Dr Wong Poh Chen Petrina
Bác sĩ nhi khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhi khoa
Vắc-xin (vaccine) là một dạng thức phòng chống bệnh tật. Trẻ sơ sinh phát triển hệ miễn dịch tự nhiên với bệnh từ mẹ và thông qua việc bú sữa mẹ. Hệ miễn dịch này có xu hướng suy giảm dần đi khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Vắc-xin hỗ trợ việc kích thích hệ miễn dịch của trẻ bằng cách dạy cơ thể nhận biết và phản ứng với bệnh. Việc tiếp xúc với vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển kháng thể để chống chọi với mầm bệnh vào lần tiếp theo mà trẻ bị nhiễm.
Hệ miễn dịch của chúng ta được tạo nên từ nhiều cơ quan, tế bào, và protein khác nhau. Hệ miễn dịch 'bẩm sinh' là thứ chúng ta được sinh ra cùng, còn hệ miễn dịch 'thích ứng' được phát triển khi cơ thể chúng ta sinh ra kháng thể để phản kháng với vắc-xin hoặc việc tiếp xúc với virus, vi khuẩn, và các mầm bệnh khác.
Những kháng thể này vẫn nằm bên trong cơ thể, để khi chúng ta tiếp xúc với những mầm bệnh đó, cơ thể sẽ có "vỏ bọc" bảo vệ chúng ta chống lại những căn bệnh đó.
Khả năng miễn dịch do vắc-xin thúc đẩy (một dạng của hệ miễn dịch thích ứng) được hình thành bằng cách tiêm vào cơ thể một phiên bản "đã chết" hoặc "suy yếu" của mầm mống bệnh tật theo hình thức an toàn thông qua việc chủng ngừa.
Vắc-xin thường được tạo nên từ một dạng "an toàn" của mầm mống bệnh tật, trong đó mầm bệnh được làm suy yếu hoặc đã chết. Một số loại vắc-xin có dạng toxoid - một dạng chất độc đã giảm độc tố. "Chất bổ trợ" được sử dụng trong một số loại vắc-xin để giúp gia tăng phản ứng miễn dịch cho cơ thể.
Tiêm chủng không chỉ quan trọng cho sức khỏe của cá nhân, chúng còn hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh tại mức độ cộng đồng và quốc gia.
Chương Trình Tiêm Chủng Quốc Gia Cho Trẻ Em (National Childhood Immunisation Programme - NCIP) tại Singapore bao gồm nhiều loại vắc-xin phòng chống nhiều căn bệnh khác nhau. Các căn bệnh này gồm có:
Một số căn bệnh khác có thể phòng chống nhờ vắc-xin:
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nhi về vấn đề này để tìm hiểu thêm.
Mặc dù được khuyến nghị nên bảo vệ trẻ khỏi càng nhiều bệnh càng tốt, tại Singapore chỉ các mũi tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu và sởi là bắt buộc theo pháp luật.
Với nhiều loại vắc-xin khác không bắt buộc, sự đồng ý của phụ huynh là điều kiện cần thiết. Thông tin từ Bộ Y Tế cho thấy gần 100% trẻ em tại Singapore đã được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin trong thập kỷ vừa qua.
Tìm hiểu thêm về việc chăm sóc trẻ em và gia đình bạn ở bệnh viện Gleneagles.
Sau đây là một vài loại vắc-xin bổ sung mà phụ huynh nên cân nhắc, bởi chúng có thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm thông thường một cách hữu ích:
Rotavirus là một bệnh truyền nhiễm cao có khả năng gây tiêu chảy nặng (viêm dạ dày – ruột) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh đôi khi đi kèm với sốt và nôn mửa. Trẻ nhỏ nhiễm rotavirus có thể bị mất nước và cần phải nhập viện. Vắc-xin rotavirus được uống trực tiếp thành 2 hoặc 3 liều, tùy thuộc vào loại vắc-xin được sử dụng.
Thủy đậu, gây ra bởi virus varicella-zoster, là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em và cũng ảnh hưởng đến cả người lớn. Người nhiễm bệnh xuất hiện các bọc nhỏ chứa dịch và rất ngứa. Virus này sẽ ở lại trong các tế bào thần kinh, và có thể tái phát nhiều năm sau dưới dạng zona, một bệnh cực kì đau đớn. Tiêm vắc-xin varicella có thể giúp phòng chống cả thủy đậu và zona, và từ tháng 11 năm 2020 vắc-xin này đã được đưa vào Chương Trình Tiêm Chủng Quốc Gia Cho Trẻ Em tại Singapore.
Virus cúm hay virus cảm cúm lưu hành khắp nơi trên thế giới. Tại khu vực ôn đới thì bệnh cúm có mùa, nhưng tại các quốc gia nhiệt đới như Singapore, cúm xảy ra trong suốt cả năm. Cúm có thể dẫn đến bệnh trầm trọng hơn hoặc các biến chứng như viêm phổi và viêm tai, và có thể làm nặng thêm những tình trạng sức khỏe đang có sẵn của trẻ, như hen suyễn. Mặc dù vắc-xin không bảo vệ hoàn toàn khỏi tất cả các chủng virus cúm, những người được tiêm thường có triệu chứng bệnh ít nghiêm trọng hơn nhiều. Vắc-xin cúm đã được đưa vào Chương Trình Tiêm Chủng Quốc Gia Cho Trẻ Em tại Singapore từ tháng 11 năm 2020.
