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ giống với các biểu hiện lâm sàng đã được mô tả ở nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng mô tả các triệu chứng ít đặc trưng hơn và trì hoãn phản ứng với triệu chứng. Nhiều phụ nữ nhận ra mình đang lên cơn đau tim rất trễ. Họ thường xuất hiện ở phòng cấp cứu sau thời gian chờ đáng kể, và vì vậy, có thể dẫn đến nhiều biến chứng hơn.
Hãy lưu ý các triệu chứng của một cơn nhồi máu cơ tim. Điều quan trọng là nhận ra chúng sớm, và đi đến Trung tâm Chăm Sóc Khẩn (UCC) gần nhất, nếu bạn nghi ngờ mình đang lên cơn đau tim. Điều trị càng sớm, cơ hội sống sót càng cao, và ít biến chứng hơn.
Điều trị nhồi máu cơ tim bao gồm chụp mạch vành tim sớm để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn ở động mạch vành, và thuốc. Hầu hết các ca bệnh, điều trị được tiếp nối với đặt stent động mạch vành để phục hồi dòng máu lưu thông đến tim nhanh nhất có thể. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành có thể là một lựa chọn trong các trường hợp tắc nghẽn động mạch vành nghiêm trọng. Bác sĩ tim mạch phụ trách sẽ tư vấn lựa chọn kiểm soát tốt nhất. Chiến lược điều trị cần như nhau cho cả hai giới tính.
Chìa khóa nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim là duy trì một lối sống lành mạnh cho tim. Lối sống tim mạch lành mạnh bao gồm:
Khuyến cáo là hãy tham gia ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải một tuần. Điều này bao gồm đi bộ nhanh (4-6km/giờ), đạp xe đạp (8-15km/giờ), khiêu vũ điệu giao tiếp (ballroom dancing), yoga chủ động, hoặc bơi giải trí. Lựa chọn khác là 75 phút tập aerobic cường độ mạnh mỗi tuần. Những buổi tập này bao gồm chạy bộ, chạy nhanh, đạp xe đạp (≥15 km/giờ), chơi tennis đơn, hoặc bơi vòng. Chương trình tập luyện có thể là sự kết hợp của hoạt động thể chất cường độ vừa phải và cường độ mạnh.
Đưa hoạt động thể dục vào sinh hoạt thường ngày, như đi thang bộ mỗi khi có thể, hoặc đưa việc đi bộ vào thói quen đi lại hằng ngày khi đi xe buýt hoặc tàu MRT. Cân nhắc đi bộ tại chỗ khi đang xem tivi thay vì chỉ ngồi. Đưa một vài bài tập vào thói quen làm việc nhà cũng là một lựa chọn!
Vì tình hình COVID-19 hiện tại, hãy lưu ý thực hiện quy định giãn cách xã hội và cân nhắc tập thể dục ở nhà.
Nếu có bất kỳ bệnh lý nào, (được đề cập trong danh sách kể trên), có khả năng khiến bạn mắc nguy cơ phát triển bệnh tim, hãy đi khám thường xuyên tại phòng khám với bác sĩ tim mạch, hay chuyên khoa liên quan khác, và uống thuốc điều trị một cách đều đặn. Điều này có thể giúp bạn giảm rủi ro phát triển bệnh tim.
Thật dễ để cho rằng các triệu chứng của bệnh tim là một vấn đề nhẹ hay chỉ là tình trạng tạm thời. Tuy nhiên, một cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất ngờ với bất kỳ ai. Điều quan trọng là phải lưu ý các triệu chứng có thể có của bệnh tim, và không được phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo này. Càng nhận biết triệu chứng sớm và tìm giải pháp điều trị nhanh, cơ hội sống và hồi phục với ít biến chứng càng cao.
Càng đi khám sức khỏe tổng quát sớm, các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim được xác định và điều trị càng sớm.
Hiểu rõ rủi ro của bản thân từ sớm. Đưa thói quen lành mạnh cho tim vào lối sống sinh hoạt. Nếu có triệu chứng, hãy nhận diện chúng sớm, và đặt hẹn gặp bác sĩ tim mạch càng sớm càng tốt nhằm nhận được các đánh giá và điều trị cần thiết.