Xét Nghiệm Giấc Ngủ – Tôi Có Bị Rối Loạn Giấc Ngủ Không?

Nguồn: Shutterstock

Xét Nghiệm Giấc Ngủ – Tôi Có Bị Rối Loạn Giấc Ngủ Không?

Cập nhật lần cuối: 21 Tháng Bảy 2020 | 5 phút - Thời gian đọc

Nếu bạn cảm thấy chất lượng giấc ngủ đêm không tốt, và nghi ngờ bản thân đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ, kiểm tra giấc ngủ thường là bước đầu tiên để chẩn đoán chính xác.

Một giấc ngủ ngon, mỗi đêm, là yếu tố quyết định cho sức khỏe và cảm xúc tối ưu. Có được giấc ngủ chất lượng quan trọng với chức năng não bộ khỏe mạnh, và còn giúp cải thiện cảm xúc, sức khỏe vật lý và tinh thần, chất lượng cuộc sống, cũng như giữ an toàn cho bản thân. Thiếu ngủ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng, hay gây nên tai nạn.

Rất nhiều người không ngủ đủ giấc để cơ thể hoạt động bình thường. Một số người không có được giấc ngủ cần thiết do khối lượng công việc, gia đình, hoặc những ràng buộc về mặt xã hội. Tuy nhiên, một vài người có thể thật sự mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ chưa được chẩn đoán và điều trị, ngăn cản họ có được giấc nghỉ mà họ cần.

Một Giấc Ngủ Chất Lượng Là Như Thế Nào?

Chất lượng giấc ngủ ám chỉ việc bạn ngủ ngon đến mức độ nào, và tích hợp các khía cạnh về quá trình chìm vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ, lượng thời gian ngủ, và việc bạn cảm thấy khoan khoái ra sao sau khi thức giấc.

Có được giấc ngủ chất lượng đồng nghĩa với việc bạn thường rơi vào giấc ngủ trong vòng 30 phút, ngủ suốt đêm hoặc ít nhất 85% tổng lượng thời gian nằm trên giường, thức dậy không quá một lần vào ban đêm, và nếu có thức dậy, bạn có thể ngủ lại trong vòng 20 phút.

Rối Loạn Giấc Ngủ Là Gì?

Chứng mất ngủ

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bệnh lý dẫn đến những thay đổi trong cách bạn ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra tình trạng thiếu ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, ví dụ như gia tăng rủi ro mắc bệnh, hoặc thậm chí đến cả khả năng lái xe an toàn.

Một vài dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc phải một dạng rối loạn giấc ngủ gồm có:

  • Tình trạng uể oải, lờ đờ quá mức trong suốt cả ngày
  • Gia tăng cử động khi ngủ
  • Hơi thở bất thường khi ngủ
  • Chu kỳ ngủ và thức bất thường
  • Khó ngủ

Một vài dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất bao gồm:

Chứng Mất Ngủ: Gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ suốt đêm

Chứng Ngưng Thở Khi Ngủ: Những kiểu thở bất thường khi ngủ, khi mà đường dẫn khí trên bị nghẽn một phần hoặc toàn phần, ngắt quãng nhịp thở thông thường trong một số quãng thời gian nhất định

Hội Chứng Chân Không Yên: Một dạng rối loạn vận động khi ngủ với đặc trưng là cảm giác khó chịu ở chân, gây nên nhu cầu cấp thiết phải cử động chúng

Chứng Tê Liệt Khi Ngủ: Thức giấc và không thể cử động hoặc nói chuyện mặc dù bạn hoàn toàn tỉnh táo

Chứng Narcolepsy: Rối loạn não bộ được xác định bởi triệu chứng ngủ lịm cực độ vào ban ngày và đột nhiên ngủ thiếp đi

Rối Loạn Giấc Ngủ Thực Thể: Có hành vi bất thường trong lúc ngủ như ác mộng, kinh hoàng khi ngủ, mộng du, và nói mớ

Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ, một bài kiểm tra chuyên sâu về giấc ngủ hoặc xét nghiệm giấc ngủ thường là bước đầu tiên để chẩn đoán. Xét nghiệm giấc ngủ rất quan trọng để cung cấp cho bệnh nhân một chẩn đoán phù hợp, để họ có thể bắt đầu điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân.

Bài Xét Nghiệm Giấc Ngủ Là Gì?

Một bài xét nghiệm giấc ngủ là một kiểm tra ngoại trú kéo dài qua đêm để bác sĩ có thể giám sát bạn khi bạn ngủ nhằm xác định những gì đang diễn ra trong não và cơ thể bạn. Trong suốt bài xét nghiệm, kỹ thuật ghi điện não đồ (EEG) sẽ giám sát các hoạt động của não bộ để nhận diện chu kỳ giấc ngủ và những bất ổn. Chuyển động của mắt và cơ thể, nhịp thở, nhịp tim, và mức độ oxy của bạn cũng được theo dõi.

Thường thì, điều này sẽ diễn ra trong phòng thí nghiệm giấc ngủ được thiết kế cho việc lưu trú qua đêm. Một căn phòng riêng tư, thoải mái, và tối tăm, cùng phòng tắm riêng sẽ được chuẩn bị cho bạn. Hãy đem theo các đồ dùng cho thời gian bạn thường thực hiện trước khi đi ngủ, cũng như quần áo ngủ của bạn.

