Nếu bạn có các triệu chứng viêm xoang, bác sĩ có thể áp dụng các kiểm tra sau đây để chẩn đoán bệnh trạng:
Nội soi mũi
Trong khi nội soi mũi, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm, mỏng vào lỗ mũi. Ống nội soi có các sợi quang học truyền ánh sáng để chiếu sáng bên trong mũi và cung cấp hình ảnh theo thời gian thực của hốc mũi và lối vào xoang.
Thủ thuật này cho phép bác sĩ xác định các bất thường như sưng, mủ hoặc polyp.
Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sau đây để biết thêm thông tin về tình trạng xoang của bạn:
Điều này sẽ giúp xác định các xoang nào và có bao nhiêu xoang bị ảnh hưởng và xác định các đặc điểm gợi ý bệnh nặng hơn.
Cấy xoang và mũi
Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô hoặc cấy từ bên trong mũi hoặc xoang và gửi đến phòng thí nghiệm để xác định các nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
Thông tin thêm về các vi khuẩn hoặc nấm có tính nhạy cảm kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh có thể giúp hướng dẫn điều trị kháng sinh.
Kiểm tra dị ứng da
Bác sĩ có thể khuyến cáo kiểm tra da dị ứng nếu có nghi ngờ dị ứng là một trong những yếu tố góp phần gây viêm xoang. Kiểm tra này giúp xác định các chất gây dị ứng liên quan.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể hữu ích trong quá trình nghiên cứu viêm xoang. Các kiểm tra này có thể kiểm tra:
Số lượng bạch cầu – Số lượng bạch cầu cao khi bị sốt có thể chi thấy viêm xoang cấp nghiêm trọng.
Số lượng bạch cầu ái toan – Số lượng bạch cầu ái toan cao có thể liên quan đến dị ứng nặng, một số loại viêm xoang mạn tính với đa polyp mũi (CRSwNP) và hen suyễn.
Globulin miễn dịch huyết thanh – Nồng độ globulin miễn dịch thấp (ví dụ: IgG và IgA) có thể cho thấy chứng suy giảm miễn dịch tiềm ẩn, trong khi IgE cao có thể liên quan đến dị ứng.
Viêm xoang được điều trị như thế nào?
Vì có các loại viêm xoang khác nhau, điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác trước khi bắt đầu điều trị. Bác sĩ sẽ khuyến cáo kế hoạch điều trị phù hợp nhất dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu khác nhau.
Điều trị không phẫu thuật
Bác sĩ có thể kê toa điều trị không cần phẫu thuật như:
Nước muối sinh lý dùng đường mũi (dạng xịt và nhỏ) – Những loại này giúp cải thiện triệu chứng bằng cách làm sạch chất nhầy (hỗn hợp chất nhầy và mủ) bị kẹt khỏi hốc mũi và đường dẫn đến xoang.
Thuốc trị nghẹt mũi (dạng xịt, nhỏ hoặc các công thức đường uống) – Những loại này làm giảm nghẹt mũi và tắc nghẽn mũi, nhưng chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn (ví dụ: viêm xoang cấp tính).
Steroid dùng trong mũi - Những chất kháng viêm hiệu quả này thường ở dạng xịt mũi và giúp cải thiện các triệu chứng viêm xoang. Thuốc này được xem là an toàn, ngay cả đối với trẻ em.
Thuốc tiêu nhầy – Những loại thuốc này làm giảm độ nhớt của chất nhầy và giúp thông hốc xoang bị tắc.
Thuốc kháng sinh
Trong viêm xoang cấp, kháng sinh có thể hữu ích nếu bạn có:
Tình trạng tệ hơn hoặc không cải thiện sau 5 – 7 ngày
Các triệu chứng nặng, chẳng hạn như đau đầu hoặc sốt
Các đợt tái phát với khoảng thời gian không có triệu chứng ngắn
Viêm xoang biến chứng.
Trong viêm xoang mạn tính, tính hữu dụng của thuốc kháng sinh phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng. Thông thường, thuốc kháng sinh có thể có tác dụng trong những đợt bị viêm xoang cấp nghiêm trọng. Khi có thể, việc lựa chọn kháng sinh nên được hướng dẫn bằng kết quả xét nghiệm của các mẫu chất nhầy.
Một số dạng viêm xoang mạn tính có thể có lợi từ việc sử dụng thuốc kháng sinh macrolid liều thấp được kê toa trong thời gian tối đa 3 tháng, nhưng người ta tin rằng tác dụng này là do tác dụng chống viêm của macrolid.
Điều trị dị ứng – Vì dị ứng thực phẩm và hít phải có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị toàn diện bằng cách khuyến cáo:
Tránh tác nhân gây dị ứng
Thuốc, chẳng hạn như steroid và thuốc kháng histamine
Liệu pháp miễn dịch đặc biệt
Điều trị bằng phẫu thuật
Để điều trị viêm xoang mạn tính cần thực hiện phẫu thuật nhằm khắc phục tình trạng tắc nghẽn trong xoang. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Phẫu thuật nội soi xoang mũi(FESS) – Thủ thuật xâm lấn tối thiểu bằng cách đưa ống nội soi qua mũi để loại bỏ các mô bị nhiễm trùng. Mục tiêu cơ bản nhất của FESS là mở rộng lỗ xoang để loại bỏ mủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (ví dụ như bệnh đa polyp), FESS có thể được sử dụng để loại bỏ polyp và cho phép tiếp cận rộng nhất có thể để điều trị liên tục. Ví dụ về các phương pháp điều trị liên tục bao gồm rửa xoang và điều trị tại chỗ do bệnh nhân quản lý.
Mở lỗ thông xoang bằng bong bóng – Ít xâm lấn hơn so với FESS, thủ thuật này sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để chèn bóng nong và làm giãn lỗ xoang. Mục đích điều trị là phục hồi lưu lượng dịch nhầy bình thường trong các xoang mà không cắt bỏ mô hoặc xương.
Tùy thuộc vào loại viêm xoang bạn mắc, bác sĩ có thể chỉ thực hiện FESS (ví dụ: để điều trị viêm xoang do nấm) hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác (ví dụ: để điều trị viêm xoang dị ứng do nấm hoặc bệnh đa polyp mũi).