Dr Wong Cheok Keng Kelvin
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Huyết áp, đúng như tên gọi, là thước đo lực mà máu đẩy vào thành mạch máu.
Chỉ số huyết áp phản ánh lượng máu mà tim bơm (thể tích tâm thu) và mức độ cản trở dòng máu trong động mạch của quý vị.
Chỉ số được tính bằng milimét thủy ngân (mmHg) và có hai con số. Con số đầu tiên được gọi là huyết áp tâm thu (áp lực đỉnh) và con số thứ hai là huyết áp tâm trương (số đo đáy).
Theo hướng dẫn của Mỹ, các chỉ số huyết áp được chia thành nhiều nhóm:
Có 2 loại cao huyết áp:
Hầu hết người trưởng thành không có nguyên nhân cao huyết áp cụ thể. Loại cao huyết áp này được gọi là cao huyết áp nguyên phát hoặc vô căn. Nó có xu hướng phát triển dần dần trong nhiều năm.
Ở một số người, huyết áp cao là do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Loại huyết áp cao này được gọi là cao huyết áp thứ phát. Một số tình trạng và thuốc có thể dẫn đến cao huyết áp thứ phát, bao gồm:
Như vậy, huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, đơn giản có nghĩa là tim đang làm việc rất vất vả để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này có thể làm dày và yếu cơ tim theo thời gian. Đây cũng là yếu tố gây xơ cứng động mạch, dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Ở Singapore, tình hình tương tự như ở nhiều quốc gia phát triển về mặt con số. Gần 25% cư dân Singapore trong độ tuổi 30-39 bị huyết áp cao. Nhưng khi đạt độ tuổi 60-69, trung bình hơn 50% người Singapore có huyết áp cao.
Nhưng những nguyên nhân tăng huyết áp phổ biến nhất là gì? Theo Cục Quản Lý sức Khỏe Singapore, trong 95% trường hợp, nguyên nhân tăng huyết áp không xác định được.
Sau đây là các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp.
Các bệnh về thận là một trong những nguyên nhân phổ biến liên quan đến huyết áp cao.
Tiểu đường có thể làm tổn thương động mạch và gây nên hiện tượng xơ cứng thành mạch máu. Điều đó có thể gây cao huyết áp, mà nếu không được điều trị, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các biến chứng khác.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) có tương quan thuận với tăng huyết áp, đặc biệt là khi BMI lớn hơn 25.
Có thực mới vực được đạo, và câu nói này hoàn toàn đúng khi nhìn nhận tình trạng huyết áp cao. Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng gói sẵn, hoặc chỉ cần nêm quá nhiều muối, đều sẽ làm tăng lượng natri nạp vào cơ thể. Ở Singapore, nơi một người trung bình tiêu thụ nhiều hơn 60% lượng natri được khuyến nghị thì đây là điều đáng lo ngại.
Đôi khi, tăng huyết áp di truyền trong gia đình.
Hầu hết những người bị huyết áp cao đều không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Ở một số người bị huyết áp cao nặng (cơn tăng huyết áp), có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Huyết áp được đo chuẩn xác nhất khi nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, bằng thiết bị đo gồm vòng bít bơm hơi và đồng hồ đo áp suất.
Quý vị nên đo huyết áp ít nhất 2 năm một lần, bắt đầu từ 18 tuổi. Nếu quý vị đạt độ tuổi 40 trở lên, hoặc từ 18 đến 39 tuổi và có nguy cơ cao bị cao huyết áp thì nên đo hàng năm.
Bác sĩ rất có thể sẽ khuyến nghị theo dõi thường xuyên hơn nếu quý vị đã được chẩn đoán huyết áp cao hoặc nếu quý vị có các yếu tố nguy cơ khác cho bệnh tim mạch.
Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ và đo huyết áp.
Quý vị cũng có thể theo dõi huyết áp tại nhà, đặc biệt là để xác nhận liệu có bị huyết áp cao hay không, hoặc để kiểm tra xem các loại thuốc huyết áp có phát huy tác dụng hay không.
Các thiết bị đo huyết áp tại nhà hiện có sẵn rất nhiều và có thể được mua tại các nhà thuốc và cửa hàng bán thiết bị y tế. Khi mua máy đo, hãy chắc chắn rằng đó là thiết bị đã được kiểm định. Quý vị có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu không chắc chắn. Cũng nên kiểm tra xem vòng bít có kích thước phù hợp với cánh tay của mình hay không.
Hãy thực hiện các bước sau để đo huyết áp chuẩn xác tại nhà:
Để tâm được an yên, hãy trao đổi với một trong những chuyên gia tim mạch ngay hôm nay hoặc tìm hiểu về cách thực hiện các yêu cầu bảo hiểm y tế để chi trả các khoản viện phí.