Chụp cộng hưởng từ (MRI), kỹ thuật chụp chẩn đoán dùng từ trường thay cho tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về bên trong họng
Ung thư họng được điều trị như thế nào?
Mục tiêu điều trị là loại bỏ hoặc triệt tiêu hoàn toàn ung thư họng và ngăn ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Xạ trị. Phương pháp này dùng chùm tia phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư họng. Tia phóng xạ chỉ nhắm vào u để giảm thiểu tổn thương đến mô khỏe mạnh xung quanh.
Hóa trị. Phương pháp này dùng thuốc để tiêu diệt hoặc làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Bệnh nhân thường được hóa trị qua đường tĩnh mạch.
Liệu pháp miễn dịch/trị liệu sinh học. Phương pháp này dùng hệ miễn dịch và cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể để giúp chống ung thư.
Phẫu thuật. Phương pháp này có thể loại bỏ khối u đồng thời bảo tồn thanh quản (và khả năng nói và nuốt). Đối với ung thư thanh quản tiến triển, bác sĩ phẫu thuật thường phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thanh quản để cắt bỏ toàn bộ thanh quản.
Đối với ung thư giai đoạn đầu, xạ trị hoặc phẫu thuật được dùng dưới dạng phương thức điều trị đơn lẻ.
Đối với ung thư giai đoạn tiến triển, khi u đã xâm lấn vào sụn hoặc lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, có thể phải cần đến phương thức điều trị kết hợp. Phương thức kết hợp này có thể gồm phẫu thuật rồi đến xạ trị, hóa trị kết hợp xạ trị hoặc cả 3 phương pháp.
Tùy vào kế hoạch điều trị, các phương pháp điều trị hỗ trợ cũng có thể bao gồm:
Jamie Yeo chia sẻ hành trình bất ngờ của cô đối mặt với ung thư vú từ giai đoạn chẩn đoán cho đến hồi phục, những góc nhìn mới của cô về cuộc sống và cách cô nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ tại Bệnh viện Gleneagles ở Singapore.
Bs. Dean Koh, bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, chia sẻ về những tiến bộ trong điều trị ngoại khoa ung thư đại trực tràng.
Bs. Dennis Koh, bác sĩ ngoại tổng quát tại Bệnh viện Mount Elizabeth, giải thích tầm quan trọng của khám tầm soát trong việc phòng tránh ung thư đại trực tràng.