Các Rối Loạn Lo Lắng Và Cách Quản Lý Chúng

Nguồn: Getty Images and Shutterstock

Các Rối Loạn Lo Lắng Và Cách Quản Lý Chúng

Cập nhật lần cuối: 20 Tháng Chín 2022 | 8 phút - Thời gian đọc

Khi sức khỏe tinh thần ngày càng được giải quyết rộng rãi trên toàn cầu, điều quan trọng là đặt các rối loạn lo âu và cách điều trị chúng trong khung đúng đắn.

Theo Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, lo âu là vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến nhất trên toàn cầu. Các con số thật đáng lo ngại - ước tính rằng 275 triệu người toàn thế giới mắc các rối loạn lo âu. COVID-19 chỉ càng làm trầm trọng thêm vấn đề, khiến lo âu và trầm cảm có sự gia tăng 25% về tỉ lệ phổ biến trên toàn cầu, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Rất có khả năng bạn đã từng đối mặt với (cảm giác của) lo âu tại một thời điểm nào đó trong đời. Căng thẳng, các suy nghĩ lo âu, nhịp tim tăng cao, và đau tức ngực là một vài cảm giác liên quan đến lo âu. Nếu chỉ xảy ra đôi lúc, lo âu được coi là bình thường.

Lo âu là một phản ứng phù hợp trước mối nguy hiểm, và nó có thể kích hoạt phản ứng chiến-hoặc-chạy của cơ thể, được kích thích khi bạn cảm thấy bị đe dọa, chịu áp lực, hoặc đang đối mặt với một tình huống căng thẳng (ví dụ: mất việc làm, ngồi làm bài kiểm tra, gặp ai đó lần đầu tiên).

Điều này không hẳn là xấu, nhờ có một lượng lo âu nhất định mà chúng ta trở nên hữu ích. Nó có thể giúp bạn duy trì tập trung và tỉnh táo, đến công việc đúng giờ, thúc đẩy bạn học tập chăm chỉ cho các bài kiểm tra, và thậm chí giữ bạn an toàn khi gặp hoàn cảnh nguy hiểm.

Khi Nào Lo Âu Trở Thành Vấn Đề?

Khi Nào Lo Âu Trở Thành Vấn Đề?

Lo âu trở thành vấn đề khi nó biến đổi từ một cảm giác thoáng qua mà ta cảm nhận thành một rối loại lo âu có khả năng cao xảy ra. Cường độ của các triệu chứng cũng như khả năng đối phó của một cá nhân phân biệt giữa các căng thẳng thường ngày hoặc lo âu tạm thời và các rối loạn lo âu.

Rối Loạn Lo Âu Là Gì?

Các rối loạn lo âu là một nhóm các tình trạng có liên quan hơn là một chứng rối loạn đơn lẻ, có nghĩa là các triệu chứng có thể rất khác biệt so với từng cá nhân. Một người hoàn toàn có thể mắc nhiều hơn một rối loạn lo âu, với một điểm chung xuyên suốt - sợ hãi hoặc lo lắng không tương xứng với tình huống xảy đến trước mắt.

Trong một rối loạn lo âu, lo âu không còn đóng vai trò là một cảm xúc lành mạnh mà trở nên quá lớn để có thể đối mặt. Điều này đôi khi có thể dẫn đến hiện tượng sợ hãi và lo âu liên tục, khiến cá nhân phản ứng quá mức hoặc phản ứng bốc đồng với các tình huống. Điều này có thể can thiệp vào các mối quan hệ và sinh hoạt hằng ngày của họ theo nhiều cách khác nhau. Một người mắc rối loạn lo âu thậm chí có thể né tránh các tình huống và/hoặc các địa điểm nhất định, tùy vào yếu tố nào kích thích cảm xúc lo âu của họ.

Thêm vào đó, người mắc rối loạn lo âu thường xuyên có các suy nghĩ tái diễn hoặc lo ngại xâm lấn có thể tác động đến khả năng tập trung và giấc ngủ. Họ cũng có thể có các triệu chứng thực thể như đổ mồ hôi, khó thở, run rẩy, và đau tức ngực.

Các Triệu Chứng Của Rối Loạn Lo Âu Là Gì?

Triệu chứng rối loạn lo âu

Những người mắc rối loạn lo âu thường trải qua sự kết hợp các triệu chứng, và chúng có thể xuất hiện từ thời thơ ấu và kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được điều trị.

