Nước ép quả Nam Việt Quất ở liều dùng phù hợp có thể ngăn ngừa tái phát các ca viêm nhiễm đường tiết niệu (UTI) ở phụ nữ. Bác Sĩ Colin Teo - bác sĩ tiết niệu tại Bệnh Viện Gleneagles - sẽ giải thích chi tiết hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ám chỉ cả tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu phía trên và phía dưới. Các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu điển hình bao gồm tiểu đau và tiểu rắt, cảm thấy buốt tiểu mặc dù bàng quang rỗng, máu trong nước tiểu, và đau bụng dưới.
Trong số các phụ nữ mắc phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ tình trạng bệnh này tái phát là rất phổ biến. Một phương thức thú vị giúp phụ nữ giải quyết các trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu tái phát là thông qua việc uống nước ép quả Nam Việt Quất.
Bác Sĩ Teo thảo luận về chủ đề này trong khi trả lời một vài câu hỏi phổ biến khác về vấn đề viêm nhiễm đường tiết niệu.
Tình Trạng Viêm Nhiễm Đường Tiết Niệu Tái Phát Là Gì?
Viêm nhiễm đường tiết niệu tái phát là một tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu tái xuất hiện. Tình trạng này được định nghĩa là viêm nhiễm đường tiết niệu xuất hiện ít nhất 2 lần trong vòng 6 tháng hoặc 3 lần trong 12 tháng. Sau lần nhiễm ban đầu, 30-44% phụ nữ sẽ gặp phải một đợt nhiễm trùng khác trong 6 tháng, và một nửa số bệnh nhân này sẽ mắc phải đợt nhiễm trùng thứ 3. Vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Escherichia coli (E. coli), theo sau là Proteus, Klebsiella, Pseudomonas, Serratia, và Enterococci.
Điều Gì Gây Ra Các Ca Viêm Nhiễm Đường Tiết Niệu Tái Phát Ở Phụ Nữ?
Nguyên nhân gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ đã được chứng minh bao gồm:
Giao hợp thường xuyên (từ 3 lần trở lên mỗi tuần)
Có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới
Sử dụng thuốc diệt tinh trùng, loại thuốc phá vỡ quần thể vi khuẩn có lợi trong âm đạo, cho phép các loại vi khuẩn có hại xâm nhập
Đi tiểu không hết (tức là thể tích nước tiểu tồn lưu trong bàng quang ≥150mL)
Các bệnh lý đi kèm như bệnh lý bàng quang sa xuống âm đạo (bàng quang lồi xuống âm đạo), sỏi thận, và các tình trạng suy giảm chức năng miễn dịch như tiểu đường, HIV và hóa trị liệu
Mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu trước năm 15 tuổi
Họ hàng nữ trực hệ có tiền sử mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát từ 5 lần trở lên
Thông tiểu và tình trạng chức năng xuống dốc ở phụ nữ cao tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc
Thiếu hụt oestrogen trong thời kỳ mãn kinh vì gây ra tình trạng thay đổi hệ vi khuẩn và pH trong âm đạo, gây ra teo âm đạo và tăng nguy cơ nhiễm trùng
Nước Ép Quả Nam Việt Quất Có Giúp Ngăn Chặn Viêm Nhiễm Đường Tiết Niệu Tái Phát?
Nhìn chung, đa số các nghiên cứu phát hiện rằng quả Nam Việt Quất hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ. Vào năm 2021, một bài đánh giá đã kết luận rằng quả Nam Việt Quất làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các ca nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ, ở mức 32%.
Hiệp Hội Tiết Niệu Hoa Kỳ (American Urological Association - AUA) và Hiệp Hội Tiết Niệu Châu Âu (European Association of Urology - EAU) khuyến nghị sử dụng quả Nam Việt Quất như một phương pháp điều trị không kháng sinh trong việc phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
Tuy nhiên, không phải loại nước ép Nam Việt Quất nào cũng ngăn chặn hoặc phòng ngừa được các ca nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ. Để nước ép quả Nam Việt Quất có khả năng hỗ trợ ngăn chặn hoặc phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, cần phải chứa đủ một loại hợp chất có tên gọi proanthocyanidin (PAC).
Làm Thế Nào Nước Ép Quả Nam Việt Quất Có Thể Hỗ Trợ Chống Lại Các Ca Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu?
PAC là một hợp chất nguồn gốc thực vật ban tặng cho quả Nam Việt Quất khả năng phòng chống tái phát các ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Thực tế, hợp chất này có hiện diện trong nhiều loại trái cây và rau củ. Trong quả Nam Việt Quất, nó xuất hiện dưới dạng một hợp chất PAC loại A độc đáo có thể làm giảm khả năng bám dính của vi khuẩn (cụ thể là E. coli) vào các tế bào biểu mô trong đường tiết niệu.
