-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Mổ cắt túi mật, hay là phẫu thuật cắt bỏ túi mật, là thủ thuật cắt bỏ túi mật. Túi mật có chứa mật, một chất lỏng đặc quánh được sản xuất từ gan để tiêu hóa chất béo. Khi ăn, túi mật sẽ tiết mật vào ruột non thông qua ống dẫn mật chính. Mật có thành phần hóa học cân bằng và chứa nhiều cholesterol hòa tan sản xuất từ gan. Nếu cân bằng hóa học của mật bị thay đổi một chút, cholesterol có thể chuyển thành dạng tinh thể và dính vào thành túi mật. Qua thời gian, các tinh thể này kết hợp với nhau và tạo thành sỏi mật. Sỏi mật có thể có kích cỡ từ một hạt cát đến một hòn sỏi. Mổ nội soi (lỗ khóa) cắt túi mật là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân bị sỏi mật gây triệu chứng. Phẫu thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng các dụng cụ nhỏ và camera quay phim đưa vào ổ bụng thông qua vài lỗ nhỏ.
Sỏi mật là dịch tiêu hóa tích tụ cứng lại hình thành trong túi mật. Đôi khi, việc hình thành sỏi mật làm tắc túi mật và làm túi mật không thể tiết mật được. Sỏi mật có thể làm túi mật bị tổn thương. Nếu sỏi mật bị đẩy ra khỏi túi mật, chúng có thể làm tắc tuyến tiết của gan và tụy.
20% dân số có sỏi mật. Những người có mức cholesterol hoặc canxi trong mật cao có thể hình thành sỏi mật. Sỏi mật phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam giới. Nguy cơ làm tăng sỏi mật bao gồm mang thai, tuổi tác và béo phì.
Trong đa số trường hợp, sỏi mật không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Bệnh nhân ít đi khám bác sĩ vì triệu chứng thường ‘phổ biến’. Khi có những triệu chứng như đau bụng (thường ở bên phải, ngay dưới xương sườn, hoặc ở phần bụng trên), đau lưng hoặc vai phải, buồn nôn và nôn, đầy hơi hoặc khó tiêu, bệnh nhân nên điều trị.
Mặc dù sỏi trong túi mật, về lý thuyết, có thể phá vỡ bằng sóng xung kích hoặc điều trị hóa liệu, chúng có thể tái phát và biến chứng do các điều trị đó vượt quá nguy cơ của phẫu thuật cắt bỏ túi mật trong thực hành phẫu thuật quy chuẩn. Biến chứng của sỏi mật bao gồm viêm túi mật (viêm nhiễm túi mật), viêm đường mật (tắc ống dẫn mật dẫn đến đau, sốt và vàng da) và viêm tụy.
Trước khi cắt túi mật, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được giải thích cụ thể về quy trình phẫu thuật. Trước khi ký phiếu cam đoan chấp nhận phẫu thuật, hãy đọc thật kỹ và hỏi lại nếu có thắc mắc. Bệnh nhân cũng cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, bao gồm tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, có đang mang thai hay không và các loại thuốc đang dùng.
Bệnh nhân sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu và siêu âm ổ bụng. Trong vòng 8 giờ trước phẫu thuật, không được ăn hay uống bất cứ thứ gì. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân tạm ngừng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng, chuẩn bị sẵn quần áo và vật dụng cá nhân trong trường hợp cần lưu viện, và nhờ người thân đưa về nhà khi ra viện.
Phẫu thuật cắt túi mật thường kéo dài từ 1 – 2 giờ. Bệnh nhân được gây mê và đặt nằm ngửa trên bàn phẫu thuật. Bác sĩ sẽ luồn ống vào cổ họng để giúp bệnh nhân thở.
Tiếp theo, bác sĩ tiến hành rạch 3 – 4 vết mổ nhỏ trên bụng bệnh nhân. Ống nội soi được đưa vào bụng qua một trong các vết mổ để ghi lại hình ảnh bên trong ổ bụng. Có thể bơm khí CO2 vào bụng để ổ bụng phình to giúp bác sĩ quan sát rõ hơn.
Dụng cụ phẫu thuật để cắt túi mật được đưa vào qua các vết mổ khác. Sau khi cắt, túi mật sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm. Bác sĩ đóng vết mổ bằng chỉ, băng, kim kẹp hoặc băng dính và băng bằng băng vô trùng.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi tại phòng chăm sóc hậu phẫu trong vài giờ sau phẫu thuật để đảm bảo không xảy ra biến chứng. Nhân viên y tế sẽ kiểm tra nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và khả năng tiểu tiện.
Sau khi ra viện, bệnh nhân tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà để đề phòng biến chứng. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau và vận động nhẹ nhàng theo khuyến nghị của bác sĩ. Lập tức liên hệ với bác sĩ nếu gặp một trong các triệu chứng sau:
Phần lớn bệnh nhân có thể ra viện ngay trong ngày phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật một ngày. Bệnh nhân có thể lái xe và ăn uống bình thường sau 1 – 2 ngày, đi làm và thực hiện các hoạt động hàng ngày khác (trừ nâng vật nặng) trong vòng 1 tuần, và hồi phục gần như hoàn toàn sau khoảng 1 – 2 tuần. Khoảng 2 – 3 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để khám theo dõi.