Các triệu chứng của rối loạn lo âu đa dạng và bao gồm:

  • Thường xuyên hoặc liên tục cảm thấy bồn chồn, cáu kỉnh hoặc căng thẳng
  • Dễ dàng bị mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc cảm thấy hay quên
  • Gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ sâu
  • Có những nỗi sợ hãi hoặc lo âu thừa nhận là phi lý nhưng tràn ngập và can thiệp vào sinh hoạt hàng ngày
  • Tránh né các tình huống, địa điểm, hoặc hoạt động bởi chúng gây ra sự lo âu

Các Loại Rối Loạn Lo Âu Khác Nhau Là Gì?

Có nhiều loại rối loạn lo âu, và một số người có thể trải qua nhiều hơn một loại cùng lúc. Một vài loại phổ biến bao gồm:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa: Đây là một tình trạng mãn tính, với tình trạng kéo dài ít nhất 6 tháng trong khi một cá nhân có thể cảm thấy lo lắng quá mức về một loạt các tình huống và vấn đề, hơn là chỉ về một sự kiện cụ thể nào đó.
  • Rối loạn lo âu xã hội: Một người mắc rối loạn lo âu xã hội có thể cảm thấy cực kỳ căng thẳng và có thể có cảm giác căng cơ trong các tình huống xã hội. Họ cũng có khả năng cảm thấy như vậy khi ánh đèn sân khấu chiếu vào mình trong suốt các cuộc hội thoại và khi được yêu cầu nói trước đám đông. Một vài yếu tố kích hoạt rối loạn lo âu là nỗi sợ bị cảm nhận hoặc đánh giá tiêu cực bởi người khác, sự bối rối, và tự ý thức về bản thân quá đáng.
  • Các nỗi ám ảnh: Một nỗi ám ảnh có thể là một động vật, nơi chốn, đồ vật, hoặc tình huống đặc biệt nào đó gây ra nỗi sợ hãi cực đoan hoặc phi lý trí. Trong một số trường hợp, các cơn hoảng loạn xảy ra khi một người mắc chứng ám ảnh tiếp xúc với chúng.
  • Rối loạn hoảng sợ: Điều này xảy ra khi một cá nhân phải trải qua các cơn hoảng loạn xuất hiện tái diễn, xảy ra đột ngột hoặc do các kích thích cụ thể. Một cơn hoảng loạn là một giai đoạn của nỗi sợ hãi tràn ngập, đi kèm với các triệu chứng tương tự như một cơn nhồi máu cơ tim như hồi hộp và khó thở. Chúng thường diễn ra trong 10 - 30 phút và có thể khiến người trải qua cảm thấy mất kiểm soát hoặc như thể họ sắp chết.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Đây là một tình trạng đặc trưng bởi các suy nghĩ hoặc hành vi xâm lấn, dường như không thể ngừng lại. Với chứng OCD, bạn có thể cảm thấy khổ sở bởi các nỗi ám ảnh, như nỗi lo tái diễn rằng bạn đã quên tắt bếp gas hoặc rằng một người thương yêu có thể sẽ bị tổn thương. Bạn cũng có thể mắc phải các hành vi cưỡng chế vượt khỏi tầm kiểm soát, ví dụ như rửa tay liên tục. Có nhiều biến thể của OCD, nhưng trọng tâm của chúng là sự nghi ngờ tạo ra lo âu. Trên thực tế, những người mắc chứng OCD thậm chí có thể nghi ngờ việc họ mắc chứng OCD, ngăn họ tìm kiếm điều trị hoặc từ bỏ điều trị trước khi chứng bệnh được giải quyết.

Các Tác Động Của Rối Loạn Lo Âu Là Gì?

Ảnh hưởng của rối loạn lo âu

Những người mắc các rối loạn lo âu trải qua các giai đoạn căng thẳng kéo dài. Điều này dẫn đến phản ứng chiến-hoặc-chạy của cơ thể liên tục được kích hoạt, làm cho cortisol - hooc-môn căng thẳng chính, được sản sinh không ngừng. Cortisol làm tăng lượng đường trong máu, và theo thời gian, điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Lo âu cũng dẫn đến tăng huyết áp, có thể gây ra bệnh tim mạch.

