Bệnh gout - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Thuốc thường là cách hiệu quả nhất để:

  • Điều trị và kiểm soát bệnh gout.
  • Phòng ngừa các đợt phát bệnh có thể dẫn đến tổn thương lâu dài.
  • Giảm bớt nồng độ axit uric tổng thể.

Nếu muốn kiểm soát bệnh gout mà không cần dùng thuốc, bạn có thể cân nhắc thực hiện những thay đổi sau đây tại nhà:

Chế độ ăn uống

Đặt mục tiêu thực hiện chế độ ăn uống ít purine bằng cách hạn chế hoặc tránh đồ uống có cồn, thịt đỏ, nội tạng, hải sản và thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Một số nghiên cứu cho thấy nước ép anh đào và vitamin C có vai trò làm giảm quá trình sản sinh axit uric.

Mát-xa

Mát-xa có thể giúp kích thích quá trình trao đổi chất, cải thiện lưu thông máu đến các khớp bị tổn thương và cơ bị viêm, đồng thời giảm đau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơn đau có thể nhanh chóng biến mất hoặc cần phải mát-xa nhiều lần.

Tập thể dục

Nhìn chung, tập thể dục thường xuyên như đi bộ có lợi cho bệnh gout vì việc luyện tập giúp duy trì cân nặng hợp lý. Cân nặng hợp lý là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh gout.

Tuy nhiên, nếu đang bị gout ở bàn chân, ngón chân, mắt cá chân hoặc đầu gối, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi đợt gout qua đi trước khi dùng bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.

Đ: Nếu bị bệnh gout, bạn nên tránh thực phẩm chứa nhiều purine. Những thực phẩm này bao gồm đồ uống có cồn, thịt đỏ, nội tạng, hải sản và thực phẩm có hàm lượng fructose cao.

Tập thể dục thường xuyên như đi bộ có thể giúp cải thiện bệnh gout vì việc luyện tập giúp duy trì cân nặng hợp lý – yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh gout. Tuy nhiên, nếu đang bị gout ở bàn chân, ngón chân, mắt cá chân hoặc đầu gối, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi đợt gout qua đi trước khi dùng bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.

Đ: Có thể phòng tránh và kiểm soát các đợt phát bệnh gout thông qua:

  • Chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống ít purine có thể làm giảm nguy cơ phát bệnh. Tránh hoặc hạn chế đồ uống có cồn, thịt đỏ, nội tạng, hải sản và thực phẩm có hàm lượng fructose cao.
  • Dùng thuốc. Thuốc có thể giúp giảm nguy cơ phát bệnh bằng cách giảm nồng độ axit uric trong cơ thể, hỗ trợ quá trình loại bỏ axit uric và giảm tình trạng viêm có thể làm xuất hiện cơn gout.
  • Tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên là biện pháp can thiệp lối sống quan trọng đối với bệnh gout. Tập thể dục có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ bị bệnh gout. Tuy nhiên, nếu đang phát bệnh, tốt nhất bạn nên tránh tập thể dục và để khớp bị ảnh hưởng nghỉ ngơi.

Đ: Có, bệnh gout có thể gây ảnh hưởng đến gót chân. Các vùng khác bệnh gout thường gây ảnh hưởng gồm ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, mu bàn chân và đầu gối.

Dù ít phổ biến hơn nhưng bệnh gout có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ở chi trên như ngón tay hoặc cổ tay.

Đ: Nếu phát bệnh gout, bạn có thể giảm đau bằng cách:

  • Dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ
  • Chườm túi nước đá để giảm sưng
  • Nghỉ ngơi và nâng cao khớp bị ảnh hưởng
  • Uống nhiều nước

Lưu ý: Tránh dùng aspirin vì có thể làm đợt phát bệnh tồi tệ hơn.

Đ: Thuốc trị bệnh gout không gây bệnh gout cấp tính. Thuốc được kê đơn để điều trị bệnh gout bằng cách làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Bạn không nên ngừng dùng thuốc điều trị bệnh gout khi cơn gout cấp tính bùng phát vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Phải tuân thủ chế độ dùng thuốc đã kê toa và uống thuốc đều đặn để ngăn ngừa các đợt phát bệnh trong tương lai.

Đ: Các đợt phát bệnh gout thường kéo dài khoảng một tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể kéo dài thêm.

Phải tuân theo phương pháp điều trị được khuyến cáo cho cơn gout.

Hãy tìm kiếm trợ giúp y tế nếu:

  • Cơn đau do bệnh gout nặng hơn dù đã dùng thuốc
  • Bạn đang trong cơn gout và sốt

Kiểm soát sớm bệnh gout có thể ngăn ngừa các cơn đau trong tương lai và tổn thương vĩnh viễn ở khớp.

Đ: Bệnh gout là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh thường gặp nhất ở nam giới từ 30 tuổi trở lên và tỷ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi.

Bệnh gout cũng có thể:

  • Ảnh hưởng đến phụ nữ, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn cho đến khi phụ nữ mãn kinh.
  • Di truyền trong gia đình.

Đ: Không, đợt phát bệnh gout có thể gây đau đớn dữ dội, nhưng không gây tử vong.

Tuy nhiên, bệnh gout có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng như:

Đ: Khả năng tái phát các cơn gout thay đổi tùy theo mỗi người. Một số người bị thường xuyên trong khi những người khác chỉ bị vài năm một lần.

Kiểm soát tốt bệnh gout là việc làm quan trọng để giảm bớt mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn bệnh. Ít cơn bệnh hơn cũng đồng nghĩa với ít tổn thương hơn ở khớp bị ảnh hưởng.

Đ: Bệnh gout là bệnh mạn tính, nghĩa là bệnh không tự khỏi. Tuy nhiên, khi được kiểm soát, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn gout có thể được giảm bớt.

Cơn gout cấp tính thường sẽ tự khỏi, thậm chí không cần điều trị. Việc điều trị rất hữu ích trong việc ngăn ngừa và giảm bớt tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các đợt phát bệnh.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777