Chứng Mất Trí Nhớ: Những Điều Bạn Cần Biết

Nguồn: Shutterstock

Chứng Mất Trí Nhớ: Những Điều Bạn Cần Biết

Cập nhật lần cuối: 28 Tháng Mười Một 2022 | 5 phút - Thời gian đọc

Khi số lượng trường hợp mắc bệnh mất trí nhớ gia tăng tại Singapore, dưới đây là những điều bạn nên biết về tình trạng bệnh lý mãn tính này.

Chứng mất trí nhớ là một đại dịch đang phát triển tại Singapore và là nguyên nhân chính dẫn đến tàn tật ở người cao tuổi. Wellbeing of the Singapore Elderly (Nghiên Cứu Sự Trạng Thái Toàn Diện của Người Cao Tuổi Singapore - WiSE), do Viện Sức Khỏe Tinh Thần thực hiện năm 2015, chỉ ra rằng 1 trong 10 người Singapore trên 60 tuổi có khả năng mắc phải chứng mất trí nhớ. Và tính đến năm 2030, khoảng 130,000 người có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi chứng mất trí nhớ, theo báo cáo của Agency for Integrated Care (Cơ Quan Chăm Sóc Tổng Hợp).

Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về chứng mất trí nhớ, làm thế nào để nhận diện tình trạng bệnh, và bác sĩ gia đình có thể hỗ trợ việc sàng lọc và quản lý tình trạng bệnh như thế nào.

Chứng Mất Trí Nhớ Là Gì?

Chứng mất trí nhớ là một rối loạn thoái hóa thần kinh, theo đó chức năng nhận thức của một người suy giảm vượt mức so với sự lão hóa sinh học bình thường. Là một căn bệnh mãn tính, chứng mất trí nhớ ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng định hướng, suy nghĩ, thấu hiểu, tâm trạng, khả năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, khả năng phán đoán và học tập của một người. Sự suy giảm chức năng nhận thức đôi khi có thể đi kèm hoặc xảy ra trước sự thay đổi kiểm soát cảm xúc, tâm trạng, động lực, và/hoặc hành vi.

Chứng Mất Trí Nhớ Là Gì?

Những Loại Bệnh Mất Trí Nhớ

Có 4 dạng bệnh mất trí nhớ chủ yếu, mỗi loại bắt nguồn từ một bệnh lý khác nhau trong não bộ:

  • Bệnh Alzheimer Đây là dạng bệnh mất trí nhớ thường gặp nhất do sự hình thành một loại protein cả trong và quanh các tế bào não.
  • Bệnh Mất Trí Nhớ Do Mạch Máu Bệnh lý này xuất phát từ bệnh hoặc tổn thương trực tiếp đến não bộ, chủ yếu dưới dạng đột quỵ. Sự khởi phát của dạng mất trí nhớ này thường có tính cấp tính, và các triệu chứng biểu hiện sẽ phụ thuộc vào vị trí và độ nghiêm trọng của tổn thương.
  • Bệnh Mất Trí Nhớ Do Tiểu Thể Lewy Đây là một dạng bệnh mất trí nhớ khác xảy ra do sự hình thành các cấu trúc không bình thường được biết đến với cái tên tiểu thể Lewy bên trong các tế bào não. Bệnh nhân mắc dạng bệnh mất trí nhớ này thường thể hiện các thay đổi chuyển động, hành vi và suy nghĩ.
  • Bệnh Mất Trí Nhớ Thùy Trán - Thùy Thái Dương Đây là một dạng bệnh mất trí nhớ được thể hiện bằng các thay đổi rõ rệt về tính cách của một người và, ở một chừng mực nào đó, ảnh hưởng đến năng lực ngôn ngữ.

Các Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Chứng Mất Trí Nhớ

Các dấu hiệu ban đầu của chứng mất trí nhớ có thể rất khó nhận biết, và thường bị nhầm lẫn là một phần của sự lão hóa bình thường. Việc sở hữu kiến thức và nhận thức về các dấu hiệu ban đầu và triệu chứng là rất quan trọng để việc can thiệp y tế có thể được thực hiện kịp thời.

Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ khác nhau ở mỗi người, và cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Suy giảm trí nhớ ngắn hạn và dài hạn
  • Gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc hoặc hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp
  • Gặp khó khăn trong việc tìm từ hoặc giao tiếp
  • Gặp khó khăn trong việc tổ chức và lập kế hoạch
  • Gặp khó khăn trong vận động và phối hợp các chuyển động cơ thể
  • Gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, lý luận và phán đoán
  • Gặp khó khăn trong các khả năng thị giác không gian
  • Mất phương hướng và bối rối

Một số bệnh nhân cũng có thể biểu hiện những thay đổi tâm lý như:

  • Trầm cảm
  • Lo Âu
  • Hành vi không phù hợp
  • Kích động
  • Thái độ hoang tưởng
  • Ảo Giác
  • Thay đổi tính cách

Nguy Cơ Mắc Chứng Mất Trí Nhớ Và Phòng Ngừa

Tập thể dục thường xuyên và giao tiếp xã hội hỗ trợ về mặt thể chất và cảm xúc tinh thần.

Mặc dù chứng mất trí nhớ không thể ngừa tuyệt đối một cách chắc chắn, vẫn có một số cách nhất định để giảm thiểu nguy cơ mắc phải. Ví dụ như, tập thể dục thường xuyên và duy trì giao tiếp với gia đình và bạn bè có thể hỗ trợ cải thiện trạng thái toàn diện của con người về cả thể chất lẫn mặt tinh thần.

Duy trì tinh thần hoạt động với các hoạt động kích thích trí tuệ cũng có thể giúp giữ cho tâm trí luôn sắc bén. Cuối cùng, giữ cho huyết áp, lượng đường, và hàm lượng cholesterol trong một ngưỡng chấp nhận được, đồng thời tránh tiêu thụ quá mức đồ uống có cồn, và tránh hút thuốc cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Sàng Lọc Chứng Mất Trí Nhớ

Có một vài cách để sàng lọc chứng mất trí nhớ. Ví dụ về các công cụ thường được sử dụng trong thông lệ chung bao gồm Abbreviated Mental Test (AMT- bài kiểm tra rút gọn về tinh thần) và the Mini Mental State Examination (MMSE - bài kiểm tra ngắn về trạng thái tâm thần). Các bài kiểm tra này bao gồm một loạt các câu hỏi nhằm đánh giá các khía cạnh khác nhau của nhận thức, như trí nhớ, trí nhớ ngắn hạn, sự chú ý, khả năng định hướng, tính toán, và kĩ năng thị giác - không gian.

Nếu người chăm sóc, gia đình, hoặc bạn bè thân thiết phát hiện có sự suy giảm về mặt trí nhớ ở bệnh nhân đáng nghi ngờ, hoặc nhận thấy họ gặp phải khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sống hàng ngày, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ gia đình càng sớm càng tốt.

Mặc dù không có cách chữa trị xác định hoặc phương pháp điều trị nào để ngưng lại sự suy giảm nhận thức đang tiến triển, việc chuẩn đoán chứng mất trí nhớ sớm vẫn có thể tạo ra những khác biệt trong cuộc đời bệnh nhân.

Chuẩn Đoán Chứng Mất Trí Nhớ

Không có công cụ chuyên biệt nào để chuẩn đoán chứng mất trí nhớ. Quá trình chuẩn đoán bao gồm một vài bước liên quan đến bệnh sử ban đầu và kiểm tra sức khỏe, các bài đánh giá nhận thức nhằm kiểm tra trí nhớ và khả năng suy nghĩ của một người, một loạt các xét nghiệm lâm sàng, và chụp x-quang não bộ.

Trong một vài trường hợp, các đánh giá về tâm lý cũng được thực hiện để loại trừ khả năng các tình trạng sức khỏe tâm lý xảy ra bên dưới bề mặt, những tình trạng có khả năng gây ra các triệu chứng không phải xuất phát từ chứng mất trí nhớ.

Quản Lý Chứng Mất Trí Nhớ

Vẽ tranh hỗ trợ trong việc quản lý chứng mất trí nhớ

Việc điều trị và quản lý chứng mất trí nhớ phụ thuộc vào căn nguyên gây ra bệnh lý này.

Một cách tiếp cận kép (mang tính dược lý và không mang tính dược lý) thường được áp dụng với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tăng cường tối đa độc lập về mặt chức năng, và giảm thiểu tối đa các thay đổi về cảm xúc và hành vi.

