Điều Trị Ung Thư Và Y Học Cổ Truyền Trung Hoa

Nguồn: Shutterstock

Điều Trị Ung Thư Và Y Học Cổ Truyền Trung Hoa

Cập nhật lần cuối: 29 Tháng Bảy 2021 | 4 phút - Thời gian đọc

Y học cổ truyền Trung Hoa, hay YHCT, không có mục đích thay thế phương pháp điều trị ung thư Tây y. Các nghiên cứu cho thấy YHCT mang lại hiệu quả hỗ trợ hữu ích giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và giảm thiểu tác dụng phụ từ quá trình trị liệu ung thư.

Ung thư là gì?

Ung thư là một bệnh lý mà một số tế bào cơ thể phát triển không thể kiểm soát và có đặc điểm bởi khả năng tăng trưởng nhanh chóng và lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể. Hệ miễn dịch của cơ thể thông thường sẽ loại bỏ các tế bào bị tổn thương DNA trước khi chúng trở thành ung thư, tuy nhiên khả năng thực hiện điều này của cơ thể giảm dần theo tuổi tác. Đây là một phần lý do tại sao có rủi ro ung thư cao hơn về sau trong cuộc đời.

Số ca bệnh ung thư đã tăng cao qua nhiều năm, và số người sống chung với bệnh ung thư sẽ tiếp tục gia tăng. Theo Báo Cáo Thường Niên của Cơ Quan Lưu Trữ Ung Thư Singapore mới nhất, 74,536 ca bệnh ung thư đã được báo cáo tại Singapore từ năm 2014 - 2018, trong số đó có 48,5% là nam và 51,5% nữ. Một số loại ung thư thường gặp tại Singapore bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư vúbuồng trứng (đối với phụ nữ), tuyến tiền liệt (đối với nam giới), phổi và dạ dày.

Điều trị ung thư và các phương pháp thay thế và bổ sung (CAM)

Điều trị ung thư và các phương pháp thay thế và bổ sung
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Chúng được sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp cùng các phương pháp điều trị khác với mục đích chữa trị ung thư hoặc làm giảm các triệu chứng ung thư.

Tuy nhiên, do bản chất của các phương pháp điều trị, bệnh nhân thường gặp phải suy giảm chất lượng cuộc sống trầm trọng do những tác dụng phụ đáng kể. Điều này đã khiến các bệnh nhân ung thư tìm kiếm sự hỗ trợ thêm thông qua các phương pháp Thay Thế và Bổ Sung (CAM) nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. CAM đã được liên hệ với việc cải thiện chất lượng cuộc sống và quản lý triệu chứng bệnh ở các bệnh nhân ung thư.

Y học Cổ Truyền Trung Hoa (YHCT) và sự khác biệt với Tây y

Một phương pháp CAM nổi tiếng, thường được dùng trong điều trị ung thư, đó là Y học Cổ Truyền Trung Hoa, hay YHCT. Tây y tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân, sử dụng các phương pháp như thuốc men và phẫu thuật. Ngược lại, YHCT dựa trên triết lý chữa trị cho bệnh nhân một cách toàn diện, không chỉ xem xét các triệu chứng thể chất, mà còn cân nhắc mức độ cân bằng về thể chất và tinh thần của bệnh nhân, và Khí, hay năng lượng sống (hay sinh khí). Khi sự mất hài hòa hay mất cân bằng trong cơ thể được cho là nguồn gốc của bệnh tật, các phương pháp điều trị tự nhiên như châm cứu, dược thảo, vận động và mát xa được kê đơn nhằm phục hồi Khí của bệnh nhân. Trọng tâm không chỉ là điều trị các triệu chứng, mà còn là khuyến khích một cơ thể khỏe mạnh nhằm ngăn ngừa bệnh tật và tăng tốc độ hồi phục.

Các liệu pháp YHCT bao gồm châm cứu, dược thảo Trung Quốc, dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng, thoa bóp chữa bệnh (twee na), và các bài tập khí công và thái cực quyền.

Cách thức mà Y học Cổ Truyền Trung Hoa có thể bổ sung cho phương pháp điều trị ung thư Tây y

Sự kết hợp giữa Tây y và YHCT trong điều trị ung thư có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân. YHCT không có mục đích trở thành phương thức điều trị chính cho ung thư, tuy nhiên, đây có thể là một liệu pháp bổ sung hiệu quả trong điều trị ung thư.

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Y học thực chứng đã minh chứng bệnh nhân ung thư có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng YHCT trong điều trị ung thư. Một đánh giá có hệ thống năm 2015 về dược thảo Trung Hoa đã báo cáo rằng các loại thuốc từ thảo dược Trung Hoa mang lại tác động trị liệu có lợi cho chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư, và không có các tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.

