Dr Chua Soo Yong
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Ngồi lâu, đặc biệt khi có tư thế kém, có thể dẫn đến các vấn đề về lưng, đặc biệt ở phần thắt lưng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng đau thắt lưng tác động đến khoảng 80% người dân Singapore hiện tại. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân là do căng các nhóm cơ và dây chằng ở lưng. Đau lưng có thể được điều trị qua việc kết hợp các phương pháp nghỉ ngơi, sử dụng thuốc, cải thiện tư thế, sử dụng các thiết bị hỗ trợ cơ thể tốt hơn, và vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, đau thắt lưng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến cột sống. Ví dụ, đau thắt lưng kéo dài có thể là chỉ dấu cho thấy nhóm cơ lưng suy yếu, và đến lượt nó, việc thiếu sự hỗ trợ cơ bắp ở thắt lưng làm tăng khả năng gặp chấn thương thoát vị đĩa đệm (còn được biết đến với tên gọi đĩa đệm bị vỡ). Nhóm cơ lưng suy yếu có thể tạo thêm áp lực cho các đĩa đệm cột sống, góp phần gây ra chấn thương cột sống. Tư thế kém cũng có thể dẫn đến dị dạng cột sống như bệnh Scheuermann, thường được biết với tên gọi "lưng gù". Cột sống bị dị dạng có thể gây ra các biến chứng thứ phát như thoát vị đĩa đệm hoặc chèn ép dây thần kinh. Bên cạnh tư thế kém, cấu trúc xương yếu do các tình trạng như loãng xương cũng có thể dẫn đến gãy xương cột sống.
Bác sĩ Chua Soo Yong, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình chuyên về các ca phẫu thuật cột sống phức tạp, giải thích về các phương pháp điều trị có thể giúp bạn giảm thiểu đau lưng.
Cột sống của bạn được tạo thành từ 26 xương (đốt sống) có đệm đỡ giữa chúng là các đĩa đệm. Chấn thương hoặc suy yếu cột sống hay vùng lưng có thể khiến phần bên trong của đĩa đệm cột sống lồi ra bên ngoài vòng đệm. Điều này dẫn đến hiện tượng thoát vị hoặc vỡ đĩa đệm.
Mặc dù phần lớn các bệnh nhân có thể giảm thiểu đau thoát vị đĩa đệm với các bài tập giãn cơ và làm săn chắc vùng cơ lưng và các cơ xung quanh, một chuyên gia chỉnh hình có thể kiến nghị phẫu thuật nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 6 tuần hoặc nếu đĩa đệm thoát vị ảnh hưởng đến các chức năng cơ. Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm (Nucleoplasty) là một quy trình xâm lấn tối thiểu đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và là một lựa chọn khả thi khi các phương pháp bảo tồn hơn đều thất bại. Quy trình này sử dụng một đầu dò nhỏ sử dụng tần số radio để đốt cháy phần đĩa đệm đang chèn ép lên các dây thần kinh.
Đầu dò có độ dày bằng cây kim tiêm, nghĩa là bệnh nhân không cần phải rạch các vết lớn. Quy trình này mất chưa đến một giờ, và bệnh nhân về nhà với một băng dán nhỏ ở lưng sau ca phẫu thuật trong ngày. "Nếu không phát sinh biến chứng, bệnh nhân có thể di chuyển ngay sau ca phẫu thuật, và không có tác động xấu nào trong sinh hoạt hằng ngày," Bác sĩ Chua cho biết.
Một ca phẫu thuật kết hợp xương trong cột sống được thiết kế để ngăn chặn vận động ở môt đoạn xương cột sống bị đau, đến lượt nó giảm thiểu cơn đau phát sinh ở khớp.
Phẫu thuật kết hợp xương trong cột sống được kiến nghị cho những bệnh nhân mắc các chứng như thoái hóa đĩa đệm hoặc các tình trạng khác khiến cột sống cử động bất thường. Các tình trạng khác có thể được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương trong cột sống bao gồm cột sống yếu hoặc mất ổn định (gây ra bởi nhiễm trùng hoặc ung thư), gãy xương, gù cột sống, hoặc dị dạng.