Một vài bệnh tật phổ biến hơn ở một số vùng lãnh thổ trên thế giới, vậy nên lời khuyên về tự bảo vệ trước chuyến đi là điều cần thiết. Một số vắc-xin được khuyên dùng gồm có cúm và uốn ván, trong khi một số vùng yêu cầu các loại vắc-xin như viêm não Nhật Bản và não mô cầu. Tốt nhất là trao đổi với bác sĩ và cơ quan lữ hành liên quan để xem bạn cần tiêm các mũi nào.
Như tên cho thấy, vắc-xin hỗn hợp phòng chống bảo vệ cùng lúc khỏi hơn một loại bệnh. Điều này giúp giảm thiểu số lượng mũi tiêm mà trẻ phải chịu. Các loại vắc-xin hỗn hợp phổ biến tại Singapore gồm có MMR (sởi, quai bị, rubella), MMRV (sởi, quai bị, rubella, và thủy đậu), DTP hoặc DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà). Các loại khác bao gồm vắc-xin 5 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, vi khuẩn Haemophilus influenzae loại B) và vắc-xin 6 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, vi khuẩn Haemophilus influenzae loại B, và viêm gan B).
Nhờ tỉ lệ tiêm chủng lớn tại Singapore, mức độ xuất hiện của nhiều căn bệnh đã giảm xuống đáng kể trong nhiều năm.
Số ca mắc các bệnh:
Vắc-xin được tiêm cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời và trong suốt giai đoạn thơ ấu. Hầu hết vắc-xin đều yêu cầu tiêm nhiều hơn một liều để đạt mức che phủ hiệu quả.
Tuổi khuyến nghị cho tiêm chủng | Vắc-xin |
---|---|
Ngay khi sinh | * Viêm Gan B (mũi 1) * Bacillus Calmette-Guerin - BCG (phòng lao) |
2 tháng | * Viêm Gan B (mũi 2) * Bạch Hầu, Uốn Ván, và Ho Gà (DTaP) (mũi 1) * Bại Liệt Bất Hoạt (IPV) (mũi 1) * Haemophilus influenzae loại B (Hib) (mũi 1) |
4 tháng | * Bạch Hầu, Uốn Ván, và Ho Gà (DTaP) (mũi 2) * Bại Liệt Bất Hoạt (IPV) (mũi 2) * Haemophilus influenzae loại B (Hib) (mũi 2) * Phế cầu liên hợp (PCV10 hoặc PCV13) (mũi 1) |
6 tháng | * Viêm Gan B (mũi 3) * Bạch Hầu, Uốn Ván, và Ho Gà (DTaP) (mũi 3) * Bại Liệt Bất Hoạt (IPV) (mũi 3) * Haemophilus influenzae loại B (Hib) (mũi 3) * Phế cầu liên hợp (PCV10 hoặc PCV13) (mũi 2) |
6 months – < 5 tuổi (Hàng năm hoặc mỗi mùa cúm) |
* Cúm |
12 tháng | * Phế cầu liên hợp (PCV10 hoặc PCV13) (mũi nhắc 1) * Sởi, Quai Bị, và Rubella (MMR) (mũi 1) * Thủy Đậu (Varicella) (mũi 1) |
15 tháng | * Sởi, Quai Bị, và Rubella (MMR) (mũi 2) * Thủy Đậu (Varicella) (mũi 2) |
18 tháng | * Bạch Hầu, Uốn Ván, và Ho Gà (DTaP) (mũi nhắc 1) * Bại Liệt Bất Hoạt (IPV) (mũi nhắc 1) * Haemophilus influenzae loại B (Hib) (mũi nhắc 1) |
2 – 17 tuổi (Dành cho trẻ em có điều kiện sức khỏe hoặc chỉ dẫn cụ thể) |
* Polysaccharide Phế cầu (PPSV23) |
5 – 17 tuổi (Hàng năm hoặc mỗi mùa cúm cho trẻ em và thiếu niên có điều kiện sức khỏe hoặc chỉ dẫn cụ thể) |
* Cúm |
10 – 11 tuổi | * Uốn ván, bạch hầu giảm liều lượng và ho gà vô bào (Tdap) (mũi nhắc 2) * Bại liệt bất hoạt (mũi nhắc 2) |
12 – 13 tuổi (Chỉ dành cho nữ) |
* Virus HPV gây u nhú ở người - Human Papillomavirus (HPV2 hoặc HPV4) (mũi 1 và 2) |
Vắc-xin an toàn, bởi chúng đã qua kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi được chứng nhận là sẵn sàng sử dụng. Lợi ích của vắc-xin nhiều hơn rủi ro của chúng rất nhiều.
Cũng như các loại thuốc khác, con bạn có thể bị tác dụng phụ do vắc-xin gây ra. Hầu hết các tác dụng phụ này là nhẹ và tạm thời.
Chúng bao gồm:
Hiếm khi có trường hợp phản ứng ngược nghiêm trọng, như dị ứng, có thể xảy ra.
Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước nếu hệ miễn dịch của trẻ yếu hoặc không hoạt động hiệu quả, hay nếu từng có trường hợp tiền sử dị ứng vắc-xin trong gia đình hay cá nhân.
Nếu trẻ bị tác dụng phụ nhẹ sau tiêm vắc-xin như đau vùng tiêm, phát ban, hoặc sốt, đây là một số điều bạn có thể làm tại nhà:
Trao đổi thêm với bác sĩ của trẻ về các loại tác dụng phụ cụ thể của từng loại vắc-xin. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy bất cứ bất thường nào xảy ra với trẻ.