Dr Chin Yue Kim Lisa
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Bé yêu của bạn lúc này đang đi chập chững quanh nhà, làm trái tim bố mẹ tan chảy với những nụ hôn ướt át. Thậm chí bé có thể đang đi học, và trông thật đáng yêu với chiếc ba lô nhỏ xinh.
Bạn và người bạn đời có thể đã bắt đầu bàn chuyện về khả năng sinh đứa con tiếp theo, nhưng nhiều câu hỏi có thể lởn vởn trong tâm trí khi thảo luận chủ đề này. Các câu hỏi phổ biến mà các bậc phụ huynh thường đưa ra là "Có phải bây giờ chính là thời điểm thích hợp?", "Chúng ta đã sẵn sàng chưa?", và "Con bé/cậu bé lớn sẽ phản ứng thế nào khi có em?".
Lựa chọn có con tiếp theo hay không, và lúc nào chọn, mang tính riêng tư và đặc trưng với mỗi cặp đôi. Cũng không có câu trả lời chuẩn mực nào cho các thắc mắc này, bởi nó tùy thuộc vào nhiều nhân tố.
Để trợ giúp, đây là một hướng dẫn về một vài nhân tố then chốt mà cặp đôi có thể cân nhắc khi đưa ra quyết định.
Có nhiều nhân tố cần xem xét nếu bạn đang sẵn sàng cho đứa con tiếp theo, chẳng hạn như:
Ủy Ban Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ khuyến nghị các cặp đôi nên chờ ít nhất 18 tháng sau khi sinh đứa trẻ đầu tiên trước khi cố gắng mang thai. Thời gian này cho phép người mẹ - lúc này là mẹ bầu - có thể khôi phục các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết của cơ thể, đồng thời để các cơ quan sinh sản của cô được hồi phục. Khoảng cách nhỏ hơn 17 tháng sẽ gia tăng nguy cơ đứa con thứ hai bị thiếu cân hoặc sinh non. Nguy cơ này ở mức cao nhất với các bé mang thai khi chưa đủ 6 tháng tính từ ngày sinh con trước. Vậy nên khoảng cách trên 5 năm cũng gia tăng nguy cơ bé kế tiếp sinh non và nhẹ cân.
Một số cặp đôi thích thử lần nữa khi người con cả lớn hơn, để đứa lớn có thể hiểu và diễn đạt tốt hơn tác động của việc có thêm một người con nữa trong cuộc sống của bé. Các cặp khác lại ưa thích khoảng cách tuổi nhỏ, để con cái có nhiều khả năng chia sẻ mối quan tâm chung và trở thành bạn chơi của nhau.
Một điểm cân nhắc quan trọng khác đối với hầu hết các cặp đôi đó là tuổi tác của bản thân, và hệ quả của nó, là khả năng sinh sản. Dù tỷ lệ sinh sản ở phụ nữ thường bắt đầu giảm dần từ năm 35 tuổi, nhiều trường hợp vẫn có thể mang thai ở độ tuổi 40.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai hay có bất kỳ thắc mắc nào về khả năng này, tham vấn chuyên gia có thể giúp, với mục tiêu xác định bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn.
Bạn cũng sẽ cần cân nhắc liệu bạn có sẵn sàng về tài chính cho một em bé nữa, và liệu có nơi đủ rộng để đáp ứng nhu cầu của gia đình lớn hơn. Thời gian chuẩn nhất để cố gắng lần nữa đến cuối cùng là quyết định của bạn và người bạn đời.
Có lẽ bạn đã từng nghe những lời khuyên mâu thuẫn liên quan đến việc sinh con lần nữa. Một số người sẽ cho rằng sinh con thứ hai dễ hơn nhiều, bởi lẽ bạn đã trở thành chuyên gia trong việc chăm trẻ sơ sinh. Bạn đã có kinh nghiệm cho con bú, tắm bé, thay tã, và các nhiệm vụ khác gắn liền với việc chăm sóc trẻ nhỏ.
Số khác lại nói rằng sinh con thứ hai sẽ khó khăn hơn. Bạn sẽ phải đáp ứng nhu cầu của đứa con lớn trong lúc mang thai, và sau đó cần chăm sóc cho cả hai con.
Hầu hết các bà mẹ cũng sẽ bảo rằng mỗi lần mang thai là một trải nghiệm riêng biệt.
Bất kể quan điểm nào, bạn có thể gặp phải các thay đổi dưới đây trong lần mang thai tiếp theo:
Phụ nữ chuẩn bị cho thai kỳ - dù là đầu hay thứ hai - nên chủ động thực hiện các bước để cơ thể khỏe mạnh.
