Bạn Có Thừa Kế Sức Khỏe Của Mẹ?

Nguồn: Shutterstock

Bạn Có Thừa Kế Sức Khỏe Của Mẹ?

Cập nhật lần cuối: 20 Tháng Tư 2017 | 5 phút - Thời gian đọc
Dr Chew Tec Hock Jeffrey

Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình

Dr Lee Kim En

Bác Sĩ Nội Thần Kinh

Dr Tan Yah Yuen

Bác sĩ ngoại tổng quát

Dr Tay Leslie

Bác sĩ nội tim mạch

Con giống mẹ. Có vô vàn cách mà qua đó bạn có thể giống y như đúc mẹ mình – bạn có thể sở hữu đôi mắt nâu, má lúm, và tiếng cười khoái trá của mẹ.

Chẳng có tin tức mới mẻ gì khi nhắc đến việc mẹ bạn đã đóng một vai trò khổng lồ trong việc định hình bạn là ai, và rằng bạn có rất nhiều điều cần phải cảm ơn mẹ – nhưng khi nói đến sức khỏe, bạn không nên đổ lỗi quá nhanh cho các gen của mẹ.

Trong khi bạn có thể có khuynh hướng di truyền đối với những bệnh lý nhất định, trách nhiệm chính cho sức khỏe của bạn vẫn thuộc về bạn. Có những yếu tố nguy cơ nằm trong tầm kiểm soát của bạn, và bạn có thể quản lý chúng để chủ động chịu trách nhiệm cho sức khỏe của chính mình.

Bệnh tim

Nguy cơ phát triển bệnh tim của bạn sẽ tăng lên đáng kể nếu có bất kỳ ai trong gia đình ruột thịt của bạn, kể cả mẹ, đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc đã chịu đựng các cơn đau ngực do tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên, có một số việc bạn có thể làm để giữ cho tim luôn khỏe mạnh:

  • Duy trì một cân nặng khỏe mạnh – Bị thừa cân có thể dẫn đến những vấn đề làm gia tăng cơ hội bạn mắc phải các bệnh về tim và đột quỵ, như huyết áp cao, cholesterol cao, và tiểu đường.
  • Duy trì các giá trị cholesterol và huyết áp khỏe mạnh – Huyết áp cao và cholesterol cao có thể làm tổn thương đến tim và mạch máu của bạn. Hãy quản lý các chỉ số này bằng cách uống thuốc và thực hiện đúng những chỉ dẫn về lối sống lành mạnh được bác sĩ kê đơn.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên – Nếu không thường xuyên kiểm tra các chỉ số huyết áp và mức độ cholesterol của bạn, bạn sẽ không biết được nguy cơ bệnh tim của mình đang ở ngưỡng nào. Kiểm tra thường xuyên có thể chỉ ra liệu có phải bạn cần phải thực hiện các biện pháp hành động hay không, và đồng thời cũng giúp xác định các bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể chữa khỏi.
  • Áp dụng một chế độ ăn tốt cho tim – Một chế độ ăn tốt cho tim bao gồm việc giới hạn tiêu thụ đường, muối, và chất béo bão hòa, và đảm bảo bạn ăn nhiều rau củ, hoa quả, và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Không hút thuốc lá – Hút thuốc lá là một trong những yếu tố rủi ro cao nhất dẫn đến bệnh tim. Bác sĩ Leslie Tay, chuyên khoa tim mạch tại Bệnh Viện Mount Elizabeth, khuyến cáo rằng nếu hút thuốc thường xuyên, bạn gần như đang tự đảm bảo với mình rằng sẽ phát triển bệnh tim trong suốt cuộc đời. Khi bàn đến việc phòng ngừa bệnh tim, không một lượng thuốc lá nào có thể nói là an toàn. Bạn hút càng nhiều, thì rủi ro càng cao. Tin tốt là, không bao giờ muộn để cai thuốc – nguy cơ bệnh tim của bạn bắt đầu hạ thấp sau khi bạn ngừng hút.
  • Tập thể dục – Bị động kinh niên (sedentary) có thể nguy hiểm gấp đôi việc béo phì, bác sỹ Tay cảnh báo. Một lượng nhỏ bài tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm rủi ro tử vong sớm của bạn một cách đáng kể. Tập thể dục cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng, và điều hòa huyết áp, lượng đường trong máu, và mức độ cholesterol, từ đó hạ thấp các rủi ro bạn phải phát triển bệnh huyết áp cao, cholesterol cao, và tiểu đường.

Bất kể đang ở độ tuổi nào, bạn nên đặt mục tiêu xác định các rủi ro của bản thân và kiểm soát chúng. Việc làm này sẽ giảm thiểu đáng kể rủi ro phát triển bệnh tim và các bệnh về mạch máu của bạn.

