Dr Suresh Nathan Saminathan
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Bác sĩ Suresh Nathan, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Mount Elizabeth, mô tả bệnh hoại tử vô mạch của khớp hông là gì, nguyên nhân gây ra nó, và giải pháp chữa trị.
AVN là tình trạng xảy ra do tử vong của mô xương bởi sự thiếu hụt máu cung cấp đến xương. Nếu không được chữa trị, xương bị ảnh hưởng có thể bị biến dạng và gây đau đớn nghiêm trọng. Dù AVN thường ảnh hưởng đến vùng hông, nó cũng có thể xuất hiện ở vùng đầu gối, vai, bàn tay, hoặc bàn chân.
Có nhiều nguyên nhân gây nên AVN, nhưng có một nguyên nhân cần lưu ý là việc sử dụng steroid. Như Bác sĩ Suresh giải thích, "Tại Singapore và khắp Châu Á, các phương pháp chữa trị truyền thống bằng steroid phổ biến hơn rất nhiều so với ở các nước phương Tây, điều này dẫn đến việc tình trạng bệnh xảy ra thường xuyên hơn trong cộng đồng người Châu Á."
Các bác sĩ cho rằng steroid tác động đến khả năng phân giải các chất béo của cơ thể, từ đó thu hẹp các mạch máu và hạn chế lượng máu cung cấp đến xương.
Các nguyên nhân khác khả dĩ gây nên AVN bao gồm tiêu thụ lượng cồn cao, chấn thương, lặn biển sâu thường xuyên, và hiếm hơn, cholesterol cao.
Trong những giai đoạn đầu, AVN có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, khiến cho việc nhận biết trở nên khó khăn. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh xấu đi, bạn có thể gặp phải:
Nếu những triệu chứng này xuất hiện, điều quan trọng là cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt nhằm trì hoãn hoặc ngăn chặn tổn thương nghiêm trọng đến xương.
Nếu AVN được phát hiện ở giai đoạn sớm, thuốc điều trị có thể trợ giúp cải thiện một phần các cơn đau. Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị bạn sử dụng nạng nhằm giảm trọng lượng đặt lên