Dr Liew Kay Choon Reginald
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nói một cách tổng quát, bệnh tim bao gồm bất kỳ rối loạn nào của tim và hệ thống tuần hoàn. Đây là căn bệnh nghiêm trọng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới tại Mỹ, với 1 trong 4 nam giới tử vong vì căn bệnh này. Gần hơn với chúng ta, Singapore ghi nhận gần 1 trong 3 ca tử vong là do bệnh tim hoặc đột quỵ.
Các loại bệnh tim phổ biến nhất bao gồm các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim (arrhythmias) và dị tật tim bẩm sinh. Các tình trạng khác thường liên quan đến các mạch máu bị thu hẹp hoặc bị chặn có thể dẫn đến đau ngực, đau tim hoặc thậm chí đột quỵ.
Bệnh động mạch vành là tình trạng thu hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch vành. Điều này thường gây ra bởi sự tích tụ của cholesterol và các chất béo lắng đọng bên trong động mạch. Các triệu chứng phổ biến của bệnh động mạch vành bao gồm đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, nhịp tim nhanh hơn bình thường, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể suy yếu nghiêm trọng và đổ mồ hôi.
Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện phối hợp nhịp tim không hoạt động bình thường. Điều này khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nếu có biểu hiện, triệu chứng có thể bao gồm rung động trong ngực, nhịp tim nhanh hoặc chậm, đau ngực, khó thở, lo lắng, mệt mỏi và đổ mồ hôi.
Dị tật tim bẩm sinh là loại dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Chúng bao gồm những bất thường về cấu trúc của tim em bé và cách tim hoạt động. Dị tật tim bẩm sinh có thể có mức độ từ nhẹ đến nặng. Dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số tình trạng có thể khiến trẻ có các triệu chứng như móng tay hoặc môi chuyển màu xanh, thở nhanh hoặc khó thở, mệt mỏi khi ăn và buồn ngủ.
Còn được gọi là nhồi máu cơ tim, cơn đau tim xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn. Điều này thường do sự tích tụ của chất béo, cholesterol và các chất khác trong động mạch. Các triệu chứng đau tim phổ biến bao gồm tức nặng hoặc cảm giác đau nhói ở ngực hoặc cánh tay, khó tiêu hoặc đau bụng, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, mệt mỏi và chóng mặt.
Các bệnh tim khác nhau gây ra các triệu chứng khác nhau - và việc nhận ra sự phù hợp chính xác có thể giúp các chuyên gia y tế xác định nguyên nhân nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp để có hành động đúng đắn.
Tuy danh sách các bệnh này khá dài, chúng tôi đã liệt kê một số nhóm lớn mang tính tổng quan hơn của các bệnh tim và nguyên nhân gây ra chúng.
Bệnh Tim Ở Trong Các Mạch Máu
Các động mạch vành cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho tim bằng cách lưu thông máu. Bệnh tim mạch mạch vành xảy ra khi các động mạch này có thể bị tắc nghẽn bởi các mảng bám từ cholesterol và chất béo tích tụ. Đây là điều bạn cần lưu ý nếu bạn là người yêu thích thịt hoặc tiêu thụ nhiều sản phẩm từ động vật như trứng và sữa.
Nếu cục máu đông hình thành, lưu lượng máu bị hạn chế, có khả năng gây ra cơn đau tim.
Khi tim bạn đập nhanh hoặc không đều, đó có thể là do chứng rối loạn nhịp tim. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm các khuyết tật tim bẩm sinh, tiểu đường, huyết áp cao, hoặc thói quen hút thuốc và sử dụng rượu bia quá mức. Căng thẳng (stress) cũng có thể đóng một vai trò trong việc gây ra rối loạn nhịp tim - vì vậy, những người nghiện công việc hãy dành thời gian để nghỉ ngơi.
Cơ tim yếu hay bệnh cơ tim là bệnh của cơ tim khiến tim khó bơm máu đi khắp cơ thể hơn. Có một số loại bệnh cơ tim, ảnh hưởng đến các phần khác nhau của tim và dẫn đến các mức độ nghiêm trọng khác nhau của triệu chứng.
Các triệu chứng thường xuất hiện khi tình trạng bệnh tiến triển và bao gồm:
Nhiễm trùng tim xảy ra khi màng trong ngăn cách các buồng và van tim bị nhiễm trùng. Chúng thường do sự hiện diện của vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus trong tim.
Ngoài các triệu chứng tương tự như các tình trạng trước, người bệnh có thể bị sốt, ho khan, thậm chí phát ban trên da bất thường.
Một số người có thể sinh ra đã mắc bệnh van tim, và một số khác có thể mắc phải do các rối loạn mô liên kết. Khi bất kỳ van nào trong số 4 van tim của con người bị tổn thương và không cho phép máu lưu thông như bình thường - dẫn đến tình trạng hẹp, rò rỉ hoặc đóng không đúng cách của các van tim, người bệnh có thể gặp nguy hiểm.
Các triệu chứng xảy ra có thể khác nhau, nhưng bao gồm mệt mỏi, khó thở, nhịp tim không đều, sưng bàn chân và ngất xỉu.
Hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức khi bạn gặp phải các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc ngất xỉu - bởi vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim hoặc đột quỵ sắp xảy ra.
Hãy luôn nhớ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ngay cả khi bạn không thấy biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa tim mạch về các triệu chứng bất thường và cách chủ động giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Mặc dù bạn không thể thay đổi các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, giới tính hoặc sự lão hóa, bệnh tim chắc chắn có thể phòng ngừa được.
Dưới đây là 7 mẹo để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh:
Người lớn, đặc biệt là những người từ 45 tuổi trở lên và những người có tiền sử bệnh tim, nên đi kiểm tra sức khỏe một lần mỗi năm.
Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng trong việc giảm huyết áp cao, béo phì và tiểu đường - chú ý nhé, những “cú đêm” và người nghiện công việc!
Quản lý mức cholesterol của bạn bằng cách thực hiện những thay đổi lối sống có ý thức, chẳng hạn như chuyển sang các lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Điều này bao gồm hoạt động thể chất đầy đủ và ưu tiên ăn rau xanh.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp làm giảm mức cholesterol trong máu để giảm thiểu nguy cơ đau tim và đột quỵ. Điều này hữu ích cho một số người có cholesterol cao, tiểu đường và huyết áp cao.
Huyết áp cao được biết đến như một kẻ giết người thầm lặng vì nó không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Hãy kiểm tra huyết áp của bạn thường xuyên để đảm bảo rằng nó luôn nằm trong phạm vi chấp nhận được đối với bạn.
Thực hiện một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ít đường và muối. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh như dầu ô liu và cá.
Người lớn cần ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ trung bình mỗi tuần. Hoạt động aerobic bao gồm đi bộ nhanh, nhảy và đạp xe. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp giảm và duy trì cân nặng của bạn ở mức lành mạnh.