Bác sĩ Lim Choon Pin
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Mỗi ngày ở Singapore, có 16 người tử vong do bệnh tim mạch (các bệnh về tim và đột quỵ). Bệnh tim mạch chiếm 29.5% tỉ lệ tử vong trong năm 2016. Điều này có nghĩa là gần như 1 trên 3 ca tử vong ở Singapore là do bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.
Khi chúng ta đến gần Ngày Tim Mạch Thế Giới, chúng tôi giải thích một số các thuật ngữ thường gặp nhưng dễ gây hiểu nhầm có liên quan đến bệnh tim mạch để bạn luôn hiểu rõ.
Nói chuyện với bác sĩ tim mạch nếu bạn lo ngại về sức khỏe tim mạch của mình.
Bệnh động mạch vành, một thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho bệnh tim mạch vành, xuất hiện khi các mạch máu cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến tim của bạn (các động mạch vành), bị tổn thương hoặc bị bệnh.
Khi lớp nội mạc của một động mạch bị tổn thương, các chất béo (mảng bám) gồm có cholesterol và các sản phẩm tế bào được xem như rác thải có xu hướng tích tụ lại tại vị trí bị thương. Quá trình này cũng được biết đến là xơ vữa động mạch.
Điều này dẫn đến thu hẹp mạch máu và giảm nguồn cung cấp máu đến phần tim mà nó chịu trách nhiệm cung cấp.
Nếu bề mặt của mảng bám bị vỡ hoặc rách, các tiểu cầu sẽ vón cục tại vị trí cố gắng sửa chữa lại động mạch. Cục máu đông này đôi khi có thể tắc nghẽn động mạch ở mức độ trầm trọng, dẫn đến đau tim.
Các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh động mạch vành như sau:
Nhưng có nhiều cách bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh động mạch vành. Một lối sống lành mạnh có thể gây ra tác động tích cực rất lớn.
Đến gặp bác sĩ nếu bạn bị hụt hơi trong khi gắng sức hoặc cảm thấy căng tức hoặc có áp lực ở ngực. Cơn đau này, được biết đến là chứng đau thắt ngực, thường xuất hiện ở phần giữa hoặc bên trái ngực và thường được kích hoạt bởi căng thẳng về mặt thể chất hoặc cảm xúc.
Cơn đau này cũng có thể xuất hiện ở cổ hoặc cánh tay. Ở phụ nữ, người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh tiểu đường, các triệu chứng này có thể xuất hiện khác thường, có thể ở bên phải ngực hoặc ở lưng.
Đôi khi, triệu chứng có thể chỉ là hiện tượng hụt hơi nhẹ, hoặc chỉ được phát hiện khi làm các xét nghiệm về tim.
Để chẩn đoán bệnh động mạch vành, bác sĩ tim mạch sẽ đầu tiên sẽ xác định các triệu chứng, tiền sử bệnh lý và các yếu tố nguy cơ của bạn. Sau đó họ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và triển khai một số xét nghiệm chẩn đoán. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ bệnh động mạch vành của bạn, sự ảnh hưởng của bệnh đến chức năng tim và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Một khi chẩn đoán được xác nhận, bác sĩ sẽ bàn bạc với bạn kế hoạch điều trị tốt nhất. Kế hoạch này sẽ bao gồm những điều chỉnh trong lối sống để giảm nguy cơ biến chứng như đau tim hoặc đột quỵ.
Bác sĩ tim mạch có thể làm thông động mạch của bạn bằng một thủ thuật ít xâm lấn mang tên nong mạch vành bằng bóng qua da (PTCA).
Họ sẽ luồn một ống thông vào động mạch ở cổ tay hoạc bẹn của bạn và hướng nó qua mạch máu đến động mạch vành, nơi một thuốc nhuộm được truyền vào.
Sử dụng tia X, họ có thể nhìn thấy vị trí bị tắc nghẽn và luồn một dụng cụ bơm bóng, sau đó bơm lên trong khoảng vài giây để ép phần bị tắc nghẽn. Quy trình này sẽ được lặp lại với mỗi chỗ tắc nghẽn được phát hiện.
Một stent có thể sẽ được lắp vào để giữ mạch máu ở trạng thái thông thoáng.
Một phẫu thuật thường được tiến hành để điều trị bệnh động mạch vành (CAD) là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG), đây là phẫu thuật được khuyến nghị cho một số các nhóm bệnh nhân cụ thể, mang những trường hợp thu hẹp và tắc nghẽn động mạch tim ở mức độ nghiêm trọng, không phù hợp sử dụng thủ thuật PTCA.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành tạo ra những đường đi mới quanh những động mạch đã bị thu hẹp và tắc nghẽn, tạo lối cho dòng máu chảy đến, cung cấp oxy và các dưỡng chất cho các cơ tim.
Suy tim được biểu hiện bằng việc trái tim không có khả năng bơm lượng máu thích hợp cho cơ thể và duy trì các chức năng của cơ thể. Suy tim là một tình trạng bệnh hoặc một tập hợp các triệu chứng, là biểu hiện của hậu quả trái tim bị suy yếu hoặc 'cứng đờ'.
