Dr Chuwa Wee Lee Esther
Bác sĩ ngoại tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ ngoại tổng quát
Tỷ lệ tăng tuổi thọ của bệnh nhân ung thư vú nhờ vào những lựa chọn phương pháp điều trị mới mang tính tiên phong.
Các phương pháp điều trị kinh điển như hóa trị liệu và xạ trị đều tấn công vào cả tế bào ung thư và tế bào bình thường của cơ thể, dẫn đến một loạt tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù cả 2 phương pháp trên cùng với phẫu thuật cắt bỏ vú truyền thống vẫn là những phương pháp điều trị cơ bản dành cho bệnh nhân mắc ung thư vú, tuy nhiên các phẫu thuật viên đang có xu hướng sử dụng các kỹ thuật mổ có chọn lọc mới, để phù hợp với từng ca bệnh.
Bác sĩ Esther Chuwa, phẫu thuật viên về K vú tại Bệnh viện Gleneagles, diễn giải những kỹ thuật mới trong phẫu thuật K vú này.
Kiểm tra vú thường xuyên giúp bạn nhận ra những khối u, tổ chức mô bất thường ở vú. Nếu phát hiện thấy có khối u ở vú, hãy khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiến hành cắt bỏ, thu thập mẫu bệnh phẩm để sinh thiết. Hiện có các phương pháp sau để thực hiện:
Sinh thiết là một thủ thuật y tế thu thập mẫu ở tổ chức mô bất thường của khối u vú để xét nghiệm ở mức độ đại thể, vi thể nhằm đưa ra chẩn đoán xác định. Đây là cận lâm sàng thường được thực hiện để chẩn đoán xác định hoặc chẩn đoán phân biệt ung thư.
Tiến sĩ Chuwa giải thích: "Trước đây, khi phát hiện một khối u bất thường nào đó, chúng ta thường phải thực hiện phẫu thuật mở để đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên với những ứng dụng của tiến bộ y học đã cho phép sử dụng sinh thiết bằng kim nhỏ để lấy một mẫu mô nhỏ từ khối u để phân tích đầy đủ những bất thường đó.”
Đôi khi, kỹ thuật này khi thực hiện trên khối u quá nhỏ, thì cần đòi hỏi sự hỗ trợ của các thăm dò khác như chụp nhũ ảnh, siêu âm hay chụp cộng hưởng từ nhằm thu thập chính xác tổ chức mô cần lấy. Sinh thiết qua kim nhỏ thường được thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ, chỉ mất 10 - 15 phút và người bệnh ít thấy khó chịu nhất.
Kỹ thuật này tạo ra dưới áp lực âm để thu thập mẫu mô vào lỗ ở đầu kim. Cơ chế cắt tự động mô liên tục theo nhiều hướng để có thể lấy nhiều mẫu từ một lần tiến hành làm thủ thuật.
Tiến sĩ Chuwa giải thích: "Kỹ thuật này cho phép thu thập toàn bộ tổ chức mô bất thường dưới hướng dẫn thực tế của thăm dò hình ảnh. Nhờ vậy, độ chính xác chẩn đoán đạt tới 100%, mà không cần phải thực hiện phẫu thuật khác để lấy mẫu."
Thủ thuật này còn được chỉ định để cắt bỏ tiệt căn những khối u lành tính như u xơ tuyến. Những khối u nghi ngờ K thường được lấy mẫu bằng sinh thiết qua kim nhỏ, trước khi điều trị bằng mổ phiên. Sinh thiết bằng kim nhỏ dưới áp lực âm mất từ 10 - 20 phút tùy thuộc vào kích thước của khối u, ít gây khó chịu và hạn chế tối đa tạo vết sẹo.
Vào đầu thế kỷ 20, việc cắt bỏ toàn bộ vú và nạo vét tất cả các hạch lân cận là phương pháp điều trị chuẩn dành cho bệnh nhân ung thư vú. Nhưng ngày nay, một khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, có một số phương pháp mà bác sĩ có thể lựa chọn để điều trị bao gồm:
Phẫu thuật cắt đông lạnh (Cryoablation) là một phương pháp phẫu thuật cắt khối u ở nhiệt độ đông lạnh đã được dùng trong nhiều năm để điều trị các khối u vú lành tính cũng như ung thư gan và thận. Gần đây, việc sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt đông lạnh để điều trị ung thư vú ngày càng gia tăng.
