Dr Han Hong Juan
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn hô hấp xảy ra khi bạn đang ngủ. Ngưng thở có nghĩa là tạm ngừng hô hấp. Nếu nó xảy ra do một sự tắc nghẽn ở mũi hay họng, nó được biết đến với cái tên ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn. Nếu não bộ không gửi ra đúng các tín hiệu để điều khiển hơi thở, nó được biết đến với cái tên ngưng thở khi ngủ dạng trung ương. Ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn phổ biến hơn nhiều, nhưng cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải một trong hai dạng.
Nếu trẻ mắc phải ngưng thở khi ngủ, bạn có thể nhận thấy các điều sau đây:
Khi đang ngủ:
Trong suốt thời gian thức:
Trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi) ít khả năng sẽ ngáy, và điều này gây khó khăn hơn trong việc xác định chính xác ngưng thở khi ngủ ở nhóm tuổi này.
Theo thời gian, ngưng thở khi ngủ có thể có các tác động đáng kể lên con của bạn. Mệt mỏi có thể dẫn đến sự tập trung kém và không thể hoạt động bình thường trong suốt cả ngày. Điều này gây nên thành tích học tập kém. Nó cũng có thể gây nên tăng động và tính tình thất thường. Do giảm lượng ô xy hấp thu trong suốt đêm, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về tăng trưởng hoặc chậm phát triển trong các trường hợp nghiêm trọng. Bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em cũng liên quan đến các vấn đề về tim mạch, huyết áp cao và béo phì ở trẻ, và có thể có tác động lên chức năng não và trí thông minh.
Amidan và adenoids bị sưng hoặc phì đại thường gây nên ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn. Lượng mô thừa có thể làm tắc nghẽn đường thở của trẻ. Điều này ngăn cản việc thở đều đặn bình thường và gây nên các quãng tạm dừng dài giữa các lần hít thở. Ngưng thở dạng tắc nghẽn cũng có thể được gây ra bởi sự thiếu trương lực cơ ở trẻ mắc phải Hội chứng Down, bại não, hoặc các bệnh liên quan, vì các cơ vùng hầu họng dễ dàng bị xẹp xuống hơn.
Ngưng thở khi ngủ dạng trung ương, khi mà não bộ không gửi tín hiệu đến cơ thể để hô hấp đúng cách, thường được gây ra bởi một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Trẻ sơ sinh sinh non dễ mắc phải ngưng thở khi ngủ dạng trung ương hơn, cũng như trẻ sơ sinh có các vấn đề về tim mạch, các dị tật bẩm sinh, hoặc những trẻ đang sử dụng một số loại thuốc nhất định.
Ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn phổ biến hơn ở người lớn so với ở trẻ em, và tình trạng này trở nên trầm trọng hơn bởi béo phì. Mô thừa ở đường hô hấp trên và mỡ cùng với sự thiếu trương lực cơ đều dẫn đến tắc nghẽn và làm tắc nghẽn đường hô hấp phía trên trong khi ngủ, gây nên ngáy và ngưng thở khi ngủ. Hình dạng xương hàm và cấu trúc xương mặt cũng có thể đóng một vai trò trong đó.
Bệnh ngưng thở khi ngủ cũng có thể di truyền trong gia đình, nên nếu bạn mắc phải bệnh này, con bạn cũng có thể có rủi ro mắc bệnh cao hơn.
Việc chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em khó khăn hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do triệu chứng thường khó nhận biết hơn ở trẻ, và trẻ cũng chưa thể diễn tả chính xác cảm giác của mình. Để chẩn đoán đúng, bác sĩ thường sẽ giới thiệu bạn đến khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bác sĩ có thể chỉ định làm một nghiên cứu giấc ngủ để theo dõi trẻ qua đêm.
Các cảm biến sẽ được sử dụng để theo dõi nhịp tim, hơi thở, nồng độ oxy và hoạt động não của trẻ trong khi ngủ. Một giải pháp thay thế là thử nghiệm đo oxy tại nhà, nhưng phương pháp này có thể không đưa ra chẩn đoán rõ ràng và vẫn cần tiến hành nghiên cứu giấc ngủ.
Điều quan trọng là cần theo dõi chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em để ngăn ngừa các vấn đề lâu dài. Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:
Lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ngưng thở khi ngủ trẻ gặp phải. Trẻ em cũng có thể hết mắc chứng ngưng thở khi ngủ khi lớn lên, vì vậy bác sĩ có thể theo dõi trước khi quyết định những biện pháp can thiệp dứt khoát.
Nếu con bạn bị ngưng thở khi ngủ do thừa cân, tình trạng này phổ biến ở người lớn, thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị gặp chuyên gia dinh dưỡng và tăng cường mức độ tập thể dục để kiểm soát vấn đề.
Nếu con bạn bị ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn do amidan hoặc tuyến VA mở rộng, trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật sẽ chữa khỏi chứng ngưng thở khi ngủ.
Nếu con bạn có các triệu chứng gợi ý đến chứng ngưng thở khi ngủ, ngay cả khi chỉ là khó chịu, mệt mỏi và khó ngủ, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể quay video trẻ đang ngủ để cho bác sĩ xem.
Vì chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, việc điều trị tình trạng này là vô cùng quan trọng. Con bạn cũng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường khi trưởng thành nếu chứng ngưng thở khi ngủ không được chữa trị.
Nếu bạn nghi ngờ con mình bị ngưng thở khi ngủ, hãy đặt lịch hẹn để con bạn đi khám bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Nhiều trẻ em bị ngưng thở khi ngủ mà cha mẹ không nhận ra, nhưng đây là tình trạng có thể dễ dàng kiểm soát nếu được chẩn đoán đúng cách.