Một cơn đau tim, còn được gọi là nhồi máu cơ tim, là một trong những nguyên nhân gây ra suy tim. Trong một cơn đau tim, lượng máu thường cung cấp oxy cho tim đột nhiên bị gián đoạn và một phần cơ tim bắt đầu chết dần, do đó làm trái tim trở nên suy yếu. Thời gian trôi qua trước khi được điều trị và mức độ tổn thương sẽ xác định ảnh hưởng lâu dài của cơn đau tim gây ra cho trái tim của bạn. Một cơn đau tim cũng có thể ảnh hưởng đến các van tim và gây ra rò rỉ.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau tim là bệnh động mạch vành (CAD). Khi một mảng bám cholesterol bị vỡ, sự vón cục của tiểu cầu tiếp theo có thể dẫn đến hiện tượng thu hẹp đột ngột, nghiêm trọng của mạch máu, gây ra đau tim. Các nguyên nhân gây ra đau tim ít phổ biến khác bao gồm các cục máu đông, rách mạch máu hoặc co thắt mạch máu.
Trong khi một cơn đau tim xuất hiện đột ngột, suy tim có thể là một tình trạng cấp tính (ngắn hạn) mà bạn có khả năng phục hồi sau đó, hoặc một tình trạng mãn tính (liên tục). Trong trường hợp suy tim mãn tính, các triệu chứng thường tiến triển nặng dần và có thể có liên quan đến một số đợt đột ngột chuyển biến xấu (suy tim cấp). Phần lớn các trường hợp suy tim là mãn tính.
Suy tim là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời để kiểm soát các triệu chứng, tăng cơ hội phục hồi lâu dài và giảm các biến chứng. Gọi cho bác sĩ nếu bạn mắc phải các triệu chứng sau đây:
Suy tim thường liên quan đến một bệnh lý khác. Nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim là Bệnh động mạch vành (CAD - Coronary Artery Disease).
Các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc suy tim bao gồm:
Suy tim thường liên quan đến một bệnh lý khác. Nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim là Bệnh động mạch vành (CAD). Các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc suy tim bao gồm dị tật tim bẩm sinh, đau tim (như đã đề cập ở trên), nhịp tim bất thường, huyết áp cao, các bệnh khác nhau như thiếu máu, suy giáp, cường giáp và khí phế thủng, cũng như thuốc men, và lạm dụng thuốc và rượu.
Suy tim có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa suốt đời để giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ mắc phải cao hơn nếu bạn là nam giới, thừa cân, và hút thuốc lá, ăn thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc cholesterol, hoặc có lối sống ít vận động.
Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn có triệu chứng mới và chưa rõ nguyên nhân, có thể dấu hiệu cho thấy vấn đề ở tim. Điều trị sớm là yếu tố then chốt để phòng ngừa các trường hợp suy tim nghiêm trọng nhất.
Ngừng tim xảy ra đột ngột và thường không có cảnh báo trước. Nó xảy ra khi 'hệ thống điện' của trái tim bị trục trặc và ngăn chặn lưu thông máu từ tim đến cơ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngừng tim là rung thất - nguyên nhân khiến tim đập loạn nhịp, nhanh và rối loạn.
Khi tim không thể bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể, người bị nạn mất ý thức và không có mạch. Vài phút sau, nạn nhân có thể tử vong nếu không được điều trị.
So sánh sự khác biệt giữa đau tim và ngừng tim.
Gọi ngay dịch vụ cấp cứu khẩn cấp nếu bạn chứng kiến ai đó bị ngừng tim. Thực hiện ngay việc hô hấp nhân tạo (CPR) nếu bạn được đào tạo để làm vậy.
Bệnh tim do cao huyết áp đề cập đến những vấn đề về tim liên quan đến tình trạng huyết áp cao kéo dài.
Áp lực bên trong mạch máu quá cao và kết quả là tim phải bơm máu vất vả hơn. Sau một thời gian, điều này dẫn đến hiện tượng cơ tim bị dày lên. Đôi khi, cơ có thể dày đến nỗi không nhận đủ oxy.
Huyết áp cao cũng dẫn đến dày các thành mạch máu. Khi cộng thêm sự tích tụ cholesterol trong mạch máu, nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng cao.
Một số người có thể không trải nghiệm bất kỳ triệu chứng nào trong khi số khác có thể có được bất kỳ các triệu chứng dưới đây, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh:
Chẩn đoán cao huyết áp ở giai đoạn sớm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề về mắt và bệnh thận mãn tính. Nếu huyết áp của bạn cao, bạn cần hạ thấp và kiểm soát được tình trạng. Kiểm tra huyết áp hàng năm hoặc với tần suất theo khuyến nghị của bác sĩ.
Bệnh tim bẩm sinh, hoặc dị tật tim bẩm sinh, là một tình trạng bất thường của tim đã có từ khi sinh ra, trong đó tim không bơm máu hữu hiệu như lẽ ra phải thế. Các dị tật này có thể tác động đến các thành tim, các van tim hoặc các mạch máu. Các dị tật có thể ở nhiều mức độ, từ các tình trạng đơn giản không gây ra triệu chứng cho đến các vấn đề phức tạp gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.
