-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Bệnh tim là một bệnh lý có liên quan đến gia cảnh, lối sống, tuổi tác, và thậm chí là dân tộc. Đó là lý do vì sao việc tầm soát bệnh tim lại quan trọng đến vậy: càng phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng. Điều này đặc biệt quan trọng với những người lớn tuổi, những người có thể không nhận thức được dấu hiệu của một cơn đau tim và những điều có thể làm để chữa trị các bệnh về tim hiện nay.
Có một số yếu tố tác động đến bệnh tim mà bạn không thể kiểm soát, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều yếu tố mà bạn có thể kiểm soát. Dưới đây là 9 dấu hiệu rủi ro đau tim mà bạn cần lưu tâm.
Di truyền
Nếu thân nhân gần (cha mẹ hoặc anh chị em) đã từng đau tim, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có rủi ro mắc các triệu chứng đau tim. Nhưng bạn có biết rằng mức độ rủi ro của bạn khác nhau, tùy thuộc vào giới tính của người thân đó? Bạn được xem là có rủi ro nếu cha hoặc anh trai bạn bị đau tim trước khi 55 tuổi, hoặc mẹ hoặc chị gái bị đau tim trước tuổi 65. Tuy nhiên, nếu cả ba lẫn mẹ bạn đều gặp vấn đề về tim khi ở độ tuổi trẻ thì rủi ro của bạn lại gia tăng.
Những tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác
Các tình trạng sức khỏe khác, bao gồm tăng huyết áp (huyết áp cao), cholesterol cao, và tiểu đường, cũng làm tăng rủi ro mắc bệnh tim của bạn. Ở Singapore, người trưởng thành trung bình tiêu thụ khoảng 341mg cholesterol mỗi ngày—nhiều hơn 41mg so với mức khuyến nghị tối đa của Ban Thúc Đẩy Y Tế Singapore. Để hình dung rõ hơn, một đĩa mì xào kuey teow chứa đến 234mg cholesterol—số này sẽ tăng lên nếu bạn ăn ở trung tâm ăn uống bình dân mỗi ngày.
Giới tính
Đàn ông có rủi ro mắc bệnh tim cao hơn phụ nữ, nhưng tỷ lệ này cân bằng lại khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.
Dân tộc
Người Ấn có rủi ro mắc bệnh tim cao hơn các chủng tộc khác. Một giải thích khả thi liên quan đến chế độ ăn. Mặc dù nhiều người Ấn ăn chay, chế độ ăn của họ khá nặng nề. Những món ăn như roti prata và cà ri chứa hàm lượng carbohydrate đã qua xử lý và kem cao.
Chế độ ăn
Chế độ ăn nghèo nàn với nhiều muối và chất béo bão hòa làm gia tăng rủi ro bệnh tim, đặc biệt là nếu bạn cũng đang thừa cân.
Hút thuốc lá
Hút thuốc không chỉ liên quan đến bệnh ung thư phổi mà còn khiến bạn có rủi ro bệnh tim cao hơn đáng kể so với người không hút thuốc. Bạn hút thuốc càng nhiều, rủi ro càng cao.
Tập thể dục không đủ
Thiếu vận động, đặc biệt là khi dẫn đến béo phì, gia tăng rủi ro bệnh tim của bạn.
Căng thẳng
Căng thẳng ở mức độ vừa phải có thể khiến bạn tập trung cao độ, nhưng căng thẳng quá mức có thể tác động tiêu cực đến tim.
Độ tuổi
Chúng ta không thể thay đổi ngày sinh của mình—nhưng chúng ta có thể đảm bảo bản thân trẻ mãi không già qua những đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ và lối sống lành mạnh.
Thứ nhất, nếu cần thiết, bạn có thể thay đổi chế độ ăn và thói quen vận động của gia đình. Ăn chế độ ăn giàu chất xơ, ít béo (chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, và dầu ô liu), cùng với nhiều cá, hoa quả, và rau.
Cố gắng tập luyện 30 phút ở mức độ vừa phải 5 ngày một tuần. Khuyến khích cha mẹ của mình đi bộ nhanh mỗi ngày. Hoặc cả nhà có thể cùng nhau đi chơi cuối tuần ở Công viên Bờ Biển Đông hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên MacRitchie.
Đăng ký tầm soát bệnh tim cho bản thân và cha mẹ để kiểm tra sức khỏe tim mạch. Ngày nay, gặp vấn đề về tim mạch không nhất thiết dẫn đến những ca đại phẫu thuật, vì có rất nhiều phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn nếu bạn phát hiện ra vấn đề từ sớm.