Các phương pháp can thiệp không mang tính dược lý như các hoạt động điều trị, hoạt động thư giãn, và hoạt động tâm lý thường là biện pháp điều trị hàng đầu. Các phương pháp này đã chứng minh mang lại hiệu quả gấp đôi thuốc chống loạn thần và đi kèm rủi ro thấp hơn trong việc điều trị các triệu chứng như trầm cảm, lo âu, dễ cáu gắt, kích động, hung hăng, hoang tưởng, và vấn đề về giấc ngủ.

Các cách thức điều trị mang tính dược lý liên quan đến việc sử dụng các chất tăng cường nhận thức như acetylcholinesterase inhibitors (e.g. donepezil, rivastigmine and galantamine - chất ức chế acetylcholinesterase) và memantine. Các loại thuốc này phần lớn được kê để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Trong vài trường hợp nhất định, các loại thuốc này được kê cho bệnh nhân mắc phải bệnh mất trí nhớ do tiểu thể Lewy hoặc chứng mất trí nhớ hỗn hợp.

Các chất tăng cường nhận thức không chữa bệnh mất trí nhớ hoặc thay đổi quá trình đang diễn ra của căn bệnh nằm bên dưới bề mặt. Thay vào đó, các loại thuốc hoạt động bằng cách thúc đẩy hoặc điều chỉnh các chất mang thông điệp hóa học của bộ não, liên quan đến trí nhớ, khả năng phán đoán, và học tập.

Trong suốt quá trình điều trị, quá trình theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân theo cả góc nhìn khách quan lẫn chủ quan sẽ được thực hiện định kỳ để theo dõi các kết quả. Để tối đa hóa lợi ích điều trị, các bác sĩ thường xuyên kết hợp các loại thuốc với liệu pháp điều trị.

Hỗ Trợ Người Thân Mắc Bệnh Mất Trí Nhớ

Bệnh mất trí nhớ ảnh hưởng không chỉ bản thân bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và những người thân yêu của họ. Hầu hết thời gian, những thay đổi to lớn về lối sống và môi trường cần được thực hiện.

May mắn thay, có nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, như Dementia Singapore (Cơ Quan Chứng Mất Trí Nhớ Singapore) và Agency of Integrated Care (Cơ Quan Chăm Sóc Tổng Hợp), hỗ trợ bệnh nhân cũng như các thành viên trong gia đình bệnh nhân và những người chăm sóc trong việc đương đầu với gánh nặng của căn bệnh.

Các cơ quan tổ chức này cung cấp các nguồn tài liệu và công cụ online hữu ích, dịch vụ hỗ trợ người chăm sóc, và dịch vụ chăm sóc ban ngày, có thể hỗ trợ bệnh nhân và gia đình đối mặt với tình cảnh bệnh lý đang tiến triển và không thể dự đoán này.

Bác sĩ gia đình có thể chia sẻ thêm các lời khuyên và thông tin về chứng mất trí nhớ. Nếu nghi ngờ người thân mắc phải tình trạng này, hãy liên hệ với các bác sĩ thân thiện tại phòng khám Parkway Shenton gần nhất.

World Health Organization (2021) Dementia. Retrieved on 10 August 2022 from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dementia.

Mayo Clinic (2022) Dementia. Retrieved on 10 August 2022 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dementia/symptoms-causes/syc-20352013.

National Institute on (2021) Basic of Alzheimer's Disease and Dementia. Retrieved on 10 August 2022 from https://www.nia.nih.gov/health/what-is-dementia.

Agency for Integrated Care (2022). All About Dementia. Retrieved on 13 August 2022 from https://www.aic.sg/body-mind/about-dementia

Health Hub (2022) Let's Talk About Vascular Dementia. Retrieved on 13 August 2022 from https://www.healthhub.sg/programmes/160/AAP/dementia.

Ngar Y.P., Chun H.O., Choon H.H. and Peng S.Y. (2018) Dementia Management: a brief overview for primary care clinicians. Singapore Medical Journal. 59(6): 295-299. doi: https://doi.org/10.11622/smedj.2018070

NHS (2020) What are the treatments for dementia? Dementia guide. Retrieved on 13 August 2022 from https://www.nhs.uk/conditions/dementia/treatment/
Bài viết liên quan
Xem tất cả