Dr Ho Chin Ching Jean
Bác sĩ da liễu
Nguồn: Getty Images and Shutterstock
Bác sĩ da liễu
Chàm (eczema) là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các tình trạng da có dạng phát ban.
Loại eczema phổ biến nhất, được gọi là viêm da cơ địa (atopic dermatitis), là một tình trạng da thường gặp, biểu hiện bằng tình trạng da bị khô, ngứa và đỏ. Có đến 15 - 20% người dân trải qua chứng eczema hay các dạng viêm da khác vào một số thời điểm trong cuộc đời của họ. Mặc dù chưa có cách chữa khỏi hẳn, nhưng người ta vẫn có thể chung sống với eczema và kiểm soát các triệu chứng của nó.
Còn chưa được làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra eczema ở người trưởng thành, thậm chí là eczema nói chung. Nhưng với hầu hết các thể eczema, nguyên nhân xuất phát từ tổ hợp giữa gene và các tác nhân kích hoạt. Những người mắc bệnh chàm thường có hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá, bị kích hoạt bởi một loại chất đến từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, đáp lại bằng cách tạo ra một phản ứng viêm. Chứng viêm này gây ra các triệu chứng da đỏ, ngứa và đau nhức có liên quan đến hầu hết các thể eczema. Những tác nhân kích hoạt của bệnh chàm thông thường có thể bao gồm nhiều thứ, từ da khô cho đến các yếu tố gây kích ứng như khói thuốc và các sản phẩm tẩy rửa gia dụng.
Dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về eczema ở người trưởng thành:
Đối với bệnh eczema ở người trưởng thành, vùng da bị ảnh hưởng thường sẽ xuất hiện sắc tố đỏ. Những triệu chứng khác bao gồm các khu vực khô ráp và bong tróc, cảm giác ấm nóng đi kèm với một số phần bị sưng, xuất hiện các nốt sần nhỏ và thô ráp, những mảng da dày và cứng, và các nốt sần tiết dịch và đóng vảy.
Bệnh chàm ở người lớn thường ảnh hưởng lên phần đầu, cổ, và bàn tay, trong khi ở trẻ em, bệnh chủ yếu xuất hiện ở các vùng gập, chẳng hạn như mặt sau đầu gối, hay phần bên trong nách và khuỷu tay. Eczema cũng có thể xuất hiện thường xuyên hơn dưới dạng các vết thương có hình đồng xu ở người lớn, so với trẻ em.
Cả hai tình trạng da này có thể giống nhau khi quan sát, vì cả hai đều gây ra các mảng da đỏ.
Tuy nhiên, ở bệnh vẩy nến, các vảy da dày hơn và rìa của những vảy da này rõ ràng hơn so với eczema. Bệnh vẩy nến chỉ gây ra ngứa nhẹ ở các thể vẩy nến viêm nặng hơn.
Mặt khác, eczema gây ra ngứa dữ dội. Khi bệnh trở nên trầm trọng, một số người có thể vô thức gãi da mạnh quá mức, khiến da bị chảy máu.
Không, eczema không phải bệnh lây nhiễm nên nó không thể lây sang người khác. Nếu nghi ngờ bạn bị lây eczema từ người khác, rất có khả năng bạn đã mắc phải một tình trạng da khác. Hãy trao đổi với bác sĩ da liễu để làm rõ các vấn đề khúc mắc.
Tránh các loại thức ăn nhất định mà bạn có dị ứng có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn, nhưng chưa chắc đã có thể loại trừ hẳn tình trạng này.
Đồng thời cũng có những loại thức ăn bạn có thể ăn có tác dụng kháng viêm, và nhờ vậy có thể giảm nhẹ hoặc giảm thiểu các triệu chứng của eczema. Những loại thức ăn này bao gồm cá béo, thực phẩm giàu quercetin - một loại chất flavonoid có nguồn gốc thực vật (ví dụ như táo, cải xoăn, việt quất, cherry, bông cải xanh và rau chân vịt), và những loại thực phẩm giàu probiotic (ví dụ như kefir, bánh mì bột chua, xúp miso, tempeh, và các loại phô mai mềm như gouda).
Bạn có thể bơi trong các hồ bơi có khử trùng bằng clo, nhưng hãy giữ ẩm cho cơ thể trước khi xuống hồ bằng cách thoa chất làm mềm da. Sau khi bơi xong, hãy tắm sạch lại bằng nước sạch và thoa lại chất làm mềm da một lần nữa. Các loại chất này có thể bao gồm bơ hạt mỡ, bơ cacao, và mỡ khoáng (petrolatum).
Với những đối tượng mắc bệnh eczema, tập thể dục có thể là một nhân tố kích hoạt, có thể dẫn đến những cơn gãi điên cuồng. Để tránh điều này, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị trước. Dưới đây là một vài lời khuyên:
Không có bằng chứng nào hiện tại cho thấy các loại vắc xin COVID-19 có thể khiến các bệnh da sẵn có như eczema trở nặng hơn. Những người mắc bệnh eczema vẫn được khuyến khích tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tác dụng phụ sau khi tiếp nhận liều vắc xin, bao gồm cả tình trạng bệnh eczema trở nên nặng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không có cách điều trị dứt điểm nào cho bệnh eczema được biết đến tại thời điểm này. Một thói quen chăm sóc da đều đặn, tuân thủ phác đồ điều trị, và cẩn thận hạn chế các tác nhân kích hoạt sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các đợt bùng phát xảy ra. Để được hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và đảm bảo cuộc sống thường nhật của bạn ở mức ít bị làm phiền nhất có thể, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu để tìm hiểu cách quản lý tình trạng bệnh của bạn tốt hơn.