Bệnh tim bẩm sinh có thể do di truyền hoặc do các vấn đề về sức khỏe của người mẹ trong suốt thai kỳ, như việc sử dụng một số loại thuốc kê đơn trong thai kỳ, sử dụng rượu hoặc các loại chất cấm trong thai kỳ, hoặc bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tình trạng bệnh thường được phát hiện sau khi sinh, nhưng trong một số trường hợp có thể không được chuẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành. Một khi được chẩn đoán, điều quan trọng là tiếp tục đến gặp bác sĩ để tái khám. Điều này có thể giúp bạn duy trì cuộc sống năng động và hiệu quả, đồng thời giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng tim, suy tim và đột quỵ.
Mặc dù đau ngực thường có liên quan đến bệnh tim, nhiều người mắc bệnh tim nói rằng họ trải qua một sự khó chịu không rõ ràng mà không nhất thiết được nhận diện là đau. Nói chung, sự khó chịu nơi ngực có thể được mô tả là một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây và bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu trải qua chúng:
Cơn đau ngực xuất hiện đột ngột, nghiêm trọng và dai dẳng, có thể do đau tim. Cơn đau ngực nhẹ xảy ra trong khi gắng sức và thuyên giảm khi nghỉ ngơi có thể do quá trình tích tụ cholesterol plaque diễn ra từ từ. Trường hợp sau này còn được gọi là 'đau thắt ngực ổn định'.
Đến Phòng khám Cấp cứu nếu cơn đau ngực không thuyên giảm trong vòng 5 phút hoặc nếu mức độ nghiêm trọng và có đi kèm chóng mặt hoặc bất tỉnh.
Đau ngực đôi khi có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác ngoài bệnh tim. Các tình trạng bệnh như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày, đau cơ xương và một số tình trạng về phổi cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau ngực. Điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân nhiều khả năng nhất gây ra cơn đau ngực ở bạn.
Các vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim) xảy ra khi các xung điện phối hợp nhịp tim của bạn hoạt động không đúng cách, khiến tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.
Có thể bạn sẽ có cảm giác tim đập nhanh mạnh hoặc đánh trống ngực, và hiện tượng này có thể vô hại. Hầu hết các chứng loạn nhịp tim đều có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, một số chứng loạn nhịp tim có thể gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạnh.
Để điều hòa nhịp tim của bạn, bác sĩ có thể khuyến nghị việc cài đặt máy điều hòa nhịp tim, một dụng cụ nhỏ được đặt dưới da ở vùng ngực, giúp kiểm soát nhịp tim của bạn.
Tiếng thổi tim là một loại âm thanh được phát ra do dòng máu chảy không đều bên trong tim. Trong khi hầu hết các tiếng thổi tim đều là do chức năng và không gây ra báo động, tiếng thổi tim có thể là do bệnh ở van tim hoặc do bệnh tim bẩm sinh.
Chính việc máu chảy không đều qua một van tim mắc bệnh đã gây ra âm thanh bất thường. Dòng máu chảy ở tốc độ cao qua van tim, như trong các trường hợp thiếu máu và cường giáp, cũng có thể gây ra tiếng thổi tim, tương tự như khi có một lỗ thủng ở thành tim.
Điều quan trọng là tiến hành khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bất kỳ âm thanh bất thường ở tim. Nếu tiếng thổi tim được phát hiện, những đánh giá sâu hơn sẽ cần được tiến hành để xác định nguyên nhân, liệu pháp điều trị y tế có cần thiết hay không, van nào bị ảnh hưởng, và độ nghiệm trọng của vấn đề.
Bệnh mạch máu não đề cập đến một nhóm các tình trạng bệnh ảnh hưởng đến các mạch máu và việc cung cấp máu đến não, đồng thời có thể dẫn đến đột quỵ hoặc xuất huyết não. Nếu có tắc nghẽn, dị tật, hoặc xuất huyết khiến các tế bào não không có đủ oxy, não có thể bị tổn thương.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mạch máu não hay một cơn đột quỵ não phụ thuộc vào vị trí tắc nghẽn hoặc tổn thương xảy ra, và lượng mô não bị ảnh hưởng là bao nhiêu. Các bộ phận khác nhau của não có thể dẫn đến các triệu chứng hay các suy giảm khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:
Các đối tượng bị loạn nhịp tim cần hỏi bác sĩ liệu họ có cần sử dụng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa đột quỵ hay không. Đột quỵ và các biến cố mạch máu não khác có thể dẫn đến tử vong, tuy nhiên với các chăm sóc y tế nhanh chóng, khả năng phục hồi hoàn toàn hoặc một phần là có thể xảy ra. Nếu bạn mắc bệnh mạch máu não, bạn nên tuân thủ các lời khuyên về lối sống lành mạnh và các hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ phát bệnh.
Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách tuân thủ một số lời khuyên dưới đây:
Khám tim định kỳ cũng là một phương pháp hiệu quả để sớm nhận diện các rủi ro ẩn chứa về tim. Để đặt lịch khám tim, đặt một cuộc hẹn với bác sĩ tim mạch.