Bệnh tim mạn tính - Triệu chứng & Nguyên nhân

Bệnh tim mạn tính là gì?

Bệnh tim mạn tính là một loại bệnh tim mạch gây ảnh hưởng đến chức năng tim lặp đi lặp lại và kéo dài theo thời gian. Ví dụ về các bệnh tim mạn tính bao gồm:

Triệu chứng của bệnh tim mạn tính là gì?

Triệu chứng bệnh tim mạn tính thay đổi tùy vào loại bệnh tim bạn mắc phải.

Một số người có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi họ bị đau tim hoặc suy tim. Để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tim, bạn nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên.

Triệu chứng bệnh động mạch vành (CAD)

CAD, còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, là loại bệnh tim mạch thường gặp nhất. Bệnh xảy ra khi tim không nhận đủ máu và oxy, có thể không gây bất kỳ triệu chứng nào nhận thấy được cho đến khi xảy ra biến cố tim mạch nghiêm trọng. Nam giới và nữ giới có thể gặp các triệu chứng CAD khác nhau.

Vì mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch vành, bạn có thể bị đau ngực (đau thắt ngực) trong khi tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng. Tìm hiểu thêm về triệu chứng CAD.

Triệu chứng bệnh tim bẩm sinh (CHD)

Dị tật tim xuất hiện từ khi sinh ra được gọi là bệnh tim bẩm sinh (CHD). Nhiều bệnh tim bẩm sinh CHD không dẫn đến triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, dạng CHD nghiêm trọng hoặc nhiều bệnh CHD có thể gây triệu chứng như da tím tái, đau ngực và ngất xỉu. Tìm hiểu thêm về triệu chứng CHD.

Bệnh tim bẩm sinh bao gồm nhiều dị tật tim xuất hiện từ khi sinh ra và có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều)

Triệu chứng tùy vào việc bạn có nhịp tim nhanh (nhịp nhanh) hay nhịp tim chậm (nhịp chậm) bất thường.

Triệu chứng của nhịp tim nhanh bất thường bao gồm khó thở, chóng mặt, đánh trống ngực và choáng váng. Triệu chứng của nhịp tim chậm bất thường bao gồm đau ngực, khó thở, khó tập trung và lú lẫn. Tìm hiểu thêm về triệu chứng rối loạn nhịp tim.

Triệu chứng suy tim

Suy tim là bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử ở một số ít người. Triệu chứng của suy tim bao gồm khó thở, mệt mỏi, chướng bụng hoặc phù chân, hoặc khó thở khi nằm thẳng. Tìm hiểu thêm về triệu chứng suy tim.

Triệu chứng bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là bệnh ở cơ tim đôi khi có thể dẫn đến suy timrối loạn nhịp tim. Các triệu chứng thường gặp của bệnh cơ tim gồm:

  • Cực kỳ mệt mỏi hay kiệt sức
  • Ngất xỉu hoặc choáng váng và chóng mặt
  • Nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực
  • Khó thở, ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Đầy hơi dạ dày

Triệu chứng tăng áp động mạch phổi

Tăng áp phổi là một dạng huyết áp cao trong mạch máu dẫn từ tim đến phổi. Trong các giai đoạn đầu, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bạn có thể bị khó thở, mệt mỏi và chóng mặt nhiều hơn. Tìm hiểu thêm về triệu chứng tăng áp động mạch phổi.

Triệu chứng bệnh van tim

Trong hầu hết trường hợp, bệnh van tim phát triển chậm và không thể nhận thấy được trong nhiều năm. Một số triệu chứng cần lưu ý gồm:

  • Đau ngực (đau thắt ngực)
  • Ngất xỉu hoặc choáng váng và chóng mặt
  • Mệt mỏi hoặc yếu
  • Tiếng thổi ở tim
  • Khó thở
  • Sưng ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chướng dạ dày

Thời điểm nên đến khám tại Khoa Cấp cứu (UCC)?

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến khám tại khoa UCC ngay:

  • Ngất xỉu
  • Đau ngực (đau thắt ngực)
  • Khó thở đột ngột, nghiêm trọng
  • Suy nhược nghiêm trọng

Nguyên nhân gây bệnh tim mạn tính là gì?

Nguyên nhân gây bệnh tim mạn tính phụ thuộc vào loại bệnh tim cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành (CAD)

CAD đa phần do sự tích tụ mảng lắng đọng chất béo trong động mạch (xơ vữa động mạch) gây ra. Bệnh này có thể xảy ra do các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi tác và giới tính cũng như các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây CAD.

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh (CHD)

Mặc dù gần như chưa xác định được nguyên nhân gây CHD, một số yếu tố nguy cơ bao gồm bất thường về nhiễm sắc thể và khiếm khuyết di truyền như hội chứng Down. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây CHD.

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều)

Rối loạn nhịp tim thường liên quan đến các bệnh liên quan đến tim khác như CAD, bệnh tim bẩm sinhtăng huyết áp (huyết áp cao).

Các nguyên nhân có thể gây rối loạn nhịp tim bao gồm một số loại thuốc nhất định, các vấn đề về tín hiệu điện trong tim và tổn thương tim. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

Nguyên nhân gây suy tim

Suy tim thường xảy ra cùng với các bệnh tim khác đã mắc từ trước. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển trong nhiều năm. Các nguyên nhân thường gặp gây suy tim bao gồm:

Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây suy tim.

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim

Các nguyên nhân đã xác định gây bệnh cơ tim bao gồm:

  • Nhiễm vi-rút corona (COVID-19)
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh cơ tim hoặc bệnh tim mạn tính khác
  • Rối loạn chuyển hóa như béo phì, bệnh tuyến giáp hoặc đái tháo đường
  • Nghiện rượu trong thời gian dài hoặc lạm dụng chất gây nghiện
  • Tăng huyết áp (huyết áp cao)
  • Các vấn đề về van tim
  • Mang thai

Nguyên nhân gây tăng áp động mạch phổi

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây tăng áp động mạch phổi. Nguyên nhân có thể gây bệnh bao gồm xơ gan, bất thường tim bẩm sinh, và rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì.

Nguyên nhân gây bệnh van tim

Bạn có thể bị bệnh van tim bẩm sinh hoặc van tim có thể bị tổn thương do:

  • Đau tim, xơ vữa động mạch hoặc huyết áp cao
  • Nhiễm trùng (như sốt do thấp khớp và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn)
  • Thoái hóa mô do lão hóa
  • Thuốc điều trị hoặc xạ trị

Những yếu tố nào gây nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính?

Các yếu tố nguy cơ sau làm gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạn tính:

  • Tuổi tác. Trong quá trình lão hóa, bạn dễ bị bệnh tim mạn tính hơn.
  • Đái tháo đường. Bị đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính. Nguy cơ này càng tăng khi bạn bị đái tháo đường càng lâu và nếu bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt.
  • Tiền sử gia đình. Đặc tính di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính, đặc biệt nếu cha mẹ đã bị mắc bệnh này lúc còn trẻ.
  • Không tập thể dục. Không hoạt động thể chất liên quan đến nhiều bệnh tim và góp phần vào một số yếu tố nguy cơ như béo phì.
  • Béo phì. Thừa cân gắn liền với nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, đặc biệt là suy timbệnh động mạch vành.
  • Hút thuốc. Người hút thuốc có khả năng mắc bệnh tim cao hơn 2 – 4 lần.
  • Căng thẳng. Tình trạng căng thẳng kéo dài có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tim mạn tính?

Mặc dù không thể phòng ngừa một số bệnh tim nhất định, các thói quen sinh hoạt sau có thể cải thiện sức khỏe tim mạch:

  • Tập thể dục thường xuyên. Bài tập cho tim mạch (thể dục nhịp điệu) như chạy có thể giúp cải thiện cân nặng, lượng cholesterol và tình trạng huyết áp cao.
  • Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe. Giảm cân có thể giúp giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt trong bữa ăn.
  • Giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt. Thực hành các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng như tập thở sâu, thiền và chánh niệm.
  • Bỏ hút thuốc. Vì hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính, bỏ hút thuốc có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính.
  • Ngủ đủ giấc. Cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm và đặt mục tiêu có chất lượng giấc ngủ tốt.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777