Có An Toàn Khi Bay Trong Thời Kỳ Mang Thai?

Nguồn: Shutterstock

Có An Toàn Khi Bay Trong Thời Kỳ Mang Thai?

Cập nhật lần cuối: 07 Tháng Năm 2021 | 4 phút - Thời gian đọc

Đối với một số người, việc di chuyển bằng máy bay có thể là một trải nghiệm căng thẳng, điều này chắc chắn không trở nên dễ dàng hơn nếu bạn đang mang thai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những mẹo giúp bạn giữ an toàn khi bay trong thời gian mang thai.

Khi nào việc đi du lịch trong khi mang thai được xem là an toàn?

Nói chung, việc bay trước tuần thứ 36 của thai kỳ được coi là an toàn nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Thời điểm lý tưởng nhất trong thai kỳ để bay là trong tam cá nguyệt thứ hai (tuần 13 - 28). Trong giai đoạn này, tình trạng buồn nôn và mệt mỏi mà bạn cảm thấy trong tam cá nguyệt đầu tiên thường biến mất, và bụng bầu của bạn có thể vẫn đủ nhỏ để bạn có thể di chuyển dễ dàng. Đây cũng là thời điểm sau khi nguy cơ sảy thai giảm đi.

Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bay.

1. Kiểm tra chính sách của hãng hàng không

Hầu hết các hãng hàng không sẽ không cho phép bạn lên máy bay nếu bạn mang thai hơn 36 tuần. Kiểm tra với hãng hàng không của bạn về chính sách dành cho khách hàng mang thai trước khi đặt vé. Sau 36 tuần, bạn có thể sẽ cần xuất trình giấy khám chính thức của bác sĩ để được cho phép bay.

Đảm bảo rằng bạn cũng có hợp đồng bảo hiểm phù hợp. Là một phụ nữ mang thai, bạn nên có chế độ bảo hiểm cần thiết trong trường hợp khẩn cấp về y tế để đảm bảo rằng cả bạn và con bạn được bảo vệ khi bạn ở một quốc gia khác.

2. Trước khi bay

Trước khi bay khi mang thai - Thuốc

Trước khi thực hiện chuyến bay, bạn nên đi khám bác sĩ để được thông qua cho việc đi máy bay. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe lâu dài nào như hen suyễn hoặc tiểu đường.

Hãy nhớ mang theo những vật dụng sau để kiểm soát các triệu chứng có thể xảy ra trong chuyến bay:

  • Vớ áp lực trong thai kỳ

    Mang vớ áp lực trong thai kỳ giúp ngăn ngừa máu đọng lại và giảm nguy cơ tăng nhịp tim ở cả mẹ và con. Ngoài ra, vớ áp lực có thể làm giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch và huyết khối.
  • Thuốc hỗ trợ tiêu hóa

    Khí trong ruột sẽ giãn nở khi áp suất trong cabin giảm xuống khi ở độ cao trong khí quyển. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau và tức bụng. Mang thai sẽ không khiến cho triệu chứng này dễ chịu hơn. Uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa có thể giảm đau cho bạn trong suốt chuyến bay
  • Thuốc chống buồn nôn

    Sự nhiễu loạn trên máy bay là điều không thể tránh khỏi. Mang thai có thể khiến bất kỳ chuyển động bất thường nào trở nên khó chịu hơn. Uống thuốc chống buồn nôn có thể giúp trải nghiệm bay của bạn êm ái hơn nhiều.
    Bạn cũng nên đảm bảo rằng mọi thứ đã lên được kế hoạch cẩn thận ngay từ khoảnh khắc bạn bước vào cổng khởi hành cho đến khi bạn đến nơi.
  • Chăm sóc em bé khi đến nơi

    Hiểu biết về các cơ sở y tế xung quanh nơi đến của bạn. Đảm bảo rằng bạn luôn ở gần cơ sở y tế tại bất kỳ thời điểm nào. Sẽ là khôn ngoan nếu bạn lên kế hoạch sinh con ở những thành phố lớn được kết nối rộng rãi thay vì ở những khu vực nông thôn có cơ sở hạ tầng kém, điều này để đảm bảo rằng bạn có thể tiếp cận nhanh chóng với bác sĩ trong trường hợp khẩn cấp.
  • Đặt chỗ ngồi tối ưu

    Khi đặt vé trực tuyến, bạn nên chọn chỗ ngồi gần nhà vệ sinh nhất. Một chỗ ngồi cạnh lối đi cũng sẽ giúp bạn ra vào chỗ ngồi của mình dễ dàng hơn và khi đi bộ quanh cabin.
  • Vắc-xin nên tiêm trong thời kỳ mang thai

    Tiêm phòng cúm và vắc xin Tdap (uốn ván, bạch hầu và ho gà) trong thời kỳ mang thai có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng và bảo vệ em bé sau khi sinh. Điều này rất quan trọng vì trẻ sơ sinh đặc biệt dễ mắc bệnh cúm và ho gà. Nếu bạn đang đi du lịch nước ngoài hoặc nếu bạn có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng, bác sĩ cũng có thể đề nghị các loại vắc xin khác trong thai kỳ như vắc xin viêm gan A và viêm gan B.

3. Trên Chuyến bay

Trên máy bay

Sau đây là một số điều cần lưu ý trong thai kỳ khi bạn đang trên chuyến bay:

  • Tránh một số loại thực phẩm: Thực phẩm gây đầy hơi như đậu, rau lá, đồ uống có ga và các sản phẩm từ sữa sẽ gây tích tụ khí trong cơ thể.
  • Duy trì tuần hoàn máu: Bạn có nhiều khả năng bị huyết khối tĩnh mạch sâu khi mang thai. Di chuyển càng thường xuyên càng tốt bằng cách đi bộ dọc theo lối đi khi được phép. Tránh bắt chéo chân hoặc mặc quần áo bó sát có thể cản trở lưu thông máu. Khi ngồi, hãy gập và duỗi mắt cá chân để tăng cường tuần hoàn máu.
  • Thắt dây an toàn: Đai an toàn nên được đặt bên dưới bụng, chạm vào đùi và thắt chặt ở vị trí xương hông của bạn. Không bao giờ thắt dây an toàn phía trên hoặc ngang bụng.
  • Giữ cơ thể đủ nước: Việc thiếu nước có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… Không khí trong cabin máy bay lưu thông cực kỳ khô có thể khiến bạn mất hết độ ẩm với độ ẩm khoảng 10 - 20% (độ ẩm bình thường trên mặt đất thường khoảng 30 - 60%). Do đó, bạn nên uống khoảng 200ml nước cho mỗi giờ trong chuyến bay để cơ thể đủ nước.

Bay quốc tế

Đi du lịch nước ngoài có thể đặc biệt rủi ro đối với phụ nữ mang thai. Bạn sẽ muốn tránh sinh con ở một quốc gia xa lạ vì tất cả giấy tờ không cần thiết và những rắc rối về quyền công dân có thể xảy ra.

Đừng bay quốc tế nếu bạn:

  • Mang đa thai
  • Bị chảy máu âm đạo hoặc có nguy cơ sảy thai
  • Có các bất thường về nhau thai
  • Đang ở tam cá nguyệt thứ ba và có nguy cơ sinh non
  • Không được bác sĩ cho phép bay do bệnh lý mãn tính

Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn không nên đi du lịch nếu điểm đến của bạn:

  • Ở độ cao lớn (hơn 12.000 feet, khoảng 3.650 mét)
  • Ở khu vực có dịch bệnh đang hoạt động.
Is it safe to fly during pregnancy? Retrieved on 19/06/2019 https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/air-travel-during-pregnancy/faq-20058087

Safe Flying While Pregnant. Retrieved on 19/06/2019 https://www.webmd.com/baby/taking-to-the-skies-pregnant-and-safe#1
Bài viết liên quan
Xem tất cả