Dr Yegappan Muthukaruppan
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Getty Images
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Đại dịch đã đem đến những thay đổi trong cách sống, làm việc, và tất nhiên, cả cách giải trí của chúng ta. Hướng phát triển do đại dịch coronavirus này thúc đẩy chúng ta học hỏi những điều mới và tìm ra những cách khác để vui vẻ bên những người thân yêu trong bối cảnh của các hạn chế COVID-19 đang diễn ra.
Ví dụ, nhiều người đã chọn lối sống năng động hơn với các hoạt động như đạp xe, trượt patin và trượt ván, những hoạt động cũng đưa họ đến gần hơn với thiên nhiên. Tuy nhiên, trong khi những hoạt động này trông thật thú vị, trải nghiệm ly kỳ cũng đi kèm với rủi ro.
Hãy đọc tiếp để biết một số chấn thương phổ biến có thể gặp phải từ đạp xe, trượt ván và trượt patin, cũng như cách chúng có thể được tránh.
Singapore đang trải qua một sự bùng nổ về đạp xe, với lượng xe đạp được tiêu thụ cực nhanh và số lượng tay đua ngày càng tăng. Khi lướt qua các đường kết nối trong công viên, bờ biển, hay thậm chí dọc theo các đường kết nối công viên trong khu dân cư, chúng ta cần chú ý đến an toàn cá nhân - điều mà mọi người ở khắp mọi nơi nên quan tâm hơn.
“Với sự gia tăng phổ biến của đạp xe đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, chúng tôi đang chứng kiến một số lượng ngày càng tăng các trường hợp chấn thương do đạp xe,” bác sĩ Yegappan Muthukaruppan, bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình tại Bệnh viện Parkway East cho biết.
“Trong đạp xe, gãy xương đòn cực kỳ phổ biến, tiếp theo là gãy cánh tay và cổ tay. Thường thì chi trên là bộ phận bị chấn thương,” ông cho biết thêm.
Trượt ván và trượt patin cũng đang tận hưởng sự bùng nổ trong đại dịch, khi nhiều người trong chúng ta đón nhận thiên nhiên ngoài trời hơn.
Theo bác sĩ Yegappan, bệnh viện vẫn tiếp nhận các bệnh nhân bị chấn thương do trượt ván và trượt patin, nhưng số lượng trường hợp như vậy không tăng đáng kề. Tuy nhiên, khi chúng xảy ra, chúng thường là các chấn thương xung quanh mắt cá chân do ngã, hoặc chấn thương chi trên khi người chơi cố gắng chống đỡ lúc ngã bằng cách duỗi thẳng bàn tay ra.
Các chấn thương phổ biến từ các môn thể thao như vậy cũng bao gồm:
Chấn thương là một phần không thể tránh khỏi của thể thao. Nhưng mức độ nghiêm trọng của chúng có thể được kiểm soát với sự điều trị kịp thời. Bác sĩ Yegappan chia sẻ rằng hầu hết các chấn thương thường là ở dạng nhẹ, và không phải là nguyên nhân gây lo ngại. Việc điều trị cũng tương đối đơn giản.
“May mắn thay, hầu hết những người bị chấn thương thường có thể tự tìm kiếm sự chăm sóc y tế thay vì phải gọi xe cứu thương. Hầu hết họ chỉ cần nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và uống thuốc,” ông nói.
Phẫu thuật chỉ được yêu cầu đối với một số trường hợp, thường là giải pháp cuối cùng.
“Đặc biệt là với các trường hợp gãy xương chi trên bị trật khớp, việc cố định và vận động sớm sẽ cho phép phục hồi chức năng nhanh hơn,” ông giải thích. “Ngay cả với các bệnh nhân yêu cầu phẫu thuật, tiên lượng (khả năng diễn tiến của một tình trạng sức khỏe) là tích cực, và họ sẽ có thể quay lại các hoạt động thể thao sau khi phục hồi và tập luyện trở lại.”
Chấn thương từ thể thao và các hoạt động thể chất ngoài trời có thể được giảm thiểu với một chút ý thức thông thường. Các biện pháp có thể được thực hiện bao gồm tập luyện chậm rãi, tham gia các bài tập khởi động, sử dụng dụng cụ bảo hộ đúng cách, và giữ cơ thể đủ nước. Vì các công viên và điểm tham quan tại Singapore có thể khá đông đúc vào buổi sáng và chiều muộn, đặc biệt là vào cuối tuần và những ngày lễ, việc luôn chú tâm và cảnh giác về xung quanh cũng rất quan trọng. Bất kỳ sự thiếu tập trung nào cũng có thể gây ra các tai nạn đau đớn cho cả bạn và những người đi ngang qua.
Bác sĩ Yegappan chia sẻ ý kiến cá nhân của mình: “Đặc biệt là đối với đạp xe, việc khởi đầu chậm rãi và chú ý đến điều kiện mặt đường và thời tiết là rất tốt. Người đạp xe trên các đường kết nối trong công viên và trong các công viên nên đạp xe chậm vì họ đang chia sẽ con đường với người đi bộ và người chạy bộ”.
Trong khi các chấn thương là phổ biến, và thường tự khỏi mà không cần can thiệp y tế, hãy chú ý đến các dấu hiệu chuyển biến xấu.
“Thường hay có cơn đau nhức khi ai đó bắt đầu một hình thức vận động mới, và những cơn đau này sẽ nhanh chóng tự khỏi sau một hai ngày,” bác sĩ Yegappan chia sẻ.
“Tuy nhiên, các dấu hiệu như đau nhức kéo dài, sưng khớp và hạn chế vận động không nên bị bỏ qua,” ông cho biết thêm.
Nếu bạn bị thương nghiêm trọng, đừng ngần ngại đến khám tại phòng khám cấp cứu 24 giờ của Bệnh viện Parkway East để được tư vấn y tế và điều trị. Hãy nhớ rằng, trong khi giải trí ngoài trời với một môn thể thao mới là tốt cho tinh thần thể chất bản thân, bạn cũng nên chăm sóc bản thân mình về mặt thể chất!