Dr Andrew Quoc Dutton
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Một cú trượt chân, một cú vấp, một cú ngã. Chấn thương có thể xảy ra kể cả sau những tai nạn vô hại nhất. Nếu cơn đau dường như nhẹ nhàng hoặc bạn không chắc mình đã bị tổn thương gì, việc nghỉ ngơi một lát, rũ sạch rồi sau đó tiếp tục sinh hoạt như thường lệ có thể sẽ khiến bạn bị cám dỗ.
Tuy nhiên, tổn thương bạn có thể đã gây ra cho cơ thể sẽ không phải lúc nào cũng nhìn thấy được từ bên ngoài - và phớt lờ cơn đau âm ỉ có thể làm tổn thương nặng thêm.
Bác sĩ Andrew Dutton, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Mount Elizabeth, giải thích làm thế nào những triệu chứng không đáng kể có thể dẫn đến những vấn đề lớn, và tại sao bạn nên ngay lập tức tìm đến tư vấn y tế trong trường hợp xảy ra chấn thương.
Cơn đau đột ngột, tiếng rắc lớn hoặc sưng tấy có thể do rách dây chằng ở đầu gối. Nếu bạn tiếp tục di chuyển bình thường, có khả năng đầu gối của bạn sẽ sưng kéo dài, không ổn định và tổn thương sụn vĩnh viễn - những điều về về lâu dài có thể dẫn đến thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn bị đau ở lưng dưới, nguyên nhân có thể là thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm tạo áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu xung quanh, nó gây ra đau và tê dọc theo một bên cơ thể hoặc xuống cánh tay và chân, những triệu chứng có thể nặng hơn vào buổi đêm. Phớt lờ chấn thương này có thể dẫn đến tư thế kém, chu kì co thắt cơ bắp, hoặc tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Dù trẹo mắt cá chân dường như không phải vấn đề lớn vào lúc đó, nó có thể khiến các dây chằng ở mắt cá chân căng ra hoặc rách, các gân, sụn và mạch máu xung quanh cũng có nguy cơ bị tổn thương. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như sưng, bầm tím, đau nhức, cứng đơ và đau. Nếu bong gân không lành hẳn, mắt cá chân của bạn có thể sẽ luôn trong tình trạng không ổn định. Và nếu bạn tiếp tục đi lại bình thường, bạn có thể tập tễnh hoặc gây ra tổn thương sụn vĩnh viễn.
Khớp vai của bạn được tạo nên từ một nhóm gồm 4 cơ bắp và các gân kết nối. Rách một trong những gân này sau một cú ngã, do các chuyển động lặp đi lặp lại của cánh tay hoặc khi nâng một thứ gì đó nặng là hoàn toàn có thể. Điều này có thể khiến bạn thấy đau khi nâng cánh tay lên, hoặc gây ra tiếng tách hoặc lách cách khi bạn di chuyển vai. Phớt lờ cơn đau có thể dẫn tới đau mạn tính, viêm và cứng khớp.
Việc được chẩn đoán sớm rất quan trọng. Trong trường hợp xảy ra chấn thương, hãy đến Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) gần nhất, nơi chấn thương của bạn sẽ được đánh giá và bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị thêm.
Để một chấn thương nhỏ quá lâu có thể khiến bạn gặp nguy cơ phát triển các bệnh trạng dài hạn hoặc đau mạn tính. Dần dà, bạn có thể cần đến phẫu thuật tái tạo đắt đỏ để khắc phục vấn đề. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tổn thương này có thể không thể cứu chữa.
Đa phần chúng ta đã từng nghe về nguyên tắc R.I.C.E cho trường hợp bong gân và căng cơ - nghỉ ngơi (Rest), chườm đá (Ice), băng ép (Compression), nâng cao (Elevation) - nhưng đây không phải là một giải pháp toàn diện cho các cơn nhức mỏi nhỏ. Thay vì chỉ nghỉ ngơi ở nhà, một cuộc hẹn gặp bác sĩ rất quan trọng để làm rõ chính xác bạn đã làm gì và cách điều trị tốt nhất là như thế nào.
Chẩn đoán giúp chúng ta biết độ nghiêm trọng của chấn thương, bạn có thể làm gì để đẩy nhanh tốc độ hồi phục và bạn nên tránh làm gì để tình trạng không trở nên xấu hơn - Bác sĩ Dutton chia sẻ. "Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các lựa chọn điều trị khác nhau cũng như khoảng thời gian quá trình hồi phục có thể kéo dài bao lâu đối với bạn".
Bác sĩ của bạn có thể sẽ tiến hành kiểm tra y khoa, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI scan để xác định nguyên nhân và độ nghiêm trọng của chấn thương. Bác sĩ Dutton giải thích rằng chẩn đoán là quan trọng nhất để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Vì mỗi cá nhân đều khác nhau, điều quan trọng là tìm được một phương pháp điều trị và những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với bạn.
Các lựa chọn điều trị phổ biến bao gồm: thuốc men, điều trị bằng nhiệt và đá, vật lý trị liệu, tiêm, nẹp hoặc băng. Trong những trường hợp nặng hơn, phẫu thuật nội soi có thể sẽ cần thiết.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, các triệu chứng nhẹ có thể trở nặng. Không nên xem nhẹ bất kỳ chấn thương nào. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình chuyên khoa để nhận tư vấn.