Dr Wai Chun Hang Daniel
Bác sĩ nội tiết
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiết
Ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ Daniel Wai, chuyên gia nội tiết tại Bệnh viện Mount Elizabeth, trò chuyện về các cách phòng tránh căn bệnh này theo kết quả từ nghiên cứu mới nhất.
Bệnh tiểu đường mellitus là căn bệnh mang biểu hiện là đường trong máu cao.
Bình thường, cơ thể chúng ta sản xuất insulin bất kỳ khi nào chúng ta ăn và đường trong máu bắt đầu tăng cao. Insulin bảo đảm rằng lượng đường này đi vào tế bào cơ thể để được sử dụng hoặc dự trữ, và ngăn chặn gan sản xuất quá nhiều đường. Ở những cá nhân mắc bệnh tiểu đường, không có đủ lượng insulin trong cơ thể để thực hiện chức năng này.
Có 2 loại bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 1 là một loại bệnh tự miễn dịch, nơi bạch cầu trong cơ thể phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Vậy nên bệnh nhân hoàn toàn không có khả năng tạo ra nhiều insulin, và họ cần phải tiêm insulin trọn đời. May mắn thay, đây là ca rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường loại 2 được tin rằng là loại bệnh của tình trạng dinh dưỡng quá mức, và có liên quan đến lối sống đô thị hóa và tình trạng gia tăng béo phì.
Có niềm tin cho rằng mỗi chúng ta sở hữu một lượng dung tích dự trữ chất béo nhất định. Khi dung tích này bị vượt quá mức bởi tình trạng dinh dưỡng quá mức mãn tính (ăn quá nhiều và luôn ngồi một chỗ), cơ thể sẽ không muốn có thêm bất kỳ lượng mỡ bổ sung nào, và trở nên kháng insulin.
Ban đầu, tuyến tụy sản xuất insulin nhiều hơn để vượt qua tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, tuyến tụy cuối cùng sẽ không còn khả năng làm vậy và lượng đường bắt đầu tăng, gây nên tiền tiểu đường (xét nghiệm đường huyết lúc đói bị suy giảm hoặc dung nạp glucose bị suy giảm). Đồng thời, triglyceride trong máu (mỡ trong máu) và các axit béo tự do bắt đầu tăng cao trong máu.
Cả lượng đường gia tăng và các axit béo tự do đều mang độc tính đến tuyến tụy, điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn khi tuyến tụy tiếp tục bị tổn thương. Tình trạng tổn thương nặng thêm này cho tuyến tụy tiếp tục nguyên nhân làm lượng đường trong máu và axit béo tự do tăng cao hơn nữa!
Cuối cùng, hoạt động tăng sản xuất insulin này cũng không đủ mức để vượt qua tình trạng kháng insulin, và bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn tiểu đường. Ở thời điểm bệnh tiểu đường diễn ra, chỉ còn khoảng 50% chức năng tuyến tụy hoạt động.
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng. Lượng đường bám chặt vào mọi thứ trong cơ thể, từ thành mạch máu, bạch cầu, và tất cả các dạng protein khác, gây cản trở hoạt động bình thường của chúng. Có 2 dạng biến chứng chính: bệnh mạch máu lớn và bệnh mạch máu nhỏ.
Bệnh mạch máu lớn chủ yếu chỉ tình trạng tắc nghẽn mạch tim gây nên các cơn đau tim, tắc nghẽn mạch não gây đột quỵ, và tắc nghẽn mạch chân. Bệnh mạch máu nhỏ chỉ tình trạng tổn thương cho các mạch máu nhỏ trong mắt gây mù lòa, mạch trong thận gây suy thận, và mạch trong các dây thần kinh gây tổn thương dây thần kinh.
Ảnh hưởng kết hợp từ tổn thương thần kinh và tắc nghẽn mạch máu gây ra những ca nhiễm trùng bàn chân nghiêm trọng, đôi khi đòi hỏi phải cắt cụt chi. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu, chiếm 63.5% tổng số ca xét mới trong năm 2008. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mãn tính ở Singapore.
Khoảng 11.3% người dân Singapore mắc bệnh tiểu đường, dựa trên Cuộc Điều Tra Sức Khỏe Toàn Quốc 2010. Dự tính đến năm 2030, con số lên đến 18.4% người dân Singapore sẽ tiến triển đến giai đoạn tiểu đường. Đáng lo ngại hơn, một nửa số người mắc bệnh tiểu đường ở Singapore không nhận thức được rằng họ mắc bệnh. Khi ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, các biến chứng đi kèm như mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi sẽ tăng lên.
Vì bệnh tiểu đường là một căn bệnh của tình trạng dinh dưỡng quá mức, chúng ta cần phải điều chỉnh điều đó. Nửa dân số Singapore ăn hơn mức năng lượng họ cần. Phần lớn người dân Singapore là nhân viên văn phòng, ngồi tại bàn làm việc gần như cả ngày. Khi về đến nhà, chúng ta chỉ muốn được thư giãn trên ghế sofa. Một số người trong chúng ta làm việc đến khuya, chỉ được nghỉ ngơi khoảng 3 đến 4 tiếng.
Để tránh bệnh tiểu đường, chúng ta cần thực hiện một vài thay đổi!
Mất ngủ dẫn đến tình trạng gia tăng sự thèm ăn, điều này khiến chúng ta ăn nhiều hơn, và làm tăng tiết các hóc môn gây căng thẳng. Hai yếu tố này kết hợp lại sẽ làm tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường.
Tập thể dục đều đặn rất quan trọng. Đến phòng tập gym, hoặc đến hồ bơi. Ra công viên vào cuối tuần để trượt ván hoặc đạp xe. Thăm vườn bách thảo vào buổi tối và để cho bọn trẻ chạy loạn lên - bạn sẽ đốt cháy được kha khá năng lượng khi chạy theo. Dùng cầu thang bộ thường xuyên, và làm một vài việc nhà.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về những chế độ ăn uống sẽ làm tăng hoặc giảm nguy cơ tiến triển đến tiểu đường:
Các loại thức ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Các loại thức ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh
Tiểu đường đang trên đà trở thành một vấn đề sức khỏe trầm trọng, và sẽ gây nên rất nhiều sự tàn tật. May mắn thay, bệnh có thể phòng ngừa được chỉ bằng những thay đổi đơn giản trong lối sống của chúng ta: Ngủ nhiều hơn, tập luyện nhiều hơn, và ăn uống lành mạnh.