Bạn nên có chế độ ăn lành mạnh và cân bằng, bao gồm ngũ cốc, rau, hoa quả, protein, và các sản phẩm từ sữa. Cũng nên tiêu thụ ít nhất:
Hãy nhớ trao đổi với bác sĩ về bất cứ loại vitamin hay thực phẩm bổ sung nào khác bạn muốn sử dụng.
Cũng có một số món ăn bạn nên giảm hoặc loại trừ khỏi chế độ ăn, chẳng hạn như caffeine và các món ăn sống hoặc chưa chín kỹ. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các sản phẩm chế biến sẵn, loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối, chất béo, đường và/hoặc chất bảo quản.
Một chế độ ăn cân bằng cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể cân đối, điều có thể cải thiện cơ hội mang thai của bạn và tránh biến chứng lúc mang thai hoặc sinh nở. Mức Chỉ Số Cơ Thể (BMI) cho người lớn nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. Chỉ số BMI thấp hoặc cao quá mức - tức thiếu cân hoặc thừa cân - có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản và quá trình mang thai của bạn.
Để cải thiện cơ hội mang thai, bạn nên tránh hút thuốc và tiêu thụ quá mức đồ uống chứa cồn. Việc tham vấn bác sĩ để chắc chắn rằng bạn đã nhận đủ tất cả các loại vắc - xin được khuyến nghị trước khi mang thai.
Xét nghiệm và khám tiền thai kỳ có thể bao gồm:
Có nhiều nhân tố có thể tác động đến khả năng sinh sản của một phụ nữ, từ tuổi tác đến một số tình trạng sức khỏe hoặc về hormon nhất định. Về mặt y tế, vô sinh được định nghĩa là không thể thụ thai sau 12 tháng hoặc hơn thời gian cố gắng, và nguyên nhân bao gồm các vấn đề sinh sản ở cả nam lẫn nữ.
Nếu bạn trên 35 tuổi và gặp khó khăn trong thụ thai, một chuyên gia về sinh sản có thể hỗ trợ việc xác định các nguyên do khả dĩ gây ra vô sinh.
Việc chữa trị vô sinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Chúng có thể bao gồm:
Nếu em bé đầu lòng ra đời bằng phương pháp mổ, bạn vẫn có khả năng sinh đứa con thứ hai bằng phương pháp tự nhiên. Cách này được gọi là Sinh Thường Qua Âm Đạo Sau Khi Sinh Mổ (VBAC - Vaginal Birth After Cesarean).
Có nhiều nhân tố cần xem xét khi lựa chọn giữa VBAC hoặc lặp lại sinh mổ. Các nhân tố này bao gồm:
Dù đến 70% nữ giới thành công với VBAC, bạn nên sinh bé ở một cơ sở y tế có thể thực hiện ca mổ cấp cứu nếu cần.
Nên bàn bạc các lựa chọn của mình với bác sĩ trong các buổi khám tiền sản, để có thể chuẩn bị cho cuộc sinh nở.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay băn khoăn nào về việc cố gắng với đứa con tiếp theo, tốt nhất hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa sản.
Bởi bố mẹ có lẽ sẽ tất bật với bé sơ sinh mới về nhà, họ có thể muốn cân nhắc nhờ người giúp. Một thành viên trong gia đình có thể được nhờ hỗ trợ việc trông nom trẻ, hoặc một quản gia có thể được thuê để giúp với các việc nhà trong lúc bạn lo chăm sóc các bé.
Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng cho bé từ sớm cũng là một ý hay. Vì đã sẵn có phần lớn trang thiết bị, có ít thứ hơn bạn cần sắm thêm. Hãy đảm bảo rằng các đồ dùng cho bé, bao gồm xe đẩy, võng, và ghế ô tô đều ở trong tình trạng vận hành tốt. Tích trữ tã, giấy ướt, và các đồ vệ sinh khác có lẽ cũng là một ý hay. Không phải chạy đi cửa hàng gần nhà mua đồ dùng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng quý giá khi bé mới của bạn ra đời.
Giúp đứa con đầu thích nghi với ý tưởng về một em bé mới cũng rất quan trọng. Con trẻ có các phản ứng khác nhau khi đón nhận tin về một bé sắp gia nhập gia đình. Một vài em có thể rất phấn khích, trong khi số khác lại ghen tị hoặc bực bội với em bé mới. Con bạn có thể cảm nhận tích cực hơn về em bé mới chào đời khi bạn cho bé tham gia vào công tác chuẩn bị. Bạn có thể nhờ bé hỗ trợ sắp xếp quần áo và đồ dùng cho bé mới, và trò chuyện về vai trò mới quan trọng của bé - anh Hai hoặc chị Hai - để con cảm thấy háo hức về em bé.
Quan trọng nhất, hãy thử tận hưởng quá trình chào đón thành viên mới cùng nhau.