Dr Teo Chang Peng Colin
Bác sĩ tiết niệu
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ tiết niệu
Đi tiểu không tự chủ là hiện tượng rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, thường xảy ra khi một người hắt hơi, ho, hoặc cười. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện khi bạn cảm thấy buồn tiểu rất mạnh và đột ngột nhưng không thể vào nhà vệ sinh kịp thời.
Trái ngược với quan niệm thông thường, tiểu không tự muốn không phải là tình trạng chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Mặc dù có thể xuất hiện thường xuyên hơn khi chúng ta già đi, nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân khả dĩ khác dẫn đến tiểu không tự chủ, và có thể được kiểm soát khi đã được chuẩn đoán chính xác bởi một chuyên gia tiết niệu.
Phần lớn các trường hợp, tiểu không tự chủ thường xảy ra khi sự kiểm soát của cơ vòng niệu đạo bị suy giảm, và thường phổ biến hơn ở nữ giới.
Nhiều người từng có trải nghiệm rỏ rỉ nước tiểu đôi lần, nhưng với một số người, tình trạng rò rỉ lượng nhỏ và vừa phải có thể xảy ra thường xuyên hơn, tùy vào bệnh trạng và loại tiểu không tự chủ.
Một vài dạng tiểu không tự chủ:
Thể hiện qua hiện tượng rò rỉ nước tiểu sau khi có áp lực đè lên bàng quang, xuất hiện sau các hành động ho, hắt hơi, cười, tập thể dục, hoặc nâng vật nặng.
Xuất hiện khi có một cơn buồn tiểu mạnh, bất ngờ, kéo theo tình trạng tiểu không tự chủ ngay sau đó. Tình trạng này có thể trở thành một nhân tố gây cản trở và bất tiện trong hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như việc phải thức giấc vào ban đêm để đi tiểu - ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân phổ biến bao gồm nhiễm trùng, rối loạn thần kinh hoặc tiểu đường.
Hiện tượng thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu, hoặc chảy són liên tục do bàng quang không được làm trống hoàn toàn. Kết quả là, bàng quang luôn trong trạng thái vượt quá khả năng tích trữ nước tiểu thặng dư, từ đó dẫn đến hiện tượng "tràn" nước tiểu.
Xảy ra khi một người bị suy giảm về mặt thể chất hoặc tinh thần khiến họ không kịp đi đến nhà vệ sinh. Ví dụ, viêm khớp có thể gây trở ngại cho người bệnh trong việc mở cúc quần.
Đây là sự kết hợp của nhiều hơn một dạng tiểu không tự chủ.
Đi tiểu không tự chủ thật ra là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý, và có thể gây ra bởi thói quen sinh hoạt hàng ngày, bệnh lý, hoặc những vấn đề sức khỏe.
Khi bạn già đi, các cơ bàng quang cũng lão hóa, và tần suất các cơn co thắt bàng quang ngoài ý muốn gia tăng, trong khi khả năng tích trữ nước tiểu giảm xuống. Ngoài ra, sau khi mãn kinh, nữ giới sản sinh ít hơn lượng hoóc-môn estrogen - đóng vai trò trong việc duy trì sức khỏe đường niệu đạo và màng bàng quang. Sự suy thoái của các vùng này đóng góp vào hiện tượng tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ tạm thời có thể xuất hiện do ảnh hưởng từ một số loại thức ăn, thức uống và dược phẩm đóng vai trò như thuốc lợi tiểu - kích thích bàng quang và làm tăng lượng nước tiểu. Các ví dụ bao gồm rượu bia, caffeine, nước uống có ga, chất làm ngọt nhân tạo, đồ ăn cay, có độ chua cao hoặc chứa nhiều đường, thuốc điều trị huyết áp hay tim mạch, thuốc an thần và thuốc làm giãn cơ, hoặc vitamin C liều cao.
Một bàng quang hoạt động quá mức có thể phát triển ở những bệnh nhân có thói quen đi tiểu không tốt, chẳng hạn như thường xuyên nhịn tiểu quá lâu. Hiện tượng này phổ biến hơn ở một số ngành nghề do thiếu cơ hội tiếp cận nhà vệ sinh. Ở các trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng này có thể dẫn đến tiểu không tự chủ do thôi thúc, không phân biệt giới tính.