Tiến sĩ Chuwa nói: "Quá trình hạ thấp nhiệt độ không chỉ dừng lại ở việc tiêu diệt các tế bào ung thư khi chúng trở lên đông lạnh. Một loạt quá trình đóng băng - tan băng xảy ra trong quá trình phẫu thuật cắt đông lạnh khiến các tế bào vỡ ra, giải phóng DNA ung thư và nó kích thích phản ứng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua các hoạt động như đáp ứng với tác nhân gây bệnh có trong một loại vắc xin để giúp cơ thể được bảo vệ, chống lại căn bệnh đó. Nhờ cơ chế đáp ứng miễn dịch đó, sẽ ngăn ngừa di căn cũng như tái phát của bệnh ung thư trong tương lai.”
Mặc dù phương pháp này vẫn chỉ được coi là một thử nghiệm, một nghiên cứu gần đây đang được thực hiện trên 19 Trung tâm Ung thư tại Hoa Kỳ, đã phẫu thuật cắt bỏ các khối ung thư bằng phương pháp phẫu thuật cắt đông lạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp phẫu thuật cắt đông lạnh đã tiêu diệt được 92% khối u ác và 100% hiệu quả với khối u có kích thước nhỏ hơn 1cm. Nếu kết quả của các nghiên cứu chuyên sâu hơn xác nhận phương pháp điều trị này có hiệu quả và an toàn, thì việc ứng dụng phương pháp mổ cắt đông lạnh càng rộng rãi nhằm để điều trị cho những bệnh nhân ung thư vú được lựa chọn một cách kỹ lưỡng. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp này đó là chỉ thực hiện trong khoảng 30 phút tại cơ sở ngoại trú và sử dụng gây tê tại chỗ.
Điều trị phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn khối u và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Phẫu thuật bảo tồn vú, hoặc cắt bỏ chọn lọc khối u, loại bỏ khối u ác và giữ lại phần mô lành còn lại của vú. Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú thường được khuyến nghị nếu kích thước của khối u quá lớn hoặc nếu khối ung thư xâm lấn đến nhiều tổ chức bên trong vú. Phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc khối u vú sẽ mang lại kết quả sống sót cao hơn.
Tiến sĩ Chuwa cho biết: "Việc cắt bỏ khối u thành công phụ thuộc vào việc loại bỏ hoàn toàn khối u ung thư trong khi vẫn bảo tồn được hình dạng tự nhiên của vú. Đây có thể là một thách thức." Bác sỹ Chuwa tiếp tục: "Phương pháp điều trị bảo tồn này, đã giải quyết được vấn đề phát sinh liên quan đến tạo hình, thẩm mỹ ngực của bệnh nhân K vú, sau phẫu thuật tiệt căn."
Ngày nay, các bác sĩ phẫu thuật ung thư vú đang ngày càng hướng đến việc tích hợp các kỹ thuật thẩm mỹ vào quá trình điều trị, bao gồm việc tạo hình sẹo nhỏ, xung quanh núm vú hoặc lẫn vào nếp gấp da để giảm thiểu tối đa sẹo và đồng thời tạo hình các khuyết tật bằng cách sử dụng vạt mô vú, mô mỡ hoặc ghép cơ tự thân. Bằng chứng hiện tại cho thấy phương pháp này an toàn và mang lại kết quả tốt hơn về mặt thẩm mỹ cũng như sự hài lòng của bệnh nhân. Mặc dù mất nhiều thời gian hơn, khoảng 1 giờ so với phẫu thuật cắt bỏ khối u thông thường nhưng hầu hết bệnh nhân không nằm viện lâu hơn một đêm và có thể sinh hoạt bình thường ngày vào ngày hôm sau.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú vẫn là một lựa chọn điều trị quan trọng trên những phụ nữ bị ung thư vú lan rộng hoặc bệnh tái phát hoặc để giảm nguy cơ cho những người mang gen đột biến BRCA.
Phẫu thuật cắt bỏ vú tiết kiệm da (Skin-Sparing Mastectomy - SSM) bao gồm phẫu thuật cắt toàn bộ vú tiêu chuẩn được thực hiện thông qua một vết cắt xung quanh núm vú nhưng vẫn bảo tồn tối đa phần lớn lớp da tự nhiên. Phẫu thuật cắt bỏ vú bảo tồn núm vú ((Nipple-Sparing Mastectomy - NSM) tiến thêm một bước nữa bằng cách bảo tồn núm vú để tạo hình vú tức thì.
Tiến sĩ Chuwa giải thích về những lợi ích của phương pháp này như sau: "Việc bảo tồn da, cũng như đường viền vú, cho phép bác sĩ phẫu thuật thực hiện tái tạo vú ngay lập tức bằng vạt tự thân hoặc túi độn, đồng thời mang lại màu sắc và cấu trúc lý tưởng của vú được tái tạo và tạo nên sự cân đối ở vú đối diện.