Lượng PAC tối thiểu cần thiết để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu là 36mg/ngày. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ các hợp chất PAC dạng hòa tan mới có tác dụng chống bám dính. Hệ quả là, một loại nước ép quả Nam Việt Quất và một toàn bộ sản phẩm từ quả Nam Việt Quất xay nhuyễn sẽ không mang lại hiệu quả tương tự. Nước ép quả Nam Việt Quất có các hợp chất PAC dạng hòa tan ở nồng độ cao hơn, và do vậy có tác động mạnh mẽ hơn trong việc giảm rủi ro nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
Khi nước ép quả Nam Việt Quất dạng chiết xuất được tiêu thụ, các hợp chất PAC dạng hòa tan sẽ được hấp thụ vào trong máu và đi vào nước tiểu. Các PAC trong nước tiểu này can thiệp vào khả năng bám dính của vi khuẩn vào các tế bào. Vi khuẩn không thể phát triển, nên không có sự nhiễm trùng nào được hình thành. Cơ chế dự kiến này được gọi là ức chế cạnh tranh.
Một lý do khác vì sao quả Nam Việt Quất có thể giúp ngăn chặn hoặc phòng chống các ca nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát đến từ tác dụng chống viêm của loại quả này. Tác dụng này cho phép quả Nam Việt Quất hỗ trợ giảm tình trạng viêm nhiễm do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra, do đó, làm giảm bớt sự sinh sản của vi khuẩn trong đường tiết niệu và phòng ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng.
Các Sản Phẩm Từ Quả Nam Việt Quất Khác Có Thể Hỗ Trợ Chống Lại Các Ca Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Tái Phát?
Nước ép quả Nam Việt Quất có hiệu quả chống tái phát các ca nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn 35% so với các viên nang (con nhộng) hay thuốc dạng viên nén từ quả Nam Việt Quất. Nguyên nhân được đề xuất là vì nước ép quả Nam Việt Quất là một chất lỏng, nên có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Nước ép có thể cũng sở hữu tác động cộng hưởng gây ra bởi các chất phụ gia hoặc các chất không rõ ràng khác.
Cho đến khi các nghiên cứu đưa ra kết luận rõ ràng hơn về lý do vì sao quả Nam Việt Quất có thể ngăn chặn hoặc phòng ngừa các ca nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, tốt nhất là nên trung thành với nước ép quả Nam Việt Quất và tránh các sản phẩm khác từ quả Nam Việt Quất trong quá trình chống lại tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
Tuy nhiên, hãy lưu ý đến lượng đường và calo (ca-lo) trong nước ép quả Nam Việt Quất. Điều quan trọng nữa là cần lưu ý các sản phẩm từ quả Nam Việt Quất nên được tránh tiêu thụ trong trường hợp bạn đang uống thuốc làm loãng máu warfarin vì chúng có thể tương tác với warfarin và dẫn đến xuất huyết nội.
Một Số Phương Pháp Điều Trị Tại Nhà Khác Dành Cho Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Tái Phát Là Gì?
Những hình thức điều chỉnh lối sống dưới đây có thể hỗ trợ phòng chống các ca nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ:
Uống nhiều nước. Nước hỗ trợ pha loãng nước tiểu và giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
Rửa sạch vùng da xung quanh hậu môn và vùng kín.
Đi tiểu ngay khi cảm thấy có nhu cầu, thông thường là cứ sau khoảng thời gian 2-3 tiếng.
Một vài ví dụ về liệu pháp chữa bệnh bằng thảo dược tự nhiên trong việc phòng chống các ca nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ bao gồm:
Các chất lợi tiểu từ thảo dược như cây hoàng liên Bắc Mỹ, cây mù tạt, rau mùi tây, và cây tầm ma. Các loại thảo dược trên có thể gia tăng thể tích nước tiểu và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn.
Các thảo mộc với đặc tính kháng khuẩn. Một vài ví dụ là cây nham lê, lá bách xù, cây nho Oregon, và cây mao lương vàng. Các loại thảo dược này có thể tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp hoặc ngăn chặn chúng bám chặt vào các tế bào biểu mô.
*D-mannose là một loại đường thường được tìm thấy trong cây cỏ, hoa quả/quả mọng, và được tổng hợp bởi cơ thể chúng ta. Loại đường này ngăn chặn sự bám dính của E. coli vào các tế bào biểu mô.
Probiotics (Lactobacilli) hỗ trợ tạo lập môi trường sinh thái bình thường cho âm đạo và độ pH trong đường tiết niệu. Các thực phẩm này rất tốt trong việc phòng ngừa tái phát các ca nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ bị mất cân bằng về quần thể vi sinh vật trong âm đạo do uống kháng sinh dài ngày, sau kỳ kinh nguyệt, và mãn kinh.
Khi Nào Tôi Nên Đi Gặp Bác Sĩ Để Điều Trị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Tái Phát?
Tìm kiếm sự điều trị y tế nếu bạn nghĩ mình có thể đang bị mắc phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát là một ý kiến hay, đặc biệt là nếu các triệu chứng của bạn bao gồm :
Gợi ý về tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu phía trên, bao gồm sốt cao (từ 38 độ Celcius trở lên), đau vùng hông hoặc lưng, run hoặc ớn lạnh, cảm thấy ốm yếu, lú lẫn, kích động, và bồn chồn.