Loãng xương

Nếu xương của mẹ bạn trở nên mỏng hơn, hoặc nếu bạn được thừa hưởng từ mẹ một vóc dáng nhỏ bé hơn, bạn sẽ có nhiều khả năng cao hơn mắc bệnh loãng xương. May mắn là, có nhiều việc bạn có thể làm ngay từ lúc còn trẻ để ngăn chặn bệnh phát sinh.

  • Tiêu thụ đủ canxi và vitamin D – Chỉ tiêu thụ canxi không thôi là chưa đủ. Vitamin D rất cần thiết bởi vì nó hỗ trợ cơ thể bạn hấp thụ canxi.
  • Hạn chế hút thuốc – Cơ thể bạn sẽ ít hấp thụ được canxi hơn nếu bạn hút thuốc. Ngoài ra cũng có những nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc lá dẫn đến sự giảm thiểu mật độ xương.
  • Các bài tập tăng khối cơ – Bài tập tăng cường khối cơ (weight-building exercise) sẽ làm gia tăng khối xương của bạn, từ đó cải thiện sức khỏe xương. Bạn có nhiều lựa chọn từ một loạt các hoạt động như đi bộ leo núi, nhảy múa, tennis và các môn thể thao sử dụng vợt khác.

Nếu nhiều người thân trong gia đình mắc bệnh loãng xương, bạn cũng nên cân nhắc việc được chụp cắt lớp xương (bone scan) từ sớm.

Viêm Khớp Dạng Thấp

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn tới 50% nếu mẹ bạn từng mắc phải bệnh này. Chứng bệnh này xuất hiện khi hệ miễn dịch tấn công cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm lớp lót khớp và sụn. Nó có thể gây ra một cơn sưng đau đớn mà rốt cuộc có thể dẫn đến xói mòn xương và dị dạng khớp.

Dưới đây là các biện pháp lối sống bạn có thể sử dụng để hạ thấp nguy cơ phát triển bệnh.

  • Không hút thuốc – Hút thuốc lá làm tăng rủi ro bạn phát triển chứng viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là nếu bạn đã có sẵn khuynh hướng di truyền đối với căn bệnh này. Hút thuốc cũng dường như có mối liên hệ với tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.
  • Duy trì một cân nặng khỏe mạnh – Những người thừa cân hoặc bị béo phì có vẻ như luôn mang một nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là phụ nữ được chuẩn đoán mắc bệnh trước 56 tuổi. Duy trì một cân nặng khỏe mạnh bằng cách để ý cẩn thận về chế độ ăn và tập thể dục thường xuyên.
  • Giảm lượng thịt đỏ và caffein tiêu thụ hàng ngày – Chứng bệnh này thường được tìm thấy ở những người tiêu thụ lượng lớn thịt đỏ và caffein. Ngược lại, có thể có lợi ích từ việc tiêu thụ nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ trong việc đấu tranh chống lại các phân tử kích hoạt viêm dạng thấp.

Ung Thư Vú

Nếu mẹ bạn đã được chuẩn đoán mắc phải ung thư vú, rủi ro phát triển bệnh của bạn gần như tăng gấp đôi. Nếu bạn được thừa hưởng sự đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 có hại, rủi ro phát triển ung thư vú của bạn sẽ tăng đến khoảng 40-85%, cao gấp 3-7 lần so với phụ nữ không mang đột biến.

Tuy nhiên, còn có các yếu tố rủi ro khác nằm trong vòng kiểm soát của bạn. Một vài điều bạn có thể làm để quản lý các yếu tố rủi ro này là:

  • Uống vừa phải hoặc không uống rượu – Đối với phụ nữ, hạn mức là 1 ly một ngày. Uống 2 ly hay hơn mỗi ngày một cách thường xuyên sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vú của bạn.
  • Lên kế hoạch cho gia đình từ sớm – Nếu bắt đầu một gia đình là một phần thường trực trong kế hoạch cuộc sống của bạn, bạn nên cân nhắc việc sinh em bé trước độ tuổi 30. Các nghiên cứu đã gợi ý rằng sinh con đầu lòng trước tuổi 30 sẽ hạ thấp rủi ro ung thư vú của bạn. Cho con bú liên tục trong khoảng thời gian nhiều hơn 6 tháng cũng sẽ mang đến tác động bảo vệ.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh – Thừa cân khiến bạn phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh, và tất cả các căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Duy trì một cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống khoa học và có một lối sống chủ động.
  • Không hút thuốc lá – Hút thuốc làm tăng rủi ro của rất nhiều căn bệnh, và có mối liên hệ với nguy cơ ung thư vú ngày càng cao.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng là một ý hay, và bạn có thể muốn được khám bệnh sớm nếu gia đình có tiền sử dày đặc mắc ung thư vú.

