Dr Ting Hua Sieng
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Mãn kinh được định nghĩa là sự chấm dứt vĩnh viễn kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, và đánh dấu sự kết thúc giai đoạn sinh sản trong đời sống. Mãn kinh là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên trong quá trình cơ thể giảm dần khả năng thụ thai. Về mặt y khoa, một người phụ nữ được xem là bị mãn kinh nếu chị ấy không có kỳ kinh nguyệt liên tục trong 12 tháng.
Độ tuổi trung bình của phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh là 51, nhưng hiện tượng này có thể xảy ra sớm ngay trong các năm trễ của độ tuổi 40. Vì mãn kinh được xem là do di truyền quyết định, người phụ nữ có thể bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh trong khoảng độ tuổi tương tự như mẹ của mình đã trải qua. Dù nói vậy, sự phát triển này riêng biệt đối với mỗi người phụ nữ và trải nghiệm của từng cá nhân sẽ khác nhau giữa các thành viên nữ trong gia đình.
Trong những năm chuẩn bị cho kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể bắt đầu nhận thấy những thay đổi khi buồng trứng của họ bắt đầu giảm sự sản xuất estrogen và progesterone, và kỳ kinh nguyệt có thể bắt đầu đến không đều đặn. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi tiền mãn kinh, hoặc giai đoạn chuyển tiếp vào thời kỳ mãn kinh, và có thể kéo dài trong một số năm.
Trong khi một số người phụ nữ chuyển đổi khá suôn sẻ sang giai đoạn mãn kinh, những người khác có thể gặp phải những triệu chứng vô cùng khó đối phó, và có thể ảnh hưởng đến họ về mặt thể chất, cảm xúc và tâm thần. Trong những trường hợp khó hơn, họ có thể cần trợ giúp của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng.
Có nhiều triệu chứng mà một người phụ nữ có thể gặp phải trong hành trình trải qua mãn kinh, và những triệu chứng này có thể xảy ra và thay đổi trong một giai đoạn kéo dài nhiều năm. Một số phụ nữ sẽ trải nghiệm nhiều triệu chứng hơn những người khác và ở những mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Điều này sẽ khác nhau tùy từng cá nhân bởi vì trải nghiệm của mỗi người phụ nữ với mãn kinh là khác nhau. Các triệu chứng của mãn kinh có thể bắt đầu nhiều năm trước khi kinh nguyệt chấm dứt và kéo dài khoảng 4 năm sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ, hoặc thậm chí kéo dài hơn đối với một số người.
Đối với hầu hết phụ nữ, mãn kinh xảy ra một cách tự nhiên khi các nội tiết tố sinh sản (reproductive hormones) điều hòa kinh nguyệt bị giảm sút. Kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường hơn và có thể dừng hẳn rồi khởi động trở lại qua thời gian, các kỳ kinh trở nên gần nhau hơn khi chị em đến gần thời kỳ mãn kinh. Cuối cùng, buồng trứng của chị em sẽ hoàn toàn không tiết ra các trứng nữa.
Tuy nhiên, cơ thể của người phụ nữ có thể bị đưa vào giai đoạn mãn kinh sớm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số trường hợp thông thường mà hiện tượng này có thể xảy ra:
Những thay đổi đối với cơ thể của bạn do việc giảm tiết hormon có thể khiến bạn có nguy cơ mắc phải một số bệnh tật và tình trạng.
Việc giảm tiết estrogen trong suốt thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến hiện tượng ít canxi trong xương hơn, gây ra bệnh loãng xương. Điều này có thể đẩy những người phụ nữ vào nguy cơ cao hơn về việc gãy xương hông, xương sống, và các xương khác.
Các lời khuyên để giữ cho xương khỏe mạnh bao gồm:
Một bác sĩ sẽ có thể tư vấn về các thực phẩm bổ sung hoặc thuốc men có thể giúp ngăn ngừa sự mất xương.
Sự sụt giảm mức estrogen cũng có thể khiến các động mạch trong tim kém đàn hồi hơn, và điều này ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim, cần duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, ăn một chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và tránh hút thuốc lá.
Mức hormon giảm đi sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh trọng lượng của cơ thể và có thể gây ra hiện tượng tăng cân, thậm chí ngay cả khi không có bất kỳ thay đổi nào đối với lối sống và thói quen ăn uống. Tập thể dục thường xuyên hơn và ăn uống tốt hơn với một chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất có thể hỗ trợ.
Một số phụ nữ cũng có thể nhận thấy những cơn tiểu gấp bất ngờ, hoặc thậm chí rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn khi họ ho, hắt hơi, cười hoặc nâng tạ. Điều này xảy ra là do các mô ở âm đạo và niệu đạo đã mất đi tính đàn hồi. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi tiểu tiện không tự chủ (tiểu không kiểm soát). Điều này cũng có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu việc này trở nên khó xử và phải đối phó, hãy trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị hormon. Việc tăng cường cơ vùng chậu với các bài tập Kegel cũng có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Những thay đổi trong cơ thể phụ nữ có thể dẫn đến việc giảm ham muốn sinh lý. Tình dục cũng có thể trở nên đau đớn hoặc không thoải mái do âm đạo bị khô và mất tính chun giãn. Phụ nữ có thể xem xét sử dụng các chất làm ẩm và bôi trơn âm đạo gốc nước. Liệu pháp điều trị bằng estrogen dưới dạng kem bôi âm đạo, viên thuốc hoặc vòng đặt là một số giải pháp thay thế mà một bác sĩ có thể kê đơn.
Các cơn nóng bừng có thể gây khó xử khi phải đối phó, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở nơi công cộng, bởi vì chúng có thể làm gián đoạn thói quen thường ngày của bạn nếu các cơn bừng nóng diễn ra hằng ngày, hoặc thậm chí nhiều lần trong ngày. Chúng có thể kéo dài trong nhiều năm, vì vậy việc tìm hiểu được các tác nhân gây bừng nóng có thể hỗ trợ.
Các tác nhân gây bừng nóng gồm có:
Khi cơn nóng bừng xảy ra, bạn có thể giảm ảnh hưởng của chúng bằng cách mặc nhiều lớp quần áo rời để bạn có thể dễ dàng cởi từng lớp quần áo một khi bạn cảm thấy nóng. Trong khi bạn có thể xem xét điều chỉnh môi trường của mình để làm cho nó mát hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các lựa chọn trị liệu khả thi có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa của bạn nếu có bất kỳ mối lo ngại nào về việc mãn kinh, hoặc nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Mãn kinh có thể là một hiện tượng thay đổi tự nhiên của cơ thể, nhưng nó không nên gây ra sự khó chịu quá mức. Đặt hẹn với một bác sĩ phụ khoa để hiểu rõ hơn cách thức giúp bạn vượt qua giai đoạn chuyển tiếp này một cách tốt đẹp hơn.