Phẫu thuật cắt túi mật được coi là thủ thuật an toàn, nhưng cũng có thể gây ra một số biến chứng như:
Đ: Hầu hết sỏi mật không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cả. Những loại sỏi mật này được gọi là sỏi mật thầm lặng và không cần điều trị. Nhưng đôi khi sỏi mật có thể gây ra các triệu chứng như đau dữ dội, buồn nôn và nôn hoặc vàng da.
Sỏi mật cũng có thể gây viêm túi mật cấp tính, một tình trạng nghiêm trọng hơn khi túi mật bị viêm. Điều này thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Đ: Không, một khi túi mật của bạn được loại bỏ, bạn sẽ không bị sỏi mật nữa.
Tuy nhiên, bạn có thể bị sỏi ống mật tiên phát do rối loạn ống mật.
Đ: Mặc dù bạn có thể thử làm tan sỏi mật bằng một số loại thuốc nhất định, nhưng phương pháp điều trị này hiếm khi thành công.
Đ: Cơ thể bạn vẫn có thể hoạt động tốt mà không cần túi mật.
Nếu không có túi mật, mật sẽ chảy trực tiếp vào ruột non. Điều này có thể gây ra phân lỏng trong 3 - 6 tháng. Nếu điều này xảy ra, hãy duy trì chế độ ăn ít chất béo để kiểm soát tình trạng phân lỏng.
Đ: Có thể có một vài nguyên nhân gây ra cơn đau sau khi cắt bỏ túi mật, chẳng hạn như:
Mặc dù việc có một số tác dụng phụ sau khi phẫu thuật là điều bình thường, nếu bạn bị đau không thuyên giảm theo thời gian, đau bụng mới xuất hiện hoặc cơn đau ngày càng trầm trọng hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Đ: Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật nội soi (lỗ khóa), mặc dù bạn có thể về nhà ngay trong ngày phẫu thuật, nhưng thường bạn cần ở lại bệnh viện một đêm.
Đ: Cơ thể bạn cần thời gian để điều chỉnh với việc không có túi mật. Trong những tháng sau khi phẫu thuật, bạn có thể thử nghiệm giới hạn của bản thân để tìm ra loại thực phẩm phù hợp nhất với mình.
Bạn có thể thử:
Đ: Không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh chắc chắn việc tăng cân sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, có một số trường hợp cho biết họ tăng cân sau phẫu thuật.
Nguyên nhân có thể gây ra tăng cân sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật bao gồm:
Đ: Bác sĩ của bạn sẽ có thể tư vấn:
Lưu ý: Tránh thử các chế độ ăn kiêng nhất thời (các chế độ ăn kiêng ngắn hạn phổ biến) sau khi cắt bỏ túi mật. Những chế độ ăn kiêng này có thể không hiệu quả và gây nguy hiểm.
Đ: Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống:
Đ: Có, bạn có thể uống rượu sau khi cắt túi mật. Tuy nhiên, bạn có thể muốn tránh uống rượu ngay sau khi phẫu thuật vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.
Bệnh viện Gleneagles đã và đang cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại Singapore trong hơn 60 năm qua.
Dịch vụ y tế tư nhân có thể có giá cả hợp lý. Hãy dùng Công cụ ước tính hóa đơn bệnh viện để xác định chi phí ước tính cho thủ thuật này. Nếu bạn có bảo hiểm bệnh viện, hãy tìm hiểu xem cách bạn có thể dùng bảo hiểm.
Tìm hiểu khi nào phẫu thuật loại bỏ túi mật được khuyến nghị cho những bệnh nhân đang mắc phải sỏi mật.
Các triệu chứng đau do sỏi mật thường bị nhầm lẫn với đau dạ dày. Bác sĩ Stephen Chang giải thích về bệnh sỏi mật và các phương pháp điều trị.
Phẫu thuật cắt túi mật đòi hỏi bạn phải thay đổi chế độ ăn uống. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu những thực phẩm tốt nhất nên ăn sau phẫu thuật cắt túi mật.
Nếu bạn đang phải đối mặt với việc cắt bỏ túi mật, có lẽ bạn đã có câu hỏi về cuộc sống sẽ như thế nào sau đó.
Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575
Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777
Bệnh viện Gleneagles thuộc IHH Healthcare, một trong những nhóm dịch vụ y tế lớn nhất thế giới’.
Tải xuống ứng dụng MyHealth360 để truy cập nhiều dịch vụ y tế một cách thuận tiện.
Nhận lời khuyên y tế đáng tin cậy từ các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ vật lý trị liệu gửi trực tiếp đến hộp thư của bạn.
Đăng kýBản quyền © năm 2022 Parkway Holdings Limited. Bảo lưu mọi quyền. Mã số đăng ký công ty: 197400320R