Bệnh Hen Suyễn Trẻ Em: Giúp Con Bạn Thở Khỏe

Nguồn: Shutterstock

Bệnh Hen Suyễn Trẻ Em: Giúp Con Bạn Thở Khỏe

Cập nhật lần cuối: 18 Tháng Hai 2021 | 4 phút - Thời gian đọc

Có thể thấy con bạn nhỏ bé phải đấu tranh để hít thở thật đáng sợ, nhưng đừng hoảng loạn. Với một kế hoạch hành động hữu hiệu để kiểm soát cơn hen suyễn, cả bạn và con của bạn đều có thể thở khỏe.

Childhood-asthma-action-plan-ig-d

Bệnh Hen suyễn Trẻ em là gì?

Trong khi bệnh hen suyễn ở trẻ em về bản chất là tình trạng tương tự như bệnh hen suyễn ở người lớn, bệnh hen suyễn trẻ em có những nhóm thách thức riêng. Ví dụ, bỏ lỡ quá nhiều ngày đến trường, hoặc những đứa trẻ cảm thấy bị bạn bè xa lánh vì các em không thể chạy nhảy được thoải mái như các bạn.

Hen suyễn là một bệnh hô hấp mãn tính gây viêm và sưng tấy đường hô hấp. Trong suốt một cơn hen suyễn, các đường hô hấp sưng tấy, thu hẹp luồng không khí và gây khó thở.

Tại Singapore, cứ khoảng 5 trẻ em thì có 1 em bị bệnh hen suyễn trẻ em. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và các triệu chứng có thể tương tự với những triệu chứng gây nên bởi các tình trạng như cảm lạnh và các bệnh cúm khác, vì vậy một chẩn đoán chính xác rất quan trong cho việc quản lý lâu dài hiệu quả và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Điều gì gây nên bệnh hen suyễn trẻ em?

Các nhân tố được xem là có mối liên hệ với bệnh hen suyễn trẻ em trải dài từ di truyền cho đến môi trường. Trước tiên, những trẻ nhỏ có tiền sử gia đình mắc hen suyễn hoặc các dị ứng khác có khuynh hướng phát triển bệnh hen suyễn hơn.

Bên cạnh đó, nếu một đứa trẻ gặp các vấn đề về hô hấp như sổ mũi mãn tính, xoang viêm nhiễm từ khi còn nhỏ, hoặc các tình trạng cấp tính như viêm phổi hoặc viêm phế quản, chúng có thể gặp rủi ro cao hơn.

Tiếp xúc quá mức (bao gồm tiếp xúc trước sinh) với khói thuốc hoặc các chất ô nhiễm không khí khác cũng có thể gia tăng khả năng phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Trong khi những nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hen suyễn trẻ em vẫn chưa được hiểu rõ một cách đầy đủ, thật đáng khích lệ khi biết rằng rất nhiều cơn hen suyễn có thể được ngăn chặn bằng cách nhận diện và né tránh các yếu tố kích thích gây nên chúng.

Các yếu tố kích thích dị ứng thay đổi tùy theo mỗi đứa trẻ, nhưng các yếu tố phổ biến bao gồm:

  • Nhiễm trùng – cảm lạnh thông thường hoặc cúm
  • Các dị ứng nguyên (Allergens) – bụi và rệp bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng và vảy da động vật
  • Các chất ô nhiễm không khí – khói thuốc, khói từ các đám cháy lộ thiên, khói sơn, mù khói
  • Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột – Ví dụ, chuyển từ một sân chơi ngoài trời đi vào trung tâm thương mại có máy lạnh
  • Nỗ lực thể chất – tùy vào mức độ kiểm soát hen suyễn, vận động thể chất hoặc chơi đùa quá sức có thể kích hoạt cơn hen
  • Cảm xúc mạnh mẽ – tương tự, nếu hen suyễn không được kiểm soát tốt, quá mức phấn khích, căng thẳng, lo lắng, hoặc khóc lóc cũng có thể kích hoạt các cơn hen

Các triệu chứng của bệnh Hen Suyễn Trẻ em

Nhận diện các yếu tố kích thích hen suyễn ở trẻ em giúp ta chủ động hơn và phát hiện sớm cơn hen tiềm ẩn. Các triệu chứng thông thường cần để ý gồm:

  • Ho thường xuyên, hoặc ho dai dẳng
  • Thở khò khè, hoặc khó thở
  • Khó thở
  • Cảm giác căng tức ngực

Tìm kiếm dịch vụ chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức nếu bạn thấy các triệu chứng trầm trọng sau đây:

  • Khó thở
  • Cánh mũi phập phồng khi hít vào
  • Thở khò khè nặng
  • Đổ mồ hôi và nhịp tim tăng cao
  • Đau ngực

Liệu Hen Suyễn Trẻ em có thể dẫn đến các tình trạng và biến chứng khác?

