Vaccine Sinovac Ngừa COVID-19: Tất Cả Điều Bạn Cần Biết

Nguồn: Shutterstock

Vaccine Sinovac Ngừa COVID-19: Tất Cả Điều Bạn Cần Biết

Cập nhật lần cuối: 22 Tháng Sáu 2021 | 5 phút - Thời gian đọc

Vaccine Sinovac ngừa COVID-19 đã có thể sử dụng tại Singapore trong việc phòng chống virus COVID-19. Tìm hiểu thêm về cách hoạt động của vaccine, hiệu quả, an toàn, và so sánh với các vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna.

Vaccine Sinovac là gì?

Vaccine Sinovac ngừa COVID-19, hay còn được gọi là CoronaVac, là một loại vaccine COVID-19 được tạo ra bởi công ty dược phẩm Sinovac có trụ sở đặt tại Bắc Kinh. Đây là vaccine thứ hai được sản xuất tại Trung Quốc, sau vaccine Sinopharm COVID-19 BBIBP-CorV, được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) phê chuẩn trong việc phòng ngừa COVID-19. Kể từ ngày 19 tháng 6 năm 2021, Sinovac đã được phê chuẩn cho sử dụng tại 32 quốc gia, và đang được thử nghiệm 15 lần tại 7 quốc gia.

Vào ngày 2 tháng 6 năm 2021, Bộ Y Tế Singapore (MOH) thông báo rằng vaccine Sinovac có thể được tiêm ở Singapore bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế tư nhân được cấp phép, theo Con Đường Tiếp Cận Đặc Biệt (SAR). Nó vẫn chưa được phê duyệt như một phần trong chương trình tiêm chủng toàn quốc. Bộ Y Tế đang chờ đợi những dữ kiện còn thiếu về vaccine Sinovac để đánh giá xem liệu có nên giới thiệu vaccine này trong chương trình tiêm chủng toàn quốc hay không.

Vaccine Sinovac hoạt động như thế nào khi so sánh với vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna?

So sánh vắc xin Sinovac

Vaccine Sinovac sử dụng một dạng bất hoạt của virus COVID-19, trong đó những hạt virus bị tiêu diệt để loại bỏ khả năng nhân bản. Tuy nhiên, gai protein trên bề mặt được giữ nguyên vẹn để kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể, để phòng ngừa trường hợp một người bị nhiễm COVID-19.

Virus bất hoạt là một dạng công nghệ vaccine đã qua thử nghiệm và kiểm tra, và theo truyền thống đã được sử dụng để tạo ra vaccine trong thế kỷ vừa qua. Một số ví dụ về vaccine virus bất hoạt bao gồm vaccine cúm, bại liệt, và viêm gan A.

Trái lại, vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna sử dụng một dạng công nghệ vaccine khác biệt. Chúng là vaccine ARN Thông Tin – cũng được biết đến dưới cái tên vaccine mRNA – một dạng vaccine mới. Cả hai loại vaccine đều là những vaccine đầu tiên được phê duyệt cho sử dụng trên con người với công nghệ mRNA. Thay cho việc đưa một dạng bất hoạt của virus COVID-19 vào cơ thể chúng ta, vaccine mRNA cung cấp cho các tế bào trong cơ thể những sự chỉ dẫn để tạo ra một protein gai vô hại, vốn được tìm thấy trên bề mặt của các hạt virus COVID-19. Khi điều này xảy ra, hệ miễn dịch của chúng ta tạo ra các kháng thể được sử dụng để bảo vệ chống lại virus thật, trong trường hợp cơ thể bị nhiễm bệnh.

Vaccine Sinovac có an toàn không?

WHO đã đánh giá kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn, và hiệu quả của vaccine Sinovac, và đã khuyến cáo sử dụng ở người từ 18 tuổi trở lên.

Do lượng người tham gia vào thử nghiệm lâm sàng rất nhỏ, dữ kiện về độ an toàn của vaccine bị giới hạn với người trên 60 tuổi ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, dữ kiện hiện tại cho thấy vaccine Sinovac có khả năng vừa an toàn vừa bảo vệ cho người lớn tuổi.

Một số tác dụng phụ do vaccine Sinovac gây ra là gì?

Tác dụng phụ của vắc xin Sinovac

Tác dụng phụ phổ biến nhất được ghi nhận bởi những người đã nhận vaccine Sinovac là đau và nhức ở chỗ tiêm. Một số tác dụng phụ khác được báo cáo bao gồm mệt mỏi, tiêu chảy, và yếu cơ. Hầu hết các tác dụng phụ này ở mức độ nhẹ và chỉ kéo dài 2 ngày. Hơn nữa, dữ kiện từ thử nghiệm lâm sàng về vaccine đã cho thấy những người thử nghiệm nhận được vaccine Sinovac có báo cáo về tình trạng sốt ở mức độ thấp hơn khi so sánh với các vaccine mRNA như vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna.

Vaccine Sinovac hiệu quả đến mức nào?

