Dr Chua Yu Kim Dennis
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Bác sĩ Dennis Chua, bác sĩ tai mũi họng tại bệnh viện Mount Elizabeth, trao đổi về bệnh gián đoạn giấc ngủ và cách điều trị.
Gián đoạn tắc nghẽn giấc ngủ (OSA) là một rối loạn giấc ngủ phổ biến và nghiêm trọng, khiến bạn ngừng thở trong khi ngủ. Đường hô hấp bị tắc nghẽn nhiều lần, hạn chế lượng không khí đến được phổi của bạn.
Khi điều này xảy ra, bạn có thể ngáy to hoặc phát ra những âm thanh bị sặc khi bạn cố gắng thở. Não và cơ thể của bạn trở nên thiếu oxy và bạn có thể tỉnh giấc. Điều này có thể xảy ra vài lần mỗi đêm, hoặc trong những trường hợp nặng hơn, có thể hàng trăm lần mỗi đêm mà bạn không chú ý tới.
Các triệu chứng cổ điển của người mắc phải OSA bao gồm:
Người ta ước tính rằng 1 trong 3 người Singapore mắc phải OSA ở mức độ vừa phải đến nặng. Việc cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy có thể để lại những hậu quả tiêu cực lâu dài cho sức khỏe của bạn. Chúng bao gồm:
OSA có thể dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp kháng thuốc. Các bệnh nhân có thể chú ý đến sự gia tăng dần liều lượng thuốc cần thiết để kiểm soát tăng huyết áp.
Không được điều trị, OSA cũng có thể dẫn đến bệnh tim. Các giấc ngủ bị xáo trộn ở một người mắc phải OSA có thể dẫn đến sự gia tăng các chất chỉ thị viêm trong máu.
Những protein này được tiết ra khi cơ thể ở trong tình trạng căng thẳng, bao gồm cả trong lúc giấc ngủ bị xáo trộn. Chúng có thể làm hư hại thành mạch, dẫn đến sự hình thành vữa xơ động mạch (các mảng bám cản trở động mạch) và sự tích tụ canxi trong động mạch vành và mạch cổ. Việc này có thể làm gia tăng đáng kể khả năng lên cơn đau tim hoặc đột tử.
Ở nhiều bệnh nhân với giấc ngủ bị xáo trộn, tình trạng này có thể dẫn đến sự tích tụ một protein gọi là beta-amyloid, vốn bình thường được loại bỏ khỏi não trong thời gian ngủ bình thường.
Cac mức độ cao bất thường của beta-amyloid có thể dẫn đến bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người mắc phải OSA có tỷ lệ cao hơn trong việc gặp phải các vấn đề nhận thức như suy giảm trí nhớ hay gặp khó khăn trong việc tập trung.
Những vấn đề này thường được quy cho sự lão hóa, khi thực tế việc chữa trị OSA có thể giải quyết được chúng. Một hậu quả khác của tình trạng OSA không được điều trị là thay đổi tâm trạng như chứng trầm cảm.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Clinical Sleep Medicine (Tạp chí Y khoa Giấc ngủ Lâm sàng) vào năm 2015, 70% các bệnh nhân OSA gặp phải triệu chứng trầm cảm. Trong một nghiên cứu khác trên 18,980 người ở châu Âu do nhà nghiên cứu của đại học Stanford, Maurice Ohayon, thực hiện, người ta nhận thấy những người bị trầm cảm có khả năng cao hơn gấp 5 lần trong việc chịu đựng các tình trạng rối loạn hô hấp trong giấc ngủ, trong đó OSA là dạng phổ biến nhất. Tin tốt lành ở đây là nếu OSA được chữa trị, chứng trầm cảm cũng có thể được đẩy lùi.
OSA ở phụ nữ thường xuất hiện dưới một dạng không điển hình, và có khuynh hướng ít được chẩn đoán đúng bệnh. Những phụ nữ mắc phải OSA có thể mang các triệu chứng khác với triệu chứng "cổ điển" của ngáy ngủ, ngủ bị xáo trộn, và buồn ngủ quá độ trong giờ ban ngày. Thay vào đó, phụ nữ trải qua cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu buổi sáng, rối loạn tâm trạng, hoặc những triệu chứng khác. Tuy nhiên, những hậu quả của OSA vẫn như cũ, và bệnh cũng cần phải được điều trị một cách khẩn trương.
Trong khi người mắc phải OSA điển hình là một người đàn ông trung niên hay ngáy ngủ, OSA cũng có thể xuất hiện ở trẻ em. OSA ở trẻ em đã được nhận diện từ thập niên 1970 và từ đó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Hậu quả của bệnh gián đoạn tắc nghẽn giấc ngủ không được điều trị bao gồm chậm phát triển, đái dầm, rối loạn thiếu tập trung, các vấn đề về ứng xử, thành tích học tập kém, và các bệnh về tim phổi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gián đoạn tắc nghẽn giấc ngủ ở trẻ em là phì đại amidan (sự tăng trưởng bất thường của amidan vòm hầu).