Giảm thiểu tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư

Ngoài dược thảo, châm cứu cũng có thể được sử dụng để làm giảm các tác dụng phụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư mà không gia tăng gánh nặng hóa chất vốn đã có trên vai của các bệnh nhân này và góp phần gây thêm các tác dụng phụ. Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, phẫu thuật, và xạ trị thường dẫn đến các tác dụng phụ gây suy nhược như mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, và chán ăn.

Các nghiên cứu đã cho thấy châm cứu mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ, cũng như chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Một nghiên cứu khác vào năm 2005 được xuất bản trên Tạp chí Ung thư Lâm sàng (Journal of Clinical Oncology) đã báo cáo những lợi ích tích cực của châm cứu trong điều trị các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa do hóa trị.

Phương pháp điều trị ung thư toàn diện

Vì YHCT thực hiện tiếp cận toàn diện trong điều trị bệnh, phương pháp này cũng xem xét nhiều nhân tố bên ngoài có thể làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể, đồng thời cung cấp lời khuyên và phương pháp điều trị được thiết kế phù hợp nhằm nhắm vào gốc rễ của bệnh. Ví dụ, các bệnh nhân ung thư sẽ được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ, dùng thức ăn bổ dưỡng, tiếp tục hoạt động, giữ mức độ căng thẳng ở mức thấp, và duy trì sức khỏe tinh thần tích cực.

Lời kết

Trong khi YHCT được cho thấy mang lại hiệu quả hỗ trợ hữu ích cho Tây y trong điều trị ung thư cho bệnh nhân, điều quan trọng là bệnh nhân cần tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ trước khi bắt đầu quá trình điều trị bổ sung nào. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu bạn đã đang thực hiện bất kỳ hình thức điều trị bổ sung nào khác, như sử dụng dược thảo Trung Quốc. Các bác sĩ sẽ có thể đưa ra lời khuyên về sự phù hợp của bạn với liệu pháp YHCT, và hướng dẫn cho bạn cách thức kết hợp hai hình thức điều trị này để đạt được kết quả chữa trị tốt hơn.

Chung, V. C. H., Wu, X., Hui, E. P., Ziea, E. T. C., Ng, B. F. L., Ho, R. S. T., Tsoi, K. K. F., Wong, S. Y. S., & Wu, J. C. Y. (2015). Effectiveness of Chinese herbal medicine for cancer palliative care: overview of systematic reviews with meta-analyses. Scientific Reports, 5(18111). https://doi.org/10.1038/srep18111

Ezzo, J., Richardson, M. A., Vickers, A., Allen, C., Dibble, S., Issell, B. F., Lao, L., Pearl, M., Ramirez, G., Roscoe, J. A., Shen, J., Shivnan, J. C., Streitberger, K., Treish, I., & Zhang, G. (2006). Acupuncture-point stimulation for chemotherapy-induced nausea or vomiting. Cochrane Database of Systematic Reviews, 19(2). https://doi.org/10.1002/14651858.cd002285.pub2

Haddad, N. E., & Palesh, O. (2014). Acupuncture in the Treatment of Cancer-Related Psychological Symptoms. Integrative Cancer Therapies, 13(5), 371–385. https://doi.org/10.1177/1534735413520181

Johnson, J. (2018, May 17). Qi deficiency: What is it and can you treat it? Medical News Today. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321841.

Koh, B. E., & Khoo, K. S. (2020, March 3). Cancer Treatment: Blending Traditional Chinese Medicine & Western Medicine. Parkway Cancer Centre. https://www.parkwaycancercentre.com/sg/news-events/news-articles/news-articles-details/cancer-treatment-blending-traditional-chinese-medicine-western-medicine.

Kok, B. E. (2020, May 20). Complementing Traditional Chinese Medicine (TCM) in Cancer Treatment. Parkway Cancer Centre. https://www.parkwaycancercentre.com/sg/news-events/news-articles/news-articles-details/complementing-traditional-chinese-medicine-tcm-in-cancer-treatment.

Kuo, Y.-T., Chang, T.-T., Muo, C.-H., Wu, M.-Y., Sun, M.-F., Yeh, C.-C., & Yen, H.-R. (2017). Use of Complementary Traditional Chinese Medicines by Adult Cancer Patients in Taiwan: A Nationwide Population-Based Study. Integrative Cancer Therapies, 17(2), 531–541. https://doi.org/10.1177/1534735417716302

National Cancer Institute. (2021, May 5). What Is Cancer? National Cancer Institute. https://www.cancer.gov/about-cancer/understanding/what-is-cancer.

Singapore Cancer Society. (n.d.). Common Types of Cancer. Common Types of Cancer in Singapore. https://www.singaporecancersociety.org.sg/learn-about-cancer/cancer-basics/common-types-of-cancer-in-singapore.html.

Wang, Z. (2020, September 4). How Combining Eastern and Western Medicine Makes You a Better Oriental Medicine Practitioner. The Future of Integrative Health. https://blog.nuhs.edu/the-future-of-integrative-health/how-combining-eastern-and-western-medicine-makes-you-a-better-oriental-medicine-practitioner.
Bài viết liên quan
Xem tất cả