Những thử nghiệm Sinovac giai đoạn 3 được tiến hành ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, và Indonesia đã báo cáo về những kết quả khác nhau nhưng đều đầy khích lệ.

Một cuộc thử nghiệm tầm cỡ lớn tại Brazil cho thấy 2 mũi tiêm của vaccine có tỷ lệ hiệu quả 51% trong việc phòng ngừa nhiễm COVID-19 có triệu chứng, 100% phòng ngừa COVID-19 nặng, và 100% phòng ngừa việc nhập viện, bắt đầu từ 14 ngày sau khi nhận mũi 2.

Các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo tỷ lệ hiệu quả 83.5% trong việc phòng ngừa nhiễm COVID-19 có triệu chứng, và 100% phòng ngừa COVID-19 nặng, cũng như phòng ngừa nhập viện, trong các thử nghiệm giai đoạn 3 của họ.

Tạ Indonesia, một nghiên cứu có sự tham gia của hơn 25,000 nhân viên y tế báo cáo 2 mũi tiêm của vaccine bảo vệ 94% các đối tượng khỏi nhiễm COVID-19 có triệu chứng, 96% khỏi nhập viện ngay sau 7 ngà kể từ mũi tiêm thứ 2, và 100% các nhân viên y tế khỏi tử vong.

So sánh giữa vaccine Sinovac, Pfizer-BioNTech, và Moderna

Bảng 1

So sánh giữa vaccine Sinovac, Pfizer-BioNTech, và Moderna

Vaccine Sinovac (còn được gọi dưới cái tên CoronaVac) Pfizer-BioNTech Moderna
Nước sản xuất Trung Quốc Mỹ Mỹ
Loại Vaccine bất hoạt Messenger RNA (MRNA) vaccine MRNA Vaccine
Nhóm tuổi được phê duyệt 18 tuổi trở lên 12 tuổi trở lên 18 tuổi trở lên
Hiệu quả Giữa 50.7 – 83.5%, dựa trên những thử nghiệm tại Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, và Indonesia 95% 94%
Số mũi tiêm và lượng ngày cách nhau 2 mũi, 21 ngày cách nhau 2 mũi, 21 ngày cách nhau 2 mũi, 28 ngày cách nhau
Số quốc gia phê duyệt cho sử dụng 32 53 89
Hiện có ở Có sẵn tại các phòng khám tư được phê duyệt theo Con Đường Tiếp Cận Đặc Biệt (SAR) Có sẵn trong chương trình tiêm chủng toàn quốc Singapore Có sẵn trong chương trình tiêm chủng toàn quốc Singapore

Thông tin được hiển thị trong bảng này chính xác tính đến ngày 21 tháng 6 năm 2021.

Những ai có thể tiếp nhận vaccine Sinovac?

Tính phù hợp của vắc xin Sinovac

Vaccine Sinovac được khuyến nghị bởi WHO cho sử dụng ở người lớn từ 18 tuổi trở lên. Ngoài việc được ứng dụng rộng rãi cho dân số nói chung, vaccine Sinovac có thể phù hợp với những nhóm nhỏ bên dưới đây:

Những người bị phản ứng phụ nghiêm trọng với vaccine Pfizer-BioNTech hay Modern, hoặc là bị không được phép tiếp nhận các vaccine ARNm

Tại Singapore, ước lượng có khoảng 34,000 cá nhân trong nhóm này thuộc diện cần phải tránh tiếp nhận một vaccine mRNA. Các vaccine phi mRNA như vaccine Sinovac có thể phù hợp. Những cá nhân này có thể lựa chọn vaccine Sinovac và nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ.

Những cá nhân ưa chuộng Sinovac vì các lý do phi y tế cũng có thể lựa chọn vaccine Sinovac theo SAR. Nộp lệ phí hành chính cho đơn vị cung cấp dịch vụ y tế tư nhân sẽ được yêu cầu.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Trong khi dữ kiện hiện nay về vaccine Sinovac cho phụ nữ có thai không đủ lớn để đánh giá hiệu quả và rủi ro của vaccine đối với bào thai, hiện tại WHO khuyến cáo việc sử dụng các vaccine Sinovac cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích từ việc tiêm chủng lớn hơn các rủi ro tiềm tàng.

Vì vaccine Sinovac là một loại vaccine bất hoạt, nên về mặt sinh học và lâm sàng, nó khó có thể tạo ra rủi ro đối với trẻ em đang được bú sữa mẹ. Vì vaccine này có chung đặc điểm an toàn gần giống với nhiều vaccine khác được nhiều tài liệu ghi nhận, như vaccine Viêm Gan B, vaccine Sinovac được dự đoán cũng sẽ có hiệu quả tương đương ở phụ nữ có thai.

