Dr Tan Nancy
Bác sĩ nhi khoa
Nguồn: Getty Images
Bác sĩ nhi khoa
Trong năm 2022, các ca viêm gan cấp tính nghiêm trọng với nguyên nhân chưa xác định đã được các nước trên thế giới báo cáo ở trẻ em. Điều này lần đầu được báo cáo trong một cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới vào tháng 4, và đến tháng 5 năm 2022, đã có 650 ca như vậy ảnh hưởng đến trẻ em trên toàn thế giới, với 5 ca bệnh tại Singapore. Ít nhất 38 em trong số các em mắc bệnh này phải cấy ghép gan và có ít nhất 9 bé đã tử vong.
Trong khi các chuyên gia vẫn đang tiếp tục điều tra và truy tìm nguồn gốc của các ca viêm gan “bí ẩn” này, Bác sĩ Nancy Tan, bác sĩ chuyên khoa nhi với lĩnh vực chuyên sâu về dạ dày-ruột và gan tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, chia sẻ quan điểm về viêm gan, các nguyên nhân có thể gây bệnh, các triệu chứng, và những điều phụ huynh nên làm nếu nghi ngờ con mình mắc viêm gan.
Viêm gan là tình trạng viêm nhiễm ở gan do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Các tác nhân truyền nhiễm có thể gây viêm gan bao gồm các loại virus như các siêu vi viêm gan A, B, C, D, và E, cùng với một số loại ký sinh trùng.
Các tác nhân không truyền nhiễm bao gồm một số loại thuốc và độc tố nhất định. Thỉnh thoảng, viêm gan xảy ra do phản ứng tự miễn dịch nhắm vào các tế bào gan của cơ thể.
Nếu giai đoạn viêm của bệnh viêm gan kéo dài ít hơn 6 tháng, tình trạng này được gọi là viêm gan cấp tính. Trái lại, nếu tình trạng viêm kéo dài hơn 6 tháng, sẽ được phân loại là viêm gan mãn tính. Nói chung, viêm gan cấp tính có thể bùng phát nhanh và dữ dội, trong khi viêm gan mãn tính sẽ âm ỉ trong thời gian rất lâu. Trong các ca nặng, cả hai dạng viêm gan đều có thể dẫn đến suy gan.
Có vẻ như trẻ em không quá dễ bị tổn thương trước các bệnh viêm gan truyền nhiễm. Tuy nhiên, vì nguyên nhân viêm gan ở người lớn và trẻ em có thể khác nhau, một số đợt bùng phát bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn người lớn.
Các nguyên nhân gây viêm gan có thể là do truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm. Nhiều loại virus, vi khuẩn, và ký sinh trùng khác nhau có thể gây viêm gan truyền nhiễm. Nguyên nhân không do truyền nhiễm có thể bao gồm thuốc và độc tố. Trong vài ca hiếm gặp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể chống lại tế bài gan, dẫn đến tình trạng tự miễn dịch.
Cũng giống các sinh vật truyền nhiễm khác, một vụ nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Vài tác nhân truyền nhiễm có thể đồng thời nhiễm vào cả gan lẫn ruột, dẫn đến cúm dạ dày, viêm dạ dày-ruột, và viêm gan. Viêm gan không phải là kết quả trực tiếp của cảm dạ dày hoặc viêm dạ dày-ruột, và trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ không mắc thêm bệnh viêm gan.
Triệu chứng viêm gan ở trẻ em có thể tương tự như các bệnh thường gặp. Chúng bao gồm:
Các dấu hiệu đặc trưng hơn của nhiễm trùng viêm gan sẽ bao gồm:
Biểu hiện của viêm gan ở người lớn và trẻ em khá tương đồng. Trên thực tế, trẻ em đôi khi ít biểu hiện các triệu chứng hơn so với người lớn.
Hãy khám bác sĩ nếu cảm thấy không khỏe, và xét nghiệm máu nếu cần thiết để xác nhận có nhiễm trùng.
Thật không may, các lựa chọn điều trị viêm gan rất hạn chế. Điều trị thường ở dạng chăm sóc hỗ trợ, trừ khi có những biện pháp đặc trị. Ví dụ, quá liều paracetamol được điều trị bằng N-acetylcysteine. Bác sĩ có thể cho dùng chế phẩm máu nhằm hỗ trợ các vấn đề về chảy máu và đông máu, cùng với albumin để hỗ trợ mức protein và tình trạng giữ nước. Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus có thể được kê đơn nếu nghi ngờ nhiễm trùng.
Có thể cần lọc tách máu thận để hỗ trợ suy thận hoặc tình trạng thừa chất lỏng. Thỉnh thoảng, cấy ghép gan cũng có thể được chỉ định nếu gan không tự hồi phục sau đợt viêm.
Các biện pháp vệ sinh chung bao gồm rửa tay thường xuyên và ăn đồ ăn được nấu chín kỹ. Uống nước sạch cũng rất cần thiết. Bao gồm cả việc uống nước đun sôi hoặc nước đóng chai khi đi du lịch nước ngoài, và tránh uống đá được phục vụ từ các nguồn thiếu vệ sinh.
Được. Điều này có thể xảy ra do các lý do sau: