Dr Tay Leslie
Bác sĩ nội tim mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tim mạch
Bạn có biết rằng bạn có thể bị một cơn trụy tim mà không nhận ra không? Hoặc là tim của bạn có thể tự chữa lành sau khi được điều trị?
Dưới đây, chúng tôi giải thích tất cả các dữ kiện bạn cần biết về trụy tim, cũng những triệu chứng rất quan trọng cần lưu ý đến - từ những dấu hiệu rõ rệt (ví dụ: đau ngực) đến những dấu hiệu ít rõ ràng hơn (ví dụ: mệt mỏi kéo dài).
Nếu bạn mắc bệnh về tim và muốn hiểu về nguy cơ bị trụy tim của mình, hãy trao đổi với bác sĩ.
Trụy tim xảy ra khi sự cung cấp máu nuôi dưỡng tim bị gián đoạn, các cơ tim bắt đầu chết đi. Đây được biết đến với danh xưng cơn trụy tim, một trường hợp y tế cấp cứu cần được điều trị ngay lập tức.
Nếu bạn bị bệnh động mạch vành tim, các động mạch cung cấp máu giàu oxy đến tim trở nên hẹp lại. Sự tích tụ của cholesterol hoặc các chất béo, canxi và protein hình thành những mảng bám trong các động mạch. Mảng bám này có thể vỡ ra, tạo nên các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch và làm cho tim thiếu hụt oxy vốn cần thiết để sống sót. Thỉnh thoảng, một động mạch có thể bị co thắt hoặc hẹp lại và cản trở dòng máu.
Ngược lại với những gì bạn thấy trong phim ảnh, không phải cơn trụy tim nào cũng đột ngột và dữ dội. Các triệu chứng có thể dường như không đáng kể, hoặc tăng dần theo thời gian. Chúng cũng có thể biểu hiện khác nhau ở nam và nữ.
Các triệu chứng thông thường ở cả hai giới bao gồm:
Các triệu chứng thường gặp hơn ở phụ nữ bao gồm:
Hiếm hơn, cơn trụy tim không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Trong thực tế, khoảng 15% bệnh nhân không hề biết mình đang trải qua một cơn trụy tim. Điều này thường xảy ra đối với người cao tuổi và người bị tiểu đường. Thay vì gây ra các triệu chứng truyền thống, cơn trụy tim có thể chỉ đơn giản có cảm giác như một cơn cúm dài, bị căng cơ ngực hoặc cực kỳ mệt mỏi.
Nếu lo ngại về các triệu chứng liên tục hoặc không giải thích được, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trụy tim của bạn. Một số trong các yếu tố này – như tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình và chủng tộc – nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nhưng có nhiều bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ bị bệnh này:
Bác sĩ có thể đánh giá mức cholesterol của bạn bằng một xét nghiệm đơn giản.
Hãy nhớ rằng nguy cơ bị trụy tim có thể cao hơn nếu bạn:
Nguy cơ cũng có thể cao hơn nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, huyết áp cao, béo phì hoặc tiểu đường.
Trong khi phòng ngừa tốt hơn chữa bệnh, điều thiết yếu là phải biết được các dấu hiệu của cơn trụy tim để nếu điều này xảy ra với bạn hoặc người thân của bạn, có thể tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Với chăm sóc y tế phù hợp, cơ tim của bạn sẽ tự lành sau một cơn trụy tim. Nhưng bạn có thể bị mô sẹo quanh tim ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Hệ thống điện của tim cũng có thể bị hỏng. Trong vài trường hợp, điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều, hoặc thậm chí suy tim. Điều trị nhanh chóng sẽ giúp giảm thiểu tổn thương này.
Nếu lo ngại về sức khỏe tim mạch của mình, hãy luôn luôn trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.