Những người sống với HIV hoặc có hệ miễn dịch suy yếu

Những người mắc phải Virus Gây Suy Giảm Miễn Dịch Ở Người (HIV) hoặc có hệ miễn dịch bị tổn hại được bao gồm bởi WHO làm một phần của nhóm được khuyến cáo tiêm vaccine Sinovac. Đây là vì những nhóm bệnh nhân này có rủi ro cao hơn trong việc đối mặt với tình trạng COVID-19 nặng, và mặc dù họ chưa được đưa vào thử nghiệm lâm sàng, vaccine Sinovac là một vaccine phi nhân bản, do đó về cơ bản nó an toàn.

Hãy thảo luận về sự phù hợp của bạn với vaccine Sinovac với bác sĩ của bạn, nếu bạn có dự định tiêm vaccine này.

Nếu bạn trải qua bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào, như viêm họng, ớn lạnh, mất vị giác/khứu giác, và sốt, hãy chắc chắn bạn đi khám bác sĩ ngay lập tức để được xét nghiệm COVID-19. Điều này sẽ đảm bảo bạn và những người thân yêu của bạn được giữ an toàn.

Chew, H. (2021, June 02). Sinovac COVID-19 vaccine to be allowed in Singapore under special access route after WHO approval. Retrieved June 16, 2021, from https://www.channelnewsasia.com/news/singapore/sinovac-covid-19-vaccine-special-access-route-vaccination-moh-14933072

COVID-19 vaccines explained. (2021, April 21). Retrieved June 16, 2021, from https://news.nus.edu.sg/covid-19-vaccines-explained/

Dyer, O. (2021). Covid-19: Chinese vaccines may need changes to Improve efficacy, admits official. BMJ, 373(N969). doi:10.1136/bmj.n969

FAQs - Special Access Route (SAR) vaccines. (2021, June 5). Retrieved June 16, 2021, from https://www.moh.gov.sg/covid-19/vaccination/faqs/faqs---special-access-route-(sar)-vaccines

Goh, T. (2021, June 04). MOH allows special access to Sinovac COVID-19 vaccine through private healthcare sector. Retrieved June 16, 2021, from https://www.straitstimes.com/singapore/health/sinovac-approved-under-special-access-route-moh

Hermesauto. (2021, May 12). China's Sinovac COVID-19 vaccine found highly effective in real world study. Retrieved June 16, 2021, from https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/chinas-sinovac-covid-19-vaccine-found-highly-effective-in-real-world-study

Jeong, M. (2021, June 12). Sinovac COVID-19 vaccine: What are the side effects? Retrieved June 16, 2021, from https://www.medicalnewstoday.com/articles/sinovac-covid-19-vaccine-what-are-the-side-effects

Jeong, M. (2021, May 13). Global COVID-19 vaccine summary: Side effects. Retrieved June 16, 2021, from https://www.medicalnewstoday.com/articles/global-covid-19-vaccine-summary-side-effects

Kucukgocmen, A. (2021, March 03). Turkish study revises down Sinovac COVID-19 vaccine efficacy to 83.5% (1410376851 1027540791 D. Evans, Ed.). Retrieved June 16, 2021, from https://www.reuters.com/article/health-coronavirus-turkey-sinovac-int-idUSKBN2AV18P

Nebehay, S., & Kelland, K. (2021, March 31). Sinopharm, Sinovac COVID-19 Vaccine data show efficacy: WHO. Retrieved June 16, 2021, from https://www.reuters.com/article/us-health-coronavirus-who-china-vaccines-idUSKBN2BN1K8

The Sinovac COVID-19 vaccine: What you need to know. (2021, June 2). Retrieved June 16, 2021, from https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/the-sinovac-covid-19-vaccine-what-you-need-to-know

Sinovac: Coronavac. (n.d.). Retrieved June 16, 2021, from https://covid19.trackvaccines.org/vaccines/7/

Understanding mRNA COVID-19 Vaccines. (2021, March 4). Retrieved June 16, 2021, from https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/mrna.html

WHO validates Sinovac COVID-19 vaccine for emergency use and issues interim policy recommendations. (2021, June 1). Retrieved June 16, 2021, from https://www.who.int/news/item/01-06-2021-who-validates-sinovac-covid-19-vaccine-for-emergency-use-and-issues-interim-policy-recommendations

Wilder-Smith, A., Hombach, J., Marti, M., & O'Brien, K. (2021, May 24). Interim recommendations for use of the inactivated COVID-19 vaccine, CoronaVac, developed by Sinovac (Rep.). Retrieved June 16, 2021, from World Health Organisation website: https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/341454/WHO-2019-nCoV-vaccines-SAGE-recommendation-Sinovac-CoronaVac-2021.1-eng.pdf

World Health Organization (WHO). (2021, June 14). Retrieved June 16, 2021, from https://covid19.trackvaccines.org/agency/who/

Zimlich, R. (2021, May 14). Comparing the AstraZeneca (British) and Sinovac (Chinese) COVID-19 Vaccines. Retrieved June 16, 2021, from https://www.healthline.com/health/astrazeneca-vs-sinovac
Bài viết liên quan
Xem tất cả