Dr MacDonald Michael Ross
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Bệnh Nền có nghĩa chính xác là gì, và ai đang có nguy cơ? Ở Ý, đất nước phải đối mặt với một trong những đợt bùng dịch lớn nhất của vi-rút corona, 99% các bệnh nhân COVID-19 tử vong đã có ít nhất một bệnh nền. Ở Anh và xứ Wales, Văn phòng Thống kê Quốc gia (Office of National Statistics – ONS) có báo cáo rằng trong tháng 3, 9/10 người tử vong vì COVID-19 đã có sẵn ít nhất một bệnh lý khác trước khi nhiễm vi-rút corona.
Các chuyên gia của Bệnh Viện Mount Elizabeth sẽ chia sẻ về những bệnh 'nền' này là gì, và làm thế nào để quản lý sức khỏe của bạn nếu bạn đang ở trạng thái nguy hiểm.
Tăng huyết áp (hypertension), hay huyết áp cao, sẽ khiến sức khỏe tim mạch của bệnh nhân trở nên xấu. Trong khi sự kết nối giữa hai loại bệnh này chưa được hiểu rõ hoàn toàn, các bác sĩ tin rằng sức ép mà vi-rút corona mới đặt lên phổi có thể ảnh hưởng tới tim mạch. Nếu bạn có vấn đề về tim, bạn cũng đang sở hữu một hệ miễn dịch bị tổn hại, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng từ COVID-19 của bạn. Đầu tiên báo chí đã đưa ra những suy đoán liên quan đến sự kết nối giữa các loại thuốc hạ huyết áp phổ biến (chất ức chế thụ thể angiotensin/ACE-inhibitor) và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, điều này chưa được xác định và lời khuyên hiện nay là tiếp tục sử dụng tất cả các loại thuốc huyết áp trừ khi bác sĩ khuyến nghị bạn ngừng dùng chúng.
COVID-19 có thể đặt ra rủi ro sức khỏe cao hơn đáng kể cho người mắc bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết cao hơn. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, khả năng cao là bạn cũng sở hữu hệ miễn dịch bị tổn hại, và điều này cũng khiến cơ thể bạn gặp khó khăn hơn trong việc chiến đấu lại vi-rút corona. Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến viêm mãn tính, chức năng tụy bị tổn hại, và sự tăng khả năng đông máu bất thường (hypercoagulability), đều dẫn đến nguy cơ cao phải chịu các biến chứng từ vi-rút corona.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch có nhiều khả năng bị triệu chứng nặng hơn, và phải chịu một kết cục nghiêm trọng hơn nếu họ nhiễm phải COVID-19. Dựa trên số liệu thu thập được từ Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), 14% (541 người) trong số người qua đời do COVID-19 được ghi nhận ở Anh và xứ Wales đã mắc bệnh tim do thiếu máu cục bộ (ischaemic heart disease), kể cả những người từng lên cơn đau tim hoặc sống với chứng đau thắt ngực (angina), khiến đây trở thành bệnh nền đi kèm được nhắc tên trên giấy chứng tử nhiều nhất.
Ở Ý, gần một phần tư số bệnh nhân qua đời vì vi-rút corona đã mang sẵn tình trạng rung tâm nhĩ (atrial fibrillation), một tình trạng bệnh được định nghĩa bởi tim đập nhanh thất thường hoặc không đều, có khả năng gây ra các cục máu đông, suy tim, và đột quỵ. Do đó quan trọng là bệnh nhân sở hữu bệnh tim sẵn phải cực kỳ cảnh giác trong việc bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ tiếp xúc với vi-rút.
Cả bản thân căn bệnh ung thư, và các phương pháp điều trị khắc nghiệt của nó, đều có thể làm tổn hại sức khỏe hệ miễn dịch và làm giảm chức năng của hệ hô hấp. Một vài phương pháp điều trị như hóa trị có thể khiến tủy xương ngừng sản xuất đủ tế bào bạch cầu, một phần của hệ thống miễn dịch. Những người mắc bệnh bạch cầu (leukaemia) hoặc ung thư hạch (lymphoma) cũng mang nhiều nguy cơ phát triển triệu chứng nặng từ COVID-19 bởi vì bệnh của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch.
Đây là một bệnh nền khác đã được chứng minh có thể khiến việc hồi phục sau khi mắc COVID-19 trở nên phức tạp. Bệnh thận cũng xuất hiện trong gần một phần năm số bệnh nhân tử vong do COVID-19.
Những bệnh nhân mang các bệnh phổi như giãn phổi (emphysema) hoặc viêm phế quản (bronchitis) có khả năng suy giảm trong công tác chống lại các ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả vi-rút corona. COVID-19 có thể tấn công phổi, gây viêm lớp niêm mạc phổi cũng như các túi khí (air sacs) ở tận đáy phổi, một biến chứng dẫn đến nguy cơ viêm phổi. Tình trạng viêm này có thể làm giảm lượng oxy đi vào dòng máu, dẫn đến hậu quả chết người khi các cơ quan quan trọng ngừng hoạt động.
Trong khi tình trạng hậu đột quỵ (đã từng bị đột quỵ) không tự nó gây ra các biến chứng đối với khả năng chống lại vi-rút corona của cơ thể, những bệnh nhân đã từng đột quỵ thường đau khổ vì có sẵn một hoặc nhiều bệnh nền khác được nói đến ở trên.
Cũng như đột quỵ, chứng suy giảm trí nhớ (dementia) không tự nó ngăn chặn cơ thể chống lại vi-rút corona. Tuy nhiên, bởi vì căn bệnh này gây ra mất trí nhớ, bệnh nhân có thể quên mất thói quen vệ sinh cơ bản như thường xuyên rửa tay, một hành động có thể khiến họ dễ nhiễm vi-rút. Gần 10% bệnh nhân qua đời do vi-rút corona ở Ý mang bệnh suy giảm trí nhớ.
Bệnh nhân ghép gan đang gặp nhiều nguy cơ biến chứng từ vi-rút corona do các loại thuốc suy giảm miễn dịch mà họ cần phải uống hàng ngày để ngăn chặn cơ thể đào thải gan cấy ghép. Trong khi vi-rút corona mới vẫn chưa được hiểu rõ một cách hoàn toàn, giới khoa học cho rằng nó có khả năng sản sinh tác động bất lợi đến một bộ gan nếu không thì khỏe mạnh. Một nghiên cứu ở Trung Quốc tìm thấy gần đến nửa số bệnh nhân nhiễm vi-rút corona mới bị rối loạn chức năng gan ở một thời điểm nào đó trong giai đoạn mắc bệnh của họ.
Với một hệ thống miễn dịch đã bị tổn hại, bạn cần phải thực hiện các biện pháp để tránh nhiễm COVID-19.
Những biện pháp này bao gồm:
Nếu bạn phát triển một cơn ho dai dẳng và sốt cao không thể tự cải thiện hoặc nặng thêm sau vài ngày, hãy tìm kiếm sự tư vấn của các chuyên gia y tế để được chuẩn đoán chính xác, và thông báo cho bác sĩ về (các) bệnh nền mà bạn đang mang.