Nghiêm trọng hoặc đang trở nên tồi tệ hơn.
Không cải thiện sau một vài ngày.
Tái phát thường xuyên.
Bác sĩ của bạn có thể thực hiện thêm nhiều xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân tiềm tàng khác gây ra các triệu chứng của bạn. Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn để điều trị nhiễm trùng. Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải chứng nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
Ala-Jaakkola, R., Laitila, A., Ouwehand, A. C., & Lehtoranta, L. (2022). Role of D-mannose in urinary tract infections - a narrative review. Nutrition journal, 21(1), 18. https://doi.org/10.1186/s12937-022-00769-x
American College of Obstetricians and Gynecologists. (2020, November n.d.). Urinary Tract Infections (UTIs). Retrieved from https://www.acog.org/womens-health/faqs/urinary-tract-infections
Anger, J., Lee, U., Ackerman, A. L., Chou, R., Chughtai, B., Clemens, J. Q., Hickling, D., Kapoor, A., Kenton, K. S., Kaufman, M. R., Rondanina, M. A., Stapleton, A., Stothers, L., & Chai, T. C. (2019). Recurrent Uncomplicated Urinary Tract Infections in Women: AUA/CUA/SUFU Guideline. The Journal of urology, 202(2), 282–289. https://doi.org/10.1097/JU.0000000000000296
Arnold, J. J., Hehn, L. E., & Klein, D. A. (2016). Common Questions About Recurrent Urinary Tract Infections in Women. American family physician, 93(7), 560–569.
Aslam, S., Albo, M., & Brubaker, L. (2020). Recurrent Urinary Tract Infections in Adult Women. JAMA, 323(7), 658–659. https://doi.org/10.1001/jama.2019.21377
Bonkat, G., Bartoletti, R., Bruyère F. et al. (2022, March n.d.). EAU Guidelines on Urological Infections. Retrieved from https://d56bochluxqnz.cloudfront.net/documents/full-guideline/EAU-Guidelines-on-Urological-Infections-2022.pdf
Brubaker, L., Carberry, C., Nardos, R., Carter-Brooks, C., & Lowder, J. L. (2018). American Urogynecologic Society Best-Practice Statement: Recurrent Urinary Tract Infection in Adult Women. Female pelvic medicine & reconstructive surgery, 24(5), 321–335. https://doi.org/10.1097/SPV.0000000000000550
Das S. (2020). Natural therapeutics for urinary tract infections-a review. Future journal of pharmaceutical sciences, 6(1), 64. https://doi.org/10.1186/s43094-020-00086-2
Howell, A. B., Dreyfus, J. F., & Chughtai, B. (2022). Differences in Urinary Bacterial Anti-Adhesion Activity after Intake of Cranberry Dietary Supplements with Soluble versus Insoluble Proanthocyanidins. Journal of dietary supplements, 19(5), 621–639. https://doi.org/10.1080/19390211.2021.1908480
National Center for Complementary and Integrative Health. (2020, May n.d.). Cranberry. Retrieved from https://nccih.nih.gov/health/cranberry.
NHS inform. (2021, July 8). Urinary tract infection (UTI). Retrieved from https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/kidneys-bladder-and-prostate/urinary-tract-infection-uti
U.S. Food and Drug Administration. (2020, July 21). FDA Announces Qualified Health Claim for Certain Cranberry Products and Urinary Tract Infections. Retrieved from https://www.fda.gov/food/cfsan-constituent-updates/fda-announces-qualified-health-claim-certain-cranberry-products-and-urinary-tract-infections
Watson, S. (2021, March 18). Are Cranberries Good for UTI Prevention? Retrieved from https://www.webmd.com/a-to-z-guides/cranberries-for-uti-protection
Xia J-y, Yang C, Xu D-f, Xia H, Yang L-g, Sun G-j. (2021). Consumption of cranberry as adjuvant therapy for urinary tract infections in susceptible populations: A systematic review and meta-analysis with trial sequential analysis. PLoS ONE 16(9): e0256992. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0256992
Các triệu chứng của cơn đau tim ở phụ nữ thường “âm thầm”, nhưng hậu quả của việc không nhận thấy các triệu chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh việc đi kiểm tra tim thường xuyên, việc biết được các dấu hiệu có thể giúp ngăn ngừa những cơn đau tim.
Đây là một hiện tượng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Dù có là vận động viên hay không, điều quan trọng là phải hiểu được những nguyên nhân khả dĩ của hiện tượng này.
Việc lắp một khớp gối mới nghe có vẻ như khoa học viễn tưởng vào một vài thập kỷ trước, nhưng việc thay toàn bộ khớp gối ngày nay đã trở thành một thủ thuật tương đối phổ biến.
Không phải ai tham gia chơi thể thao cũng biết về những rủi ro đi kèm – cho đến khi họ bị chấn thương. Dưới đây là danh sách 5 chấn thương thể thao nghiêm trọng đứng đầu và cách thức điều trị chúng.