Testosterone và Estrogen là hormone sinh dục thường được coi là hormone nam hoặc hormone nữ. Tuy nhiên, chúng đều có mặt ở cả nam và nữ.
Testosterone là gì?
Testosterone là một hormone được tìm thấy ở người và một số loài động vật. Ở nam giới, tinh hoàn sản xuất testosterone, mặc dù phụ nữ cũng sản xuất một lượng nhỏ testosterone ở buồng trứng. Mặc dù được xếp loại là androgen, hay hormone nam, testosterone đóng vai trò quan trọng cho cả nam và nữ.
Testosterone đóng vai trò trong:
Tuổi dậy thì
Sản xuất tinh trùng
Ham muốn tình dục
Phân bố chất béo trong cơ thể
Sản xuất hồng cầu
Sức mạnh cơ bắp
Mọc lông trên cơ thể
Tâm trạng
Ở phụ nữ, testosterone có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe xương và ngực, và chu kỳ kinh nguyệt.
Oestrogen là gì?
Oestrogen là tên gọi chung của các hormone sinh dục nữ gồm estrone, estradiol và estriol. Oestrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, nhưng cũng có ở nam giới và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh.
Oestrogen đóng vai trò trong:
Tuổi dậy thì
Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
Mang thai
Cho con bú
Hình thành xương
Quá trình đông máu
Phát triển mô vú
Ở nam giới, estrogen hỗ trợ sự phát triển tình dục và sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.
Sản xuất hormone
Não của bạn kiểm soát quá trình sản xuất hormone trên khắp cơ thể. Một vùng của não gọi là vùng dưới đồi (hypothalamus) sẽ gửi tín hiệu đến các tuyến để sản xuất hormone mà nó cho rằng bạn cần. Những hormone này di chuyển khắp cơ thể qua hệ thống tuần hoàn, báo hiệu cho cơ thể bạn cần làm gì để hoạt động.
Rối loạn nội tiết
Ở cả nam và nữ, cơ thể đều duy trì sự cân bằng giữa testosterone và estrogen để hoạt động tốt. Nếu nồng độ testosterone hoặc estrogen quá cao hoặc quá thấp, bạn có thể bắt đầu nhận thấy một loạt các triệu chứng.
Các triệu chứng của testosterone thấp
Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, tăng cân, mệt mỏi, căng thẳng và trầm cảm. Mật độ xương của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Ở phụ nữ, testosterone thấp có tác động ít hơn, nhưng có thể dẫn đến suy giảm chức năng tình dục, đặc biệt là sau mãn kinh.
Các triệu chứng của testosterone cao
Nồng độ testosterone cao có ít triệu chứng hơn ở nam giới, nhưng có thể đẩy nhanh thời kỳ dậy thì. Ở phụ nữ, nồng độ testosterone cao có thể gây ra kinh nguyệt không đều, lông mọc nhiều trên cơ thể, mụn trứng cá, phát triển cơ bắp và giọng nói trầm hơn.
Triệu chứng của nồng độ estrogen thấp
Nồng độ estrogen thấp ở phụ nữ có thể dẫn đến xương giòn dễ gãy, kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh, giảm ham muốn tình dục, khí hư giảm, âm đạo khô và thay đổi tâm trạng thất thường. Ở nam giới, nồng độ estrogen thấp có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng và chức năng tình dục.
Triệu chứng của nồng độ estrogen cao
Nồng độ estrogen cao ở phụ nữ có thể ảnh hưởng đến cân nặng, kinh nguyệt, tâm trạng, chất lượng giấc ngủ, mức năng lượng và ham muốn tình dục. Ở nam giới, nồng độ estrogen cao có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng, gây ra sự phát triển mô vú và rối loạn cương dương.
Những nguyên nhân có thể gây mất cân bằng hormone ở nam và nữ
Nhiều yếu tố có thể dẫn đến mất cân bằng testosterone hoặc estrogen.
Nguyên nhân mất cân bằng hormone ở nam giới
Tuổi dậy thì (thường trong độ tuổi 12 - 16) (Nữ: 10 - 14)
Lão hóa hoặc Suy giảm androgen (thường khoảng 50 tuổi)
Rối loạn bản dạng giới (sự xung đột giữa nhận dạng giới tính và giới tính sinh học)
Mất cân bằng hormone: Các yếu tố lối sống
Ngoài các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone, lối sống của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng. Bệnh nhân thừa cân có chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng có nguy cơ mất cân bằng hormone cao hơn.
Làm thế nào để tăng mức testosterone thấp một cách tự nhiên
Lời khuyên về chế độ ăn uống để tăng mức testosterone
Bổ sung vitamin. Kẽm và vitamin D có thể giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng cường testosterone.
Cắt giảm rượu và chất kích thích. Chúng có thể làm giảm testosterone và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Ăn uống lành mạnh. Tập trung vào protein, chất béo lành mạnh và carbohydrate, đồng thời giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn và chất béo không lành mạnh.
Lời khuyên về lối sống để tăng mức testosterone
Ngủ đủ giấc. Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến testosterone và các mức hormone khác trong cơ thể bạn.
Tăng cường tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục, đặc biệt là tập tạ cường độ cao (dành cho nam giới), làm tăng mức testosterone.
Giảm căng thẳng. Mức cortisol cao dẫn đến mức testosterone thấp hơn.