Phẫu thuật SSM, NSM so với phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để mang lại kết quả thẩm mỹ tốt hơn, chính vì vậy phương pháp này được thực hiện thường quy với những bệnh nhân thích hợp.
Tỷ lệ biến chứng bao gồm mất vạt da và mất mô cấy được báo cáo lên tới 15% trường hợp, những ca này xảy ra phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật cũng như các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. NSM có thể được thực hiện khi phần đáy núm vú không bị ảnh hưởng bởi khối u. Tỷ lệ mất núm vú sau phẫu thuật tạo hình dao động từ 2 - 20% nhưng phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của phẫu thuật viên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân như hút thuốc.
Xu hướng cắt bỏ toàn bộ vú và nạo vét tất cả các hạch bạch huyết lân cận trước đây ở bệnh nhân ung thư vú thường dẫn đến ung thư tái phát ở các bộ phận khác của cơ thể ngay cả khi các hạch chưa bị di căn. Nghiên cứu đã dần dần xác định được sự di căn đến các hạch bạch huyết ở vùng lân cận.
Tiến sĩ Chuwa giải thích: "Việc loại bỏ tất cả các hạch có khả năng gây ra tác dụng phụ đáng kể bao gồm sưng cánh tay hoặc phù bạch huyết, rối loạn cảm giác và hạn chế khả năng cử động của cánh tay. Những tác dụng phụ này tồn tại lâu dài và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu hạch được xác định chính xác là lành tính, chưa bị di căn, có thể tránh được những cuộc phẫu thuật không cần thiết."
Sinh thiết hạch nách nhằm mục đích xác định tính chất của hạch đầu tiên dẫn lưu bạch huyết từ ung thư vú. Nếu phương pháp này xác định không có tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết, giúp xác định bệnh nhân không cần phải nạo vét, cắt bỏ hạch. Kỹ thuật này liên quan đến việc sử dụng thuốc nhuộm màu xanh và đồng vị phóng xạ, với tỷ lệ nhận diện ít nhất là 96%.
Hiện nay, sinh thiết hạch lân cận được xem là tiêu chuẩn để đánh giá các di căn hạch ở bệnh nhân K vú.
Ung thư vú được xem là bệnh toàn thân, điều đó có nghĩa là ung thư vú ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể chứ không chỉ là một cơ quan hay bộ phận riêng lẻ và còn có khả năng di căn. Người ta đã chứng minh rằng chỉ cắt bỏ khối u đơn thuần sẽ không ngăn ngừa được ung thư tái phát. Nghiên cứu đã tiết lộ rằng các tế bào ung thư hoạt động theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào gen mà ung thư biểu hiện.
Tiến sĩ Chuwa chia sẻ: "Việc phân loại được các tế bào ung thư cho phép việc điều trị đạt được độ chính xác cao hơn và ít độc tính hơn. Bằng cách nhắm vào đích và phá vỡ các con đường phát triển của tế bào ung thư, các thuốc tân dược đã và đang chứng minh được tác dụng, hiệu quả của chúng."
Các quan điểm trước đây, điều trị ung thư vú toàn diện chủ yếu tập trung vào phẫu thuật và sử dụng các phương pháp điều trị toàn thân để theo dõi nhằm ngăn ngừa tái phát. Ngày nay, các phương pháp điều trị toàn thân được bắt đầu trước khi phẫu thuật (được gọi là điều trị 'tân bổ trợ') như một phương pháp nhằm làm giảm khả năng chuyển sang giai đoạn nặng của bệnh, và điều này tạo cơ hội cho các liệu pháp đáp ứng tốt với điều trị khác. Các cuộc phẫu thuật tiếp theo thường ít triệt để hơn và mang lại bằng chứng về hiệu quả của các phương pháp điều trị toàn thân đối với các tổ chức ung thư còn lại. Điều này sẽ giúp bác sĩ quyết định liệu các phương pháp điều trị tiếp theo có mang lại lợi ích hay không.
Lĩnh vực điều trị ung thư vú đang đạt được những tiến bộ vượt bậc, mang đến nhiều hy vọng cho bệnh nhân cả về cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tăng tuổi thọ cho bệnh nhân K vú.
Tiến sĩ Chuwa chia sẻ: "Việc quản lý, điều trị bệnh nhân ung thư vú tiếp tục phát triển theo mô hình can thiệp ít hơn nhưng chọn lọc hơn. Khi các bác sĩ có được sự hiểu biết tốt hơn về phân loại khối u và sự khác biệt trong cơ chế bệnh sinh, cuối cùng nhờ đó chúng ta có thể điều chỉnh các phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân của mình."