Trong suốt các cơn hen suyễn, lớp màn lót thành trong đường hô hấp bị viêm và sưng tấy. Các cơ thành đường thở bị co thắt, và chất nhầy đặc làm tắc nghẽn đường thở của chúng. Nếu không được kiểm tra cẩn thận, bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể gây nên:

  • Gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm sốt
  • Khuynh hướng phát triển bệnh viêm phế quản và viêm phổi
  • Phục hồi chậm sau các lần nhiễm trùng đường hô hấp
  • Tổn hại vĩnh viễn đối với phổi

Theo thời gian, chất lượng giấc ngủ kém, mệt nhọc, và khả năng kém trong chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể thao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất và xã hội của một đứa trẻ. Trẻ em đến trường mà bỏ lỡ quá nhiều thời gian trong lớp học cũng có thể học hành thụt lùi.

Liệu con tôi có khả năng hết bệnh hen suyễn khi lớn lên?

Trong khi không có phương thức điều trị chữa hết hen suyễn, tin vui là chỉ 5% phần trăm dân số có bệnh hen suyễn khi ở tuổi trưởng thành. Điều này có nghĩa là con bạn nhiều khả năng sẽ hết bệnh hen suyễn khi lớn lên. Khoảng một nửa các bệnh nhân hen suyễn trẻ em cho biết những cơn hen ít thường xuyên hơn và trở nên nhẹ hơn khi các em đến tuổi thiếu niên, trong khi số còn lại không còn trải qua bất kỳ cơn hen nào nữa.

Vì vậy, hãy giữ thái độ tích cực, và nỗ lực giúp kiểm soát bệnh hen suyễn của con bạn trong thời gian chờ đợi.

Làm thế nào tôi có thể kiểm soát bệnh hen suyễn của con tôi?

Nếu con bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn trẻ em, kiểm soát liên tục và bám sát vào một kế hoạch điều trị là then chốt. Làm việc với bác sĩ của con bạn để lập một kế hoạch hành động bệnh hen suyễn, và cho con bạn tham gia càng nhiều càng tốt. Kế hoạch đó cần bao gồm những điều dưới đây, cũng có thể được phối hợp vào trong cuộc sống hàng ngày:

  1. Nhận diện những yếu tố kích thích hen suyễn của con bạn và giảm thiểu tiếp xúc với chúng
  2. Đảm bảo con bạn uống tất cả các loại thuốc dùng lâu dài để kiểm soát bệnh (như các thuốc corticosteroid dạng hít vào) như bác sĩ đã kê toa
  3. Luôn để các loại thuốc giảm bớt bệnh nhanh của con bạn (chẳng hạn như ống hít thuốc Ventolin) ngay trong tầm tay và sử dụng chúng như chỉ dẫn.
  4. Thông báo cho người chăm sóc và giáo viên của con bạn về tình trạng bệnh của con bạn và làm thế nào để hỗ trợ con bạn trong suốt một cơn hen suyễn
  5. Dạy các trẻ lớn hơn cách nhận biết các triệu chứng của chúng và biết cần phải làm gì
  6. Một khi hen suyễn của con bạn đã được kiểm soát đúng cách, hãy khuyến khích chúng tập thể dục và chơi thể thao. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện chức năng của phổi và sức khỏe tổng quát
  7. Giúp con bạn duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, vì thừa cân có thể làm các triệu chứng hen suyễn tệ hơn

Cuối cùng, vì tình trạng của con bạn có thể thay đổi theo thời gian, hãy tiếp tục tham gia các cuộc hẹn khám bệnh định kỳ vì vậy bác sĩ có thể điều chỉnh các biện pháp điều trị cho phù hợp.

Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn có thể đã mắc bệnh hen suyễn, hãy tham khảo một bác sĩ khoa nhi để có một chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp.

Asthma (Common Childhood Illnesses). Retrieved 18/12/2020 from https://www.healthhub.sg/a-z/diseases-and-conditions/695/common-childhood-illnesses-asthma

Childhood Asthma. Retrieved 18/12/2020 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-asthma/symptoms-causes/syc-20351507
Bài viết liên quan
Xem tất cả