Hàn xương sống qua liên thân đốt sống là một dạng phẫu thuật kết hợp xương trong cột sống có xâm lấn tối thiểu, nơi đĩa đệm suy yếu hoặc mắc bệnh được cắt bỏ hoàn toàn và thay thế bằng một lồng thép chứa mảnh ghép xương. Hai xương đốt sống nằm trên và bên dưới đĩa đệm sau đó được nối lại với nhau sử dụng một mảng thép và các đinh ốc. Điều này thúc đẩy xương hàn gắn và tạo điều kiện cho việc kết hợp của vùng bị tác động.
Khác với các ca phẫu thuật kết hợp xương sống truyền thống, đòi hỏi phẫu thuật hở có thể ảnh hưởng đến nhóm cơ lưng, các động mạch quan trọng, và các cơ quan khác, hàn xương sống qua liên thân đốt sống có thể được thực hiện sử dụng các đầu dò đi vào qua bên hông lưng, Bác sĩ Chua cho biết. Điều này nghĩa là sẽ có ít rủi ro ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, và cũng giảm rủi ro nhiễm trùng do vết cắt nhỏ hơn. Trong khi quá trình hàn gắn có thể mất đến 8 tuần để hoàn thành, bệnh nhân thường được phép di chuyển tự do trong vòng vài ngày. Sẽ có vài hạn chế hoạt động thể chất trong quá trình hàn gắn, nhưng các sinh hoạt hằng ngày sẽ không bị ảnh hưởng.
Các ca kết hợp cần khoảng 3 tháng để ổn định và trở nên chắc chắn, và sau phẫu thuật, mảnh ghép xương sẽ tiếp tục hàn gắn và trở nên cứng hơn trong vòng vài năm kế tiếp. Sau phẫu thuật, tất cả các nhóm cơ sẽ yếu đi nhiều, nên phục hồi chức năng thường được kiến nghị để đưa bạn và vùng lưng trở lại tình trạng tối ưu. Khả năng vận động toàn phần thường được khôi phục sau khi quá trình kết hợp hoàn tất.
Phẫu thuật nắn chỉnh dị dạng cột sống bằng cắt xương sống là một lựa chọn khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không thành công trong việc giảm đau hoặc các triệu chứng. Quy trình này thường được kiến nghị cho bệnh nhân có tình trạng dị dạng đang tiến triển hoặc độ cong cột sống (ví dụ: lưng gù) góp phần gây ra chèn ép thần kinh.
Cắt xương sống (osteotomy) là cần thiết đối với việc điều chỉnh trong trường hợp dị dạng cột sống cứng, cố định, và trầm trọng để hỗ trợ quá trình chỉnh thẳng lại. Các mục tiêu của phẫu thuật cắt xương sống là khôi phục tư thế thẳng đứng để một bệnh nhân có thể đứng thẳng mà không cần co gập hông hoặc đầu gối, và để giảm đau.
Phẫu thuật cắt xương sống là một quy trình đòi hỏi kỹ thuật cao, cần thảo luận kỹ lưỡng với một bác sĩ phẫu thuật cột sống đáng tin cậy, Bác sĩ Chua giải thích. Đây là bởi, khác với các ca phẫu thuật kết hợp xương trong cột sống, cắt xương sống đòi hỏi phải cắt xương một cách chính xác để có thể chỉnh sửa mọi vị trí đặt sai. Sau khi cắt xương, cột sống có thể được chỉnh lại và sau đó được cố định với các ốc vít, thanh thép, và giữ lại với nhau thành một cấu trúc kết hợp, tương tự với phẫu thuật kết hợp xương. Điều này dẫn đến việc chỉnh sửa vĩnh viễn sự thẳng hàng của cột sống hoặc tình trạng dị dạng. Một ca phẫu thuật cắt xương sống thành công, Bác sĩ Chua cho biết, có thể giúp làm giảm các cơn đau và sự khó chịu của bệnh nhân, cũng như các bất thường về tư thế, và do đó đem đến chất lượng sống cao hơn về lâu dài.
Bạn sẽ có thể tỉnh dậy và tập đi vào cuối ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Bạn sẽ có thể trở lại công viêc trong vòng 3 - 6 tuần, tùy thuộc vào khả năng hồi phục cơ thể và loại công việc/hoạt động bạn định quay lại.