Dr Poh Beow Kiong
Bác sĩ tiết niệu
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ tiết niệu
Mặc dù có rất nhiều bệnh lý liên quan đến tiết niệu, nhưng những bệnh lý này thường có biểu hiện tương tự nhau. Do vậy, điều quan trọng là cần phải nắm rõ triệu chứng đặc trưng của từng bệnh và nhận biết được khi nào cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Một số biểu hiện triệu chứng phổ biến khi gặp tình trạng tiết niệu bao gồm:
Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH) hay còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt, thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Các biểu hiện triệu chứng bao gồm nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, kèm theo dòng nước tiểu yếu. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ có cảm giác đầy bàng quang, ngay cả sau khi đi tiểu, tiểu đêm và dòng nước tiểu bị gián đoạn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể đề nghị theo dõi, dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh.
Đây là tình trạng mất kiểm soát việc đi tiểu, khiến nước tiểu bị rò rỉ. Nguyên nhân gây ra bởi một loạt các vấn đề như BPH, hội chứng bàng quang tăng hoạt, những thay đổi sau sinh và có thể trở nên trầm trọng hơn khi mãn kinh.
Có 3 loại tiểu không tự chủ chính là tiểu không tự chủ do căng thẳng, tiểu gấp và tiểu són, mỗi loại đều có nguyên nhân riêng. Mặc dù bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào, nhưng tình trạng tiểu không tự chủ đều cho thấy sự bất thường. Do vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ tiết niệu để xác định nguyên nhân gốc rễ và nhận được phương pháp điều trị phù hợp nếu cần.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường có nguy cơ mắc cao hơn ở phụ nữ, mặc dù nam giới cũng có thể mắc tình trạng này.
UTI xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào đường tiết niệu, gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác buồn tiểu thường xuyên và tiểu không hết. Trong trường hợp này, người bệnh thường được chỉ định sử dụng kháng sinh ngắn ngày.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu, cần phải bổ sung đủ nước và nam việt quất (là 01 loại quả có chứa hợp chất được biết đến với tên gọi flavonoid, tốt trong việc giúp cơ thể chống và loại bỏ các nhiễm trùng do vi khuẩn) cho cơ thể. Đối với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa về vai trò của hormone dạng kem bôi. Đối với nam giới trên 50 tuổi, điều trị BPH có thể giúp giảm tỷ lệ mắc UTI.
Sỏi thận được hình thành do sự kết tinh của các khoáng chất trong nước tiểu. Khoáng chất có thể kết tinh do cơ thể không được bổ sung đủ nước hoặc có quá nhiều khoáng chất tạo sỏi. Sỏi tiết niệu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận đến bàng quang.
Việc tầm soát sỏi tiết niệu liên quan đến việc điều trị sỏi cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh. Điều trị sỏi tiết niệu phụ thuộc vào kích thước và vị trí của chúng. Hầu hết các phương pháp điều trị đều sử dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để giảm bớt sự khó chịu và thời gian nằm viện ngắn hơn. Đồng thời, giúp người bệnh quay trở lại hoạt động bình thường nhanh chóng hơn.
Để ngăn ngừa tái phát sỏi, việc điều chỉnh chế độ ăn uống vẫn có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sỏi. Trong đó, cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Các bệnh ung thư tiết niệu như ung thư tuyến tiền liệt, thận và bàng quang là vấn đề nghiêm trọng của các bệnh tiết niệu. Các triệu chứng của ung thư có thể tương tự như các bệnh tiết niệu thông thường, vì vậy việc phát hiện và điều tra sớm có vai trò lớn trong việc tăng tỷ lệ sống.
Một phác đồ điều trị chi tiết cần được thảo luận với bác sĩ tiết niệu của bạn.
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về tiết niệu. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể để điều chỉnh lượng nước tiểu sẽ tốt hơn việc hạn chế lượng chất lỏng nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, rất khó để đo lượng nước tiểu thực tế hàng ngày của bạn. Nếu lượng nước tiểu bị cô đặc (có màu vàng đậm), điều đó cho thấy bạn không uống đủ nước để bổ sung lượng chất lỏng bị thiếu hụt thông qua các phản xạ tương ứng của cơ thể như đổ mồ hôi.