Lo âu kéo dài cũng có thể khiến một người có những lựa chọn lối sống kém lành mạnh. Vì một điều, căng thẳng có thể khiến người ta tìm kiếm cảm giác thoải mái từ việc ăn uống, dẫn đến việc gia tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đường và chất béo, dẫn đến tăng cân, tiểu đường, và béo phì. Trong các trường hợp cực đoan, người ta thậm chí có thể dùng đến ma túy, rượu bia, và thuốc lá, vốn trớ trêu thay, lại làm gia tăng cảm giác lo âu một khi tác dụng của chúng giảm đi, dẫn đến nghiện.

Nhìn chung, người mắc rối loạn lo âu sẽ cảm thấy chất lượng sống của mình bị giảm sút. Lo âu có thể cảm giác như vòng tuần hoàn bất tận của sự sợ hãi hay bất lực. Các sinh hoạt hằng ngày thông thường và thậm chí các trách nhiệm như công việc hay học hành có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lo âu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tinh thần khác như trầm cảm, và trong một số trường hợp, có thể có những ý nghĩ tự sát.

Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy khổ sở vì lo âu, hãy thoải mái hơn khi biết rằng luôn có sự trợ giúp ở gần!

Làm Thế Nào Tôi Có Thể Quản Lý Lo Âu?

Những người trải qua các rối loạn lo âu đôi lúc có thể cảm thấy cô đơn. Họ có thể không sẵn lòng nói ra các vấn đề của mình vì sợ bị người khác phán xét. Sự kỳ thị liên quan đến các rối loạn lo âu, và sự cách ly xã hội dẫn đến do các hạn chế của COVID-19, đã làm giảm các cơ hội để những người trải qua cảm giác khổ sở có cơ hội được lên tiếng.

Bước đầu tiên nằm ở việc nhận ra bạn cần sự trợ giúp. Có hướng tự lực, và có hướng tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Con đường bạn chọn là tùy vào bạn, và thậm chí bạn có thể chọn kết hợp hai hướng đi này.

1) Tự Lực Để Chống Lại Lo Âu

Dựa vào chính mình để chống lại lo âu

  • Sự đồng cảm, thấu hiểu của bè bạn: Cô đơn và bị cách ly có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm lo âu. Gặp gỡ bạn bè, tham gia một nhóm tự lực hoặc hỗ trợ, hoặc chia sẻ các lo lắng và quan ngại của bạn với người bạn tin tưởng, và có thể bạn sẽ nhận ra các vấn đề của mình ít to tát hơn.
  • Quản lý căng thẳng: Nếu bạn cảm thấy mình đang xoay sở với quá nhiều thứ vượt qua khả năng quản lý, hãy quan sát các trách nhiệm hiện có và xác định trách nhiệm nào bạn có thể từ bỏ, từ chối, hoặc giao phó cho người khác vì sức khoẻ tinh thần của bản thân.
  • Thiền và các kỹ thuật thư giãn khác: Khi được thực hành thường xuyên, các kỹ thuật như thiền chánh niệm, thư giãn cơ bắp từ từ, và thở sâu có thể hỗ trợ giảm thiểu lo âu và căng thẳng, làm giảm mất ngủ, và thậm chí giải quyết một số loại đau đớn mãn tính, trong khi tăng cường cảm giác thư giãn và nâng cao hạnh phúc cảm xúc và chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Thể dục thể thao dưới hầu hết các hình thức đều có tác dụng như một công cụ giảm căng thẳng. Chủ động hoạt động có thể tăng cường lượng endorphin cho cảm giác thoải mái và có lợi ích đánh tan căng thẳng, bao gồm cải thiện chất lượng giấc ngủ, sự tự tin, và giải thoát các cảm giác căng thẳng thường ngày. Thậm chí bạn có thể tập thiền hành.
  • Đủ giấc ngủ: Thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm các suy nghĩ và cảm giác lo lắng, nên hãy cố gắng ngủ từ 7 - 9 tiếng đồng hồ đạt chất lượng cao mỗi đêm. Giữ một lịch trình hàng ngày cho giờ đi ngủ và giờ thức dậy, bao gồm vào những ngày cuối tuần. Bảo đảm môi trường phòng ngủ luôn thoải mái để bạn có thể thư giãn. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như TV, máy tính, và điện thoại thông minh trong phòng ngủ, vì ánh sáng xanh phát ra có thể khiến bạn ngủ trễ hơn.
  • Giảm hoặc kiêng khem một vài chất hóa học: Nằm trong số này là các chất như caffein, rượu, and nicotin. Mặc dù có vẻ tạo cảm giác thư giãn, chúng có thể dẫn đến mức độ lo âu cao hơn. Bạn nên nói chuyện với một bác sĩ để nhận trợ giúp bỏ những thói quen không lành mạnh này nếu bạn có nhu cầu.

2) Sự Trợ Giúp Chuyên Nghiệp Để Chống Lại Lo Âu

Sự trợ giúp chuyên nghiệp để chống lại lo âu

  • Trị liệu tâm lý: Các nhà tâm lý học có thể sử dụng các công cụ điều chỉnh hành vi nhận thức (CBT) để dạy cho mọi người cách thách thức các suy nghĩ bị xuyên tạc hoặc vô ích, và rèn luyện lại bộ não của họ về sự tương tác giữa suy nghĩ, cảm xúc, và hành động. Mặt khác, trị liệu phơi nhiễm rèn luyện mọi người phá vỡ mô hình sợ hãi và né tránh bằng việc dần dần đặt người trải nhiệm vào các tình huống không thoải mái hoặc tiếp xúc với các sự vật đem lại cảm giác khó chịu dưới sự hướng dẫn của một người đáng tin cậy hoặc một nhà trị liệu.
  • Thuốc: Các thuốc Benzodiazepines có tác dụng ngắn và có thể được sử dụng khi cần thiết, lúc cảm giác lo âu dâng cao. Một vài thuốc chống trầm cảm, ví dụ như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), và thuốc ức chế men monoamin oxidaza (MAOIs), có thể hỗ trợ giảm thiểu lo âu khi uống thường xuyên.

Nếu bạn cảm thấy có nhu cầu muốn tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp, hãy cân nhắc đến thăm một bác sĩ đa khoa (GP), và họ sẽ có khả năng hướng dẫn bạn đi đúng hướng.

Bạn Không Cô Đơn

Trong khi lo âu có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập và cảm thấy phải đấu tranh một mình, hãy nhớ rằng điều đó không đúng. Có nhiều con đường khác nhau để bạn tìm kiếm trợ giúp và điều trị, và bước đầu tiên là bạn cần phải vươn ra, tìm kiếm sự hỗ trợ. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn được khuyến khích đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu cần thiết, lo âu có thể được khắc phục sử dụng các kỹ thuật trợ giúp chuyên nghiệp, như liệu pháp điều trị và thuốc. Kết hợp với yêu thương, hỗ trợ, và các kỹ thuật tự lực khác, cuối cùng bạn sẽ vượt qua lo âu và tận hưởng một cuộc sống sung túc. Hãy nhớ rằng, bạn không đơn độc.

Bác Sĩ Gia Đình Có Thể Hỗ Trợ Quản Lý Lo Âu

Chương Trình Quản Lý Bệnh Mãn Tính (CDMP) lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 10 năm 2006 và giờ đây bao gồm 20 tình trạng bệnh lý, trong đó có lo âu. Với CDMP, chi phí quản lý các tình trạng bệnh mãn tính được làm dễ dàng hơn và làm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe ngoài phạm vi bảo hiểm cho những người tìm kiếm điều trị.

Hãy nói chuyện với bác sĩ và tìm kiếm phòng khám Parkway Shenton gần nhất tại đây.

Fleming, S. (2019, January 14). This is the world's biggest mental health problem - and you might not have heard of it. Retrieved on 15 August 2022 from https://www.weforum.org/agenda/2019/01/this-is-the-worlds-biggest-mental-health-problem/

Mayo Clinic Staff. (2021, July 8). Chronic stress puts your health at risk. Retrieved on 15 August 2022 from https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress/art-20046037

Mayo Clinic Staff. (2018, May 4). Anxiety disorders. Retrieved on 15 August 2022 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anxiety/symptoms-causes/syc-20350961

Overbaugh, J. (2021, October 12). Why Do I Doubt If I Have OCD? Retrieved on 15 August 2022 from https://www.treatmyocd.com/blog/why-do-i-doubt-if-i-have-ocd

Salamon, M. (2020, October 3). How Blue Light Affects Your Sleep. Retrieved on 15 August 2022 from https://www.webmd.com/sleep-disorders/sleep-blue-light

World Health Organization. (2022, March 2). COVID-19 pandemic triggers 25% increase in prevalence of anxiety and depression worldwide. Retrieved on 15 August 2022 from https://www.who.int/news/item/02-03-2022-covid-19-pandemic-triggers-25-increase-in-prevalence-of-anxiety-and-depression-worldwide
Bài viết liên quan
Xem tất cả