Một người kỹ thuật viên sẽ đặt các cảm biến hoặc điện cực lên đầu, ngực, và chân tay trước khi bạn ngủ – nghe có vẻ không thoải mái, nhưng phần lớn mọi người vẫn ngủ được mà không gặp mấy khó khăn. Nếu lo lắng về việc không thể ngủ trong tình trạng này, bạn sẽ vui mừng khi biết rằng một đêm ngủ toàn vẹn không phải là điều kiện bắt buộc để thu thập được thông tin cần thiết.

Bạn Chuẩn Bị Cho Bài Xét Nghiệm Giấc Ngủ Ra Sao?

Xét nghiệm giấc ngủ

Trước khi bài xét nghiệm giấc ngủ diễn ra, bạn có thể được khuyến nghị:

  • Thức dậy sớm hơn bình thường một chút
  • Cố gắng thực hiện thời gian biểu bình thường tối đa có thể
  • Tránh ngủ trưa
  • Kiêng cữ thực phẩm và thức uống chứa caffeine hoặc rượu
  • Tắm trước khi tiến hành xét nghiệm giấc ngủ
  • Tránh dùng lotion, gel, xịt tóc, đồ trang điểm, hoặc nước hoa vì chúng có thể gây nhiễu các điện cực
  • Trao đổi với kỹ thuật viên giám sát giấc ngủ về các loại thuốc mà bạn hiện đang uống

Tôi Có Thể Thực Hiện Xét Nghiệm Giấc Ngủ Tại Nhà Được Không?

Một vài người có thể không cảm thấy thoải mái khi ngủ ở một nơi không quen thuộc. Trong những trường hợp như vậy, họ có thể lựa chọn xét nghiệm tại nhà thay thế. Xét nghiệm tại nhà là một phiên bản đơn giản hóa của những gì diễn ra tại phòng thí nghiệm giấc ngủ. Dù xét nghiệm tại nhà nghe có vẻ hấp dẫn hơn, thật ra nó dành nhiều hơn cho những người có xác suất cao mắc chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn, và không mắc phải những dạng rối loạn giấc ngủ khác.

Với một bài kiểm tra tại nhà, bạn sẽ được kỹ thuật viên giám sát giấc ngủ giải thích trước khi nhận một bộ dụng cụ tại nhà cùng hướng dẫn về cách dùng.

Có nhiều lợi thế khi thực hiện các bài xét nghiệm tại nhà, như sự thoải mái và thuận lợi khi được ở nhà, và chi phí thấp hơn vì kiểm tra tại nhà có giá phải chăng hơn rất nhiều so với thực hiện tại phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cũng có một vài nhược điểm, và chúng bao gồm lượng chi tiết và độ chính xác của các cảm biến sử dụng tại nhà, cũng như độ chính xác trong việc phát hiện các loại rối loạn giấc ngủ mà bạn có thể mắc phải. Tất cả những thông tin này đều quan trọng để cung cấp một chẩn đoán phù hợp về lý do vì sao bạn không có được giấc ngủ chất lượng.

Nếu bạn không có được giấc ngủ chất lượng vào ban đêm, liên tục cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày, hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc phải rối loạn giấc ngủ, điều quan trọng là gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ của bạn sẽ tư vấn liệu có cần thiết phải làm xét nghiệm giấc ngủ hay không.

DerSarkissian, C. (2018, July 30). Sleep Disorders & Problems: 10 Types and Causes of Each. Retrieved May 24, 2020, from https://www.webmd.com/sleep-disorders/understanding-sleep-problems-basics

How Does a Sleep Study Work? (n.d.). Retrieved May 24, 2020, from https://www.sleepfoundation.org/excessive-sleepiness/diagnosis/how-does-sleep-study-work

Khatri, M. (2019, November 5). How Much Sleep Do You Need? Signs and Effects of Sleep Deprivation. Retrieved May 24, 2020, from https://www.webmd.com/sleep-disorders/sleep-requirements

Nunez, K. (2020, February 10). Parasomnia (Sleep Disorder): Symptoms, Causes, Types, Treatment. Retrieved May 24, 2020, from https://www.healthline.com/health/parasomnia

Peters, B. (2019, December 13). The Most Common Types of Sleep Disorders. Retrieved May 24, 2020, from https://www.verywellhealth.com/overview-of-common-sleep-disorders-3014775

Peters, B. (2020, January 24). Frozen in Fear: Experiencing Sleep Paralysis. Retrieved May 24, 2020, from https://www.verywellhealth.com/what-is-sleep-paralysis-3014777

Pichardo, G. (2020, January 15). Parasomnias: Definition and Types. Retrieved May 24, 2020, from https://www.webmd.com/sleep-disorders/parasomnias

Polysomnography (sleep study). (2018, November 17). Retrieved May 24, 2020, from https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/polysomnography/about/pac-20394877

Sleep Deprivation and Deficiency. (n.d.). Retrieved May 24, 2020, from https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/sleep-deprivation-and-deficiency

Sleep disorders. (2019, August 10). Retrieved May 24, 2020, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleep-disorders/symptoms-causes/syc-20354018

What is Good Quality Sleep? (n.d.). Retrieved May 24, 2020, from https://www.sleepfoundation.org/press-release/what-good-quality-sleep
Bài viết liên quan
Xem tất cả