Trẻ em hay ngáy ngủ có thể phát triển các vấn đề ứng xử và nhận thức. Sự ngáy ngủ có mối liên hệ với thành tích học tập kém ở trẻ vị thành niên. Một báo cáo trên tạp chí Pediatrics vào năm 2001 cho thấy khi OSA được chữa trị, trẻ em có thể có sự cải thiện trong các vấn đề nhận thức và thành tích học tập.
Một đánh giá toàn diện từ một chuyên khoa tai mũi họng hoặc bác sĩ về giấc ngủ là điều cần thiết để chẩn đoán được tình trạng bệnh, đánh giá độ nghiêm trọng, và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Có một vài điểm thông thường hay bị thu hẹp ở các đường mũi và miệng, gây ra tắc nghẽn. Việc nội soi mũi- sử dụng một ống mềm, nhỏ, có camera ở đầu ống, đưa vào mũi - có thể giúp đánh giá những khu vực hẹp nhất của các đường khí. Phương pháp chữa trị có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn.
Một cuộc nghiên cứu về giấc ngủ có thể được thực hiện cho người trưởng thành để chẩn đoán và phân loại độ nghiêm trọng của bệnh gián đoạn tắc nghẽn giấc ngủ. Cuộc nghiên cứu này bao gồm việc giám sát bệnh nhân được nối dây khi họ ngủ vào ban đêm.
OSA được điều trị theo một cách tiếp cận đa mũi nhọn:
Bệnh nhân cũng có thể áp dụng những thay đổi lối sống đơn giản, như tránh rượu cồn 4-6 tiếng trước khi ngủ, ngủ quay nghiêng người thay vì nằm ngửa hoặc nằm sấp, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, và giảm cân.
Bệnh béo phì là một yếu tố chính gây ra OSA và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tái phát. Điều này là do mỡ ở vùng cổ nhiều hơn sẽ làm cho các đường miệng bị hẹp lại.
Thuốc men rất quan trọng với các bệnh nhân được chẩn đoán kèm theo viêm dị ứng mũi. Thông thường, những bệnh nhân này có các đường mũi bị hẹp và thở bằng miệng vào ban đêm để có được nhiều không khí hơn. Họ cũng có thể bị khô miệng vào buổi sáng. Thuốc men như thuốc xịt steroid mũi và thuốc kháng histamine dạng viên nén có thể giúp cải thiện luồng khí mũi và cải thiện các triệu chứng OSA.
Các thiết bị gắn miệng cũng có thể được sử dụng để điều trị OSA. Thiết bị này hoạt động bằng cách di chuyển các bộ phận của miệng nhằm mở rộng khoảng không ở phía sau miệng. Đây là những lựa chọn khả thi cho những bệnh nhân mắc phải OSA ở mức độ nhẹ đến vừa phải.
Tuy nhiên, các thiết bị gắn miệng có những điểm bất lợi như tiết quá nhiều nước bọt, làm lệch răng, làm tổn thương nướu, và thậm chí gây ra bệnh rối loạn khớp thái dương hàm (đau ở các cơ vận động khớp hàm).
Một chiếc máy CPAP là một cách rất hiệu quả để điều trị OSA nếu bệnh nhân có thể chấp nhận cảm giác khó chịu đi kèm. Bệnh nhân cần đeo một chiếc mặt nạ khi ngủ. Chiếc mặt nạ này được nối với một chiếc máy bơm khí vào nhằm giúp bệnh nhận vượt qua sự tắc nghẽn trong các đường khí.
Điểm bất lợi lớn nhất của CPAP là tính tuân thủ. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy rất khó chịu trong việc sử dụng hàng ngày, trong suốt thời gian ngủ của họ, do các tác dụng phụ như gặp khó khăn khi thở ra hoặc có cảm giác sợ không gian hẹp.
Phẫu thuật nói chung rất có ích với 2 nhóm bệnh nhân OSA. Những người có sự tắc nghẽn ở mũi trước khi bắt đầu CPAP và những bệnh nhân có một nguồn rõ ràng gây ra sự tắc nghẽn trong các đường khí (như phì đại amidan), nơi phẫu thuật có thể chữa trị triệt để tình trạng bệnh.
Đối với những bệnh nhân cần có CPAP nhưng có sự tắc nghẽn ở mũi, phẫu thuật mũi có thể trở nên cần thiết để mở rộng đường mũi trước khi sử dụng máy. Trái lại, bệnh nhân sẽ không thể dung nạp được CPAP và phương pháp điều trị này hiển nhiên sẽ thất bại.
Một ví dụ cho nhóm bệnh nhân thứ hai là những trẻ em mắc chứng phì đại amidan, nơi các đường mũi và miệng bị hẹp lại do amidan và vòm hầu phình to. Nếu đứa trẻ này cũng có triệu chứng thở bằng miệng ban đêm kèm theo ngáy ngủ, khó thở và gián đoạn hơi thở (chứng ngưng thở khi ngủ), bước tiếp theo sẽ là phẫu thuật nhằm giúp mở rộng các đường mũi miệng.
May mắn thay, có sẵn một số kỹ thuật xâm lấn tối thiểu có thể giúp giảm thiểu đau đớn và đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Những cuộc phẫu thuật này thông thường có thể được thực hiện ngay trong ngày.