Bệnh Đau Nửa Đầu

Nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu của bạn tăng 50% nếu mẹ bạn cũng bị căn bệnh này hành hạ. Trong khi rất ít điều bạn có thể thực hiện để phòng tránh nó xảy ra, bạn hoàn toàn có khả năng quản lý tình hình bằng cách thực hiện một số thay đổi cho phong cách sống của mình.

Có thể bạn nên chú ý hơn trong việc tiêu thụ một số loại thực phẩm – rượu, sô-cô-la, phô mai, cà phê và trái cây họ cam quýt là những tác nhân thường gặp kích thích chứng đau nửa đầu từ chế độ ăn uống. Bất cứ nơi nào có thể, hãy cố tránh những địa điểm có ánh sáng mạnh, hoặc mùi hương nồng. Uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ mỗi ngày, và quản lý căng thẳng bạn phải đối mặt trong cuộc sống của mình. Tìm ra những tác nhân kích thích, và tránh chúng.

Bệnh Alzheimer và Chứng Mất Trí Nhớ

Nếu mẹ bạn đã phải đối mặt với bệnh Alzheimer khởi phát sớm, rủi ro phát triển bệnh của bạn sẽ tăng 30-50%. Ngoài ra còn có một sự gia tăng 3-5% trong cơ hội bạn phát triển chứng mất trí nhớ. Cũng may là, có những điều bạn có thể làm để chống lại các tỷ lệ đó.

  • Duy trì các chỉ số huyết áp và cholesterol khỏe mạnh – Một số chứng bệnh được biết đến như những yếu tố làm tăng nguy cơ của các bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao hay cholesterol cao cũng làm gia tăng rủi ro phát triển bệnh Alzheimer.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh – Làm vậy sẽ giảm rủi ro mắc bệnh tiểu đường loại 2, đột quỵ, và bệnh tim – những chứng bệnh có mối liên hệ với rủi ro phát triển chứng mất trí nhớ ngày càng cao.
  • Không hút thuốc lá – Bằng việc hút thuốc, bạn đang phải đối mặt với nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ cao hơn, bên cạnh hàng loạt các chứng bệnh khác.
  • Tập thể dục – Tập thể dục thường xuyên có thể mang lại lợi ích cho các tế bào não bằng cách gia tăng lưu lượng máu và oxy lên não. Những lợi ích nổi tiếng của tập thể dục đối với sức khỏe tim mạch cũng góp phần trong việc hạ thấp nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

Các bằng chứng hiện tại cho thấy việc áp dụng một chế độ ăn tốt cho tim mạch cũng hỗ trợ bảo vệ não bộ. Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch bao gồm giới hạn tiêu thụ đường và chất béo bão hòa, đảm bảo rằng bạn đang hấp thụ một lượng lớn trái cây, rau củ, và ngũ cốc nguyên hạt.

Kết hợp tất cả những yếu tố trên, rủi ro phát triển chứng mất trí nhớ của bạn có thể giảm xuống khoảng 20%.

Chỉ bởi vì bạn có khuynh hướng di truyền đối với một số căn bệnh nhất định không có nghĩa là bạn được định sẵn để phát triển chúng. Đối với hầu hết những chứng bệnh này, nguyên nhân là một sự tác động qua lại phức tạp giữa di truyền học và các yếu tố khác.

Có những yếu tố rủi ro nằm trong tầm kiểm soát của bản thân, và bạn có thể quản lý chúng để trở thành phiên bản khỏe mạnh nhất của chính mình. Trong khi bạn có thể bị thiệt thòi về mặt di truyền học, bạn hoàn toàn có thể chủ động sở hữu cuộc đời và sức khỏe của mình bằng cách thực hiện những phần việc của bạn để duy trì sức khỏe.

Russell MB, Olesen J. Increased familial risk and evidence of genetic factor in migraine. BMJ. 1995; 311:541-544.

Fukui, Patrícia Timy et al. Trigger factors in migraine patients. Arq. Neuro-Psiquiatr. [online]. 2008, vol.66, n.3a [cited 2017-04-12], pp.494-499.

Collaborative Group on Hormonal Factors in Breast Cancer. Familial breast cancer: collaborative reanalysis of individual data from 52 epidemiological studies including 58,209 women with breast cancer and 101,986 women without the disease. Lancet. 358: 1389-99, 2001.

www.breastcancer.org/symptoms/testing/genetic/pos_results

www.medscape.com/viewarticle/717392_3

www.niams.nih.gov/health_info/bone/Osteoporosis/conditions_Behaviors/bone_smoking.asp
Bài viết liên quan
Xem tất cả