Dr Tan Jee Lim
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nội soi khớp là một kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để tìm hiểu các vấn đề bên trong khớp nhằm chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương pháp này nếu bạn viêm, tổn thương, hay hỏng khớp.
Cũng được biết đến với tên gọi phẫu thuật nội soi khớp, kỹ thuật này giúp phẫu thuật khó trở nên đơn giản hơn bằng cách cho phép bác sĩ thấy phần bên trong khớp của bạn và thực hiện điều trị vết thương qua các vết rạch cực nhỏ.
Kỹ thuật này thường được thực hiện như một cuộc phẫu thuật ngoại trú, cho phép bạn tiến hành phẫu thuật rồi về nhà trong cùng một ngày. Điều này khiến quá trình diễn ra nhanh chóng và gọn nhẹ hơn, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục so với phẫu thuật hở. Đó là lý do tại sao phẫu thuật nội soi thường là lựa chọn được ưu tiên hơn.
Nội soi khớp có khả năng đánh giá và điều trị các bệnh lý khớp ảnh hưởng đến đầu gối, vai, khuỷu tay, cổ chân, hông, hoặc cổ tay. Phương pháp này cũng có thể điều trị các bệnh lý gây tổn thương đến sụn khớp, dây chằng khớp, màng khớp, vật thể lạ, và những sẹo lồi bên trong khớp.
Những chấn thương phổ biến bao gồm các chấn thương chóp xoay khớp vai, rách dây chằng, viêm mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay (tennis elbow), trật khớp vai và các vấn đề đầu gối. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nội soi khớp không phải là biện pháp chữa trị hiệu quả cho viêm xương khớp đầu gối.
Kỹ thuật nội soi khớp thường kéo dài từ 30 phút đến 2 tiếng. Biện pháp này cho phép bác sĩ đánh giá chấn thương của bạn mà không cần thực hiện một vết rạch lớn, bởi sử dụng một ống nội soi - một thiết bị có camera và đèn đi qua một vết mổ nhỏ.
Kỹ thuật này được thực hiện gây tê cục bộ hoặc gây mê tùy thuộc vào dạng chấn thương của bạn. Trong suốt ca phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một vết rạch nhỏ bằng kích thước nút áo gần chấn thương. Ống nội soi sau đó được đưa vào, và bác sĩ có thể nhìn thấy tổn thương qua hình được chiếu trên một màn hình lớn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bác sĩ lúc đó có thể quyết định chữa trị tổn thương ngay trong quá trình phẫu thuật, tiến hành phẫu thuật hở, hoặc để chấn thương hồi phục tự nhiên.
Nếu bác sĩ quyết định thực hiện chữa trị nội soi trong quá trình này, thêm một vài vết mổ nhỏ có thể được thực hiện để đưa vào các thiết bị cần thiết nhằm cắt bỏ, giữ, bào, và sửa chữa tổn thương.
Nếu bạn cần phẫu thuật hở, bác sĩ phẫu thuật có thể lựa chọn tiến hành vào cùng thời điểm với phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thường được ưu tiên hơn so với phẫu thuật hở bởi yêu cầu vết rạch lớn hơn, có thể dẫn đến đau hơn và sẹo to hơn. Phẫu thuật hở cũng thường cần thời gian nằm viện lâu hơn và thời gian hồi phục dài hơn.
Sau khi ống nội soi và thiết bị được lấy ra, vết mổ sẽ được khâu bằng băng dính phẫu thuật hoặc chỉ khâu.
Vùng bị ảnh hưởng bị sưng, bầm tím, cứng và đau sau khi phẫu thuật là điều bình thường. Cảm giác đau có thể được làm dịu bằng thuốc giảm đau. Bạn sẽ được khuyên nâng cao vùng bị chấn thương và sử dụng đá lạnh để giảm sưng. Có thể bạn sẽ phải trải qua một quá trình trị liệu vật lý đặc biệt sau phẫu thuật để tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và khớp.
Bạn cần nghiêm túc thực hiện các bài tập được bác sĩ hướng dẫn để tăng tốc quá trình hồi phục. Sau 1—2 tuần kể từ ngày phẫu thuật, bạn sẽ tăng được phạm vi vận động, và sẽ phần nào lấy lại sức khỏe ở tuần thứ 3. Sau 4—6 tuần, bạn sẽ có khả năng thực hiện các hoạt động đòi hỏi sử dụng nhiều nhóm cơ/khớp ở vùng bị tổn thương.
Tùy thuộc vào kích thước và độ nghiêm trọng của chấn thương, quá trình hồi phục hoàn toàn có thể kéo dài 4—6 tuần. Tuy nhiên, thời gian hồi phục của mỗi người là khác nhau. Sức khỏe tổng thể, mức độ hoạt động và khả năng tiếp thu các bài tập tại nhà hoặc trị liệu vật lý cũng sẽ ảnh hưởng đến việc quá trình hồi phục cần bao lâu thời gian.
Nếu gặp phải cơn đau ở bất kỳ khớp nào, hãy đặt lịch hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình để hỏi xem liệu nội soi có phải là lựa chọn phù hợp cho bạn.