Kiểm soát nồng độ testosterone cao
Mặc dù ít phổ biến hơn, nồng độ testosterone quá cao thường do khối u (thường ở tuyến thượng thận và tinh hoàn) hoặc sử dụng thuốc gây ra.
Nếu là do sử dụng thuốc, việc giảm hoặc ngừng sử dụng steroid đồng hóa hoặc bổ sung testosterone có thể giúp giải quyết vấn đề.
Cách làm tăng tự nhiên nồng độ estrogen thấp
Lời khuyên về chế độ ăn uống để tăng mức estrogen
Ăn các thực phẩm như hạt lanh, các loại hạt, rượu vang đỏ (vừa phải), đậu nành và trái cây, có thể giúp tăng cường estrogen.
Lời khuyên về lối sống để tăng mức estrogen
Giảm căng thẳng. Lo lắng và phiền muộn có thể khiến hormone của bạn mất cân bằng.
Tránh các chế độ tập thể dục khắc nghiệt, có thể làm giảm mức estrogen của bạn.
Bỏ hút thuốc, vì nó cũng khiến mức estrogen giảm.
Kiểm soát nồng độ estrogen cao
Chuyển sang chế độ ăn ít béo, nhiều chất xơ. Giảm cân có thể giúp giảm mức estrogen.
Uống bổ sung lợi khuẩn để cải thiện tiêu hóa.
Tránh sữa đậu nành, vì nó chứa isoflavone, một loại hợp chất tự nhiên có cấu trúc hóa học tương tự estrogen.
Ngủ nhiều hơn. Hormone melatonin giúp điều chỉnh estrogen.
Điều trị y tế
Testosterone và estrogen đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể bạn, đặc biệt là chức năng tình dục. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra sự tăng hoặc giảm mức độ của các hormone này. Bạn nên thảo luận về những khả năng và lo ngại này với bác sĩ.
Mặc dù việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hữu ích, nhưng bạn có thể cần liệu pháp thay thế hormone để điều trị hiệu quả nguyên nhân gốc rễ của sự mất cân bằng hormone. Trong một số trường hợp, chúng có thể liên quan đến các rối loạn hormone thường gặp như tiểu đường, suy giáp hoặc cường giáp. Nếu bạn có tình trạng nền tảng gây ra quá nhiều hoặc quá ít estrogen hoặc testosterone, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân chính xác và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp.
(1 Mar 2019) What is Testosterone? Retrieved 10 July 2019 from https://www.healthline.com/health/what-is-testosterone
(6 May 2015) Can You Boost Low Testosterone Naturally? Retrieved 10 July 2019 from https://www.webmd.com/men/features/can-you-boost-testosterone-naturally#2
(2 May 2017) What is Estrogen? Retrieved 10 July 2019 from https://www.livescience.com/38324-what-is-estrogen.html
(5 Nov 2018) 7 Foods For Lowering Estrogen In Men. Retrieved 10 July 2019 from https://www.healthline.com/health/low-testosterone/anti-estrogen-diet-men
(20 May 2016) 8 Proven Ways to Increase Testosterone Naturally. Retrieved 10 July 2019 from https://www.healthline.com/nutrition/8-ways-to-boost-testosterone
(22 June 2017) What is Testosterone? Retrieved 10 July 2019 from https://www.livescience.com/38963-testosterone.html
(25 Nov 2018) Normal Testosterone and Estrogen Levels in Women. Retrieved 10 July 2019 from https://www.webmd.com/women/guide/normal-testosterone-and-estrogen-levels-in-women#3
(10 June 2019) All About Testosterone in Women. Retrieved 10 July 2019 from https://www.healthline.com/health/womens-health/do-women-have-testosterone
(20 Feb 2018) Signs And Symptoms Of High Estrogen. Retrieved 10 July 2019 from https://www.healthline.com/health/high-estrogen
(12 April 2018) What to know about hormonal imbalances. Retrieved 5 August 2019 from https://www.medicalnewstoday.com/articles/321486.php
(4 April 2019) Understanding High and Low Testosterone Levels in Men and Women. Retrieved 5 August 2019 from https://www.verywellfamily.com/high-and-low-testosterone-levels-in-men-and-women-1959949
(31 October 2020) Everything You Should Know About Hormonal Imbalance. Retrieved 16 November 2021 from https://www.healthline.com/health/hormonal-imbalance#Understanding-hormonal-imbalance
Các triệu chứng của cơn đau tim ở phụ nữ thường “âm thầm”, nhưng hậu quả của việc không nhận thấy các triệu chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh việc đi kiểm tra tim thường xuyên, việc biết được các dấu hiệu có thể giúp ngăn ngừa những cơn đau tim.
Đây là một hiện tượng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Dù có là vận động viên hay không, điều quan trọng là phải hiểu được những nguyên nhân khả dĩ của hiện tượng này.
Việc lắp một khớp gối mới nghe có vẻ như khoa học viễn tưởng vào một vài thập kỷ trước, nhưng việc thay toàn bộ khớp gối ngày nay đã trở thành một thủ thuật tương đối phổ biến.
Không phải ai tham gia chơi thể thao cũng biết về những rủi ro đi kèm – cho đến khi họ bị chấn thương. Dưới đây là danh sách 5 chấn thương thể thao nghiêm trọng đứng đầu và cách thức điều trị chúng.