Tiểu không tự chủ tái diễn có thể gây ra bởi các vấn đề thể chất hoặc sự thay đổi cơ thể ở phụ nữ mang thai, nơi mà những biến động hoóc-môn và cân nặng của bào thai có thể tạo áp lực gây ra tiểu không tự chủ. Ca sinh con theo phương pháp thông thường có thể làm yếu đi các cơ sàn chậu - đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bàng quang.
Tiểu không tự chủ cũng có thể xuất hiện do nhiễm trùng đường tiết niệu, gây kích ứng bàng quang, và tạo cảm giác buồn tiểu khẩn cấp. Điều này có thể là nguyên nhân của một số trường hợp bị rò rỉ.
Táo bón là một nguyên nhân khác, khi phân trở nên cứng và bị nén chặt trong trực tràng gây kích thích dây thần kinh ở vùng này và dẫn đến hiện tượng tăng tần suất đi tiểu.
Mổ cắt bỏ tử cung (phẫu thuật loại bỏ tử cung của nữ giới) có khả năng làm tổn hại cơ sàn chậu và có thể gây ra tiểu không tự chủ.
Phì đại tuyến tiền liệt, hoặc tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính, là một nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu không tự chủ ở nam giới. Ung thư tuyến tiền liệt không được điều trị có thể liên quan đến tiểu không tự chủ do áp lực hoặc do thôi thúc. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện như một tác dụng phụ sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Sự tắc nghẽn, chẳng hạn như khối u trong đường tiết niệu, có khả năng làm cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu và gây ra tiểu không tự chủ do tràn. Sỏi đường tiết niệu cũng có thể ảnh hưởng đến tiểu tiện.
Các rối loạn hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, khối u não, hoặc chấn thương tủy sống có thể ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang và dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.
Ngoại trừ sự khó chịu và ngượng ngùng, tiểu không tự chủ có thể dẫn đến các biến chứng về mặt thể chất và tinh thần. Bao gồm phát ban, nhiễm trùng da hoặc vết thương loét do da luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ tái phát bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Tiểu không tự chủ còn có khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, công việc và cá nhân, đặc biệt khi người bệnh hạn chế ra ngoài hoặc tham gia các hoạt động xã hội vì cảm giác ngượng ngùng. Ở người lớn tuổi, họ đối diện với nguy cơ bị ngã cao hơn do phải vội vã đến nhà vệ sinh.
Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào dạng tiểu không tự chủ, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và tình trạng tinh thần của bệnh nhân.
Với trường hợp tiểu không tự chủ do áp lực, các bài tập Kegel có thể hỗ trợ làm chắc khỏe cơ vùng chậu, đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Nhằm kiểm soát cơn buồn tiểu thôi thúc, bạn có thể tập luyện cho bàng quang bằng cách trì hoãn tiểu tiện, kiểm soát hoạt động này bằng cách bắt đầu, ngừng lại, và rồi tiếp tục đi tiểu (gọi là bài tập đi tiểu kép - double voiding), và có một lịch trình vệ sinh cụ thể, ví dụ như đi tiểu sau mỗi 2 tiếng, hoặc tương tự.
Các loại thuốc như thuốc kháng Cholinergic hoặc thuốc kích thích Beta cũng có thể được kê đơn để làm êm dịu một bàng quang hoạt động quá mức. Estrogen dạng bôi có thể củng cố các mô vùng niệu đạo và âm đạo nhằm giảm thiếu các triệu chứng.
Thiết bị y tế hỗ trợ nữ giới bao gồm:
Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm quy trình treo bàng quang bằng dây lưới (loại lưới được đặt dưới cổ bàng quang để hỗ trợ niệu đạo), quy trình treo nâng cổ bàng quang (nâng cao cổ bàng quang và giảm thiểu tiểu không tự chủ do áp lực, và quy trình cấy ghép cơ vòng nhân tạo (được dùng để kiểm soát dòng chảy nước tiểu từ bàng quang vào niệu đạo).
Tiểu không tự chủ là một tình trạng có thể kiểm soát được với điều kiện bạn được chuẩn đoán chính xác và tuân thủ theo kế hoạch điều trị. Hơn nữa, có nhiều người cũng đang gặp phải tình trạng tương tự hơn bạn nghĩ, vì vậy hãy làm chủ bàng quang của mình bằng cách đến gặp bác sĩ Tiết niệu khi bắt đầu gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ, dù ở bất kì độ tuổi nào.