Dr Leong Hoe Nam
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Vi khuẩn truyền từ người này sang người khác, từ người sang bề mặt vật thể, và từ bề mặt vật thể sang người. Một vài trong số những vật thể quen thuộc nhất trong ngôi nhà bạn chứa đến hơn 340 loại vi khuẩn khác nhau.
Mặc dù không phải toàn bộ vi khuẩn đều có hại, có rất nhiều vi khuẩn "xấu" mang tính phổ biến mà bạn có thể bắt gặp tại nhà, bao gồm norovirus, vi khuẩn E. coli, salmonella, và vi khuẩn tụ cầu vàng (staphylococcus aureus bacteria). Nếu một loại vi khuẩn nguy hiểm tìm đường vào cơ thể bạn, chúng chỉ cần 20 phút để bắt đầu sinh sôi.
Không thể nào tránh được việc tiếp xúc với vi khuẩn một cách hoàn toàn. Nhưng bạn có biết những loài vi khuẩn nào trú ngụ trong bếp, phòng tắm, và phòng khách, và liệu bạn đã làm đủ để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm?
Dưới đây là 5 vật dụng chứa rất nhiều vi khuẩn một cách bất ngờ mà bạn có thể có trong nhà.
Dù mỗi vòng xoay đều sử dụng xà phòng và nước, lồng giặt máy của bạn vẫn có thể là ổ chứa các loại vi khuẩn. Cụ thể hơn, việc để quần áo đã giặt nhưng còn ướt trong máy tạo ra một môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Một vài loại virus có sức chịu đựng cao thậm chí có thể vượt qua một chu trình giặt, đặc biệt nếu bạn đang giặt quần áo ở nhiệt độ thấp.
Để loại bỏ vi khuẩn: Giặt quần áo ở nhiệt độ cao (khi có thể), và chuyển chúng ra khỏi máy giặt ngay sau khi chu trình giặt kết thúc. Nếu đồ giặt ướt được để lại quá 30 phút, cho chúng vào một chu trình giặt ngắn lần thứ hai. Để tăng cường bảo vệ, lau chùi bên trong cối máy với khăn lau khử trùng sau khi sử dụng.
Bạn có dùng những chiếc lọ nước tương và tương ớt khi đang nấu nướng, hoặc đặt chúng trên bàn ăn ở mọi bữa ăn? Rất có khả năng bạn đang làm lây lan vi khuẩn.
Trong một nghiên cứu tại Đại Học Virginia, 30 người lớn đang ở giai đoạn khởi phát của bệnh cảm lạnh được yêu cầu liệt kê 10 vật dụng họ đã chạm vào trong 18 giờ trở lại đây. Các nghiên cứu viên sau đó xét nghiệm các đồ vật này để tìm bằng chứng về virus gây cảm lạnh.
Những vật dụng nào cho kết quả dương tính? Bạn đoán ra rồi chứ. Mọi lọ muối và lọ tiêu (cũng như 41% của toàn bộ các bề mặt được kiểm tra).
Những chai chứa gia vị này – như các chai nước tương và lọ tương ớt – thường xuyên được chạm vào, nhưng lại hiếm khi được rửa. Không cần phải nói, chúng rất dễ trở thành nơi sinh sôi cho các vi khuẩn và virus.
Để loại bỏ vi khuẩn: Không chỉ lau chùi bàn ăn sau bữa tối – hãy lau sạch các chai nước tương và lọ tương ớt nữa. Để tăng cường bảo vệ, rửa tay trước và sau khi sử dụng.
Khi Hội Đồng Vệ Sinh Toàn Cầu (Global Hygiene Council) tiến hành đo lường mức độ lây nhiễm vi khuẩn bên trong các ngôi nhà, họ nhận thấy, trung bình, bề mặt miếng rửa chén là nơi trú ngụ của 19.6 tỉ vi khuẩn.
Theo nghiên cứu này, một miếng rửa chén trung bình chứa nhiều vi khuẩn hơn cả tay cầm của chổi cọ toilet.
Nếu bạn sử dụng miếng rửa chén ẩm thường xuyên để lau chùi chén đĩa, dụng cụ ăn uống, và các bề mặt bị bẩn, bạn có thể đang vô tình làm lây lan các loại vi khuẩn có hại khắp nhà bếp.
Để loại bỏ vi khuẩn: Rửa miếng rửa chén với nước sôi sẽ không loại bỏ hết mọi chất gây ô nhiễm. Thay vào đó, bạn nên thay miếng rửa chén mới mỗi tuần một lần.
Chiếc túi xách của bạn là một ổ vi khuẩn xấu. Rất có khả năng bạn chạm vào chiếc túi của mình gần như mỗi ngày. Bạn có thể đặt nó xuống rất nhiều bề mặt khác nhau, chẳng hạn như bàn ăn, bàn bếp, quầy thu ngân ở siêu thị, hoặc phòng vệ sinh ở nơi làm việc. Rất nhiều người có thể đã chạm vào tiền phía bên trong.
Nếu bạn đem theo dụng cụ trang điểm bên mình, cũng có khả năng các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm tập trung vào các sợi lông của cọ và mặt xốp của bông mút.
Để loại bỏ vi khuẩn: Lau sạch chiếc túi của bạn với khăn lau kháng khuẩn thường xuyên nhất có thể. Nếu được, hãy rửa tay kỹ lưỡng sau khi chạm vào tiền.
Lý tưởng nhất, dụng cụ trang điểm nên được bảo quản ở một không gian sạch sẽ, khô ráo, với nhiệt độ phòng, thay vì trong túi xách. Rửa sạch cọ trang điểm một lần mỗi tuần với xà phòng thông thường và nước, hoặc xịt cồn. Nếu bị nhiễm trùng, thay dụng cụ trang điểm mắt/da ngay lập tức.
Virus và vi khuẩn từ miệng của bạn có thể tồn tại đến hàng tuần trên bề mặt bàn chải đánh răng. Nếu bạn để nó gần bồn rửa tay hoặc toilet, có khả năng các vi khuẩn sẽ đậu lên nó sau khi bạn rửa tay hoặc nhấn nút xả nước toilet. Nếu bạn đánh rơi nó xuống sàn, nó sẽ nhiễm thêm nhiều vi khuẩn. Nếu bạn cho nó vào hộp kín hơi, thậm chí nấm mốc có thể phát triển trên đó.
Để loại bỏ vi khuẩn: Rửa kỹ lưỡng bàn chải đánh răng sau khi sử dụng để loại bỏ phần kem đánh răng hoặc các mảnh vụn bám lại. Bảo quản ở tư thế dựng đứng, và để nó khô tự nhiên.
Không dùng chung bàn chải đánh răng với bất kỳ ai khác, và cố gắng để mọi bàn chải đánh răng ở chỗ riêng biệt, tránh lây nhiễm chéo. Thay bàn chải đánh răng mới mỗi 3 - 4 tháng, hoặc khi các sợi lông cọ bắt đầu tua xơ.
Bất kỳ bề mặt nào xung quanh chúng ta cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn, phần lớn chúng sẽ không gây hại gì cho bạn. Tuy nhiên, quan trọng là chúng ta phải duy trì những thói quen tốt để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Sau đây là một vài cách đơn giản nhất để bảo vệ bản thân: