Dr Chow Hui Jeremy
Bác sĩ nội tim mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tim mạch
Nói rằng bệnh động mạch vành (CAD) là một trong những mối đe dọa lớn của sức khỏe toàn cầu là một đánh giá không hề cường điệu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng này - hẹp các động mạch do các mảng bám mỡ có thể gây ra một cơn đau tim - là nguyên nhân dẫn đến 7.4 triệu cái chết chỉ trong năm 2012.
CAD là một bệnh trạng mãn tính phát triển trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, vì vậy chẩn đoán sớm rất quan trọng nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh và tránh suy tim.
Nếu bạn nghĩ mình có nguy cơ mắc bệnh tim, hãy sắp xếp để thực hiện tầm soát tim mạch với chuyên gia.
Chụp mạch vành là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán bệnh động mạch vành, vì nó vừa là một công cụ chẩn đoán vừa kèm theo một lựa chọn điều trị, theo lời của Bác sĩ Jeremy Chow, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Gleneagles.
Theo Bác sĩ Jeremy Chow, hiện tại phần lớn các bác sĩ thực hiện thủ tục này thông qua động mạch quay - một động mạch nhỏ trong cổ tay - nơi một ống thông nhỏ với đường kính điển hình khoảng 2 mm được đặt vào động mạch và luồn dọc theo đường đi của động mạch tới tim. "Một khi đã vào bên trong tim, chúng tôi có thể định vị 2 động mạch chính - động mạch vành trái và phải - và tiếp cận chúng bằng ống thông, sau đó bơm thuốc nhuộm vào," ông nói.
Các hình ảnh X-quang sau đó được chụp để giám sát quá trình thuốc nhuộm di chuyển thông qua động mạch và định vị bất kỳ chỗ nào bị tắc trong dòng chảy của máu.
Bác sĩ Chow giải thích rằng một khi tìm thấy vị trí tắc nghẽn, các bác sĩ có thể đưa các thiết bị khác vào động mạch, như bóng, giá đỡ (stent), hoặc dây thép để dọn sạch chỗ nghẽn và ngăn ngừa một cơn đau tim trong tương lai.
Chụp cắt lớp vi tính mạch vành (CCTA) là một xét nghiệm ít xâm lấn hơn nhằm chẩn đoán CAD, do nó chỉ cần chích tĩnh mạch một loại thuốc nhuộm tương phản, và thường có thể hoàn tất trong khoảng một giờ.
Trong quá trình CCTA, thuốc nhuộm tương phản sẽ được theo dõi thông qua một lần chụp CT nhằm tìm kiếm bất kỳ chỗ tắc nghẽn nào trong các động mạch mà không cần đến một ống thông.
Bác sĩ Chow cho biết tỷ lệ độ chính xác của CCTA là 99%. Chính vì vậy, khi máy không phát hiện bất kỳ chỗ tắc nghẽn nào, thì không cần phải tiến hành đánh giá thêm nữa.
Tuy nhiên, CCTA giảm độ tin cậy khi cần phát hiện sự tắc nghẽn nghiêm trọng, với tỷ lệ độ chính xác giao động trong tầm 70 - 80%, theo lời Bác sĩ Chow. Điều này có nghĩa là một người ban đầu thực hiện CCTA có thể cuối cùng sẽ cần chụp mạch vành để có một bức tranh rõ ràng hơn về hệ thống mạch máu.
Thêm vào đó, CCTA cần một nhịp tim nghỉ ngơi từ tốn - thông thường là trong khoảng từ 60 đến 75 nhịp mỗi phút - nhằm đạt được các hình ảnh rõ nét.
Nếu như tim của bạn đập nhanh, bạn có thể phải chụp CT vài lần, điều này này nghĩa là lượng tiếp xúc với phóng xạ của bạn có thể cao hơn một chút, Bác sĩ Chow nói. "Tuy nhiên chụp mạch vành không có giới hạn này, nên bạn có thể thực hiện với bất kỳ nhịp tim nào."
Những cá nhân có tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch, hoặc có ít nhất hai yếu tố nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch, như hút thuốc lá, lượng cholesterol cao, bệnh tiểu đường, hay tăng huyết áp, được khuyến khích đi tầm soát.
Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ được yêu cầu tiến hành thử nghiệm gắng sức trước, theo lời Bác sĩ Chow. Thử nghiệm này bao gồm một máy điện tâm đồ (ECG) theo dõi chức năng tim của bệnh nhân trong lúc họ tập luyện trên một máy chạy bộ. Nếu kết quả của quá trình thử nghiệm gắng sức có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân có thể cần được chụp mạch vành hoặc CCTA tiếp theo.
Để sắp xếp tầm soát tim mạch, hãy đặt một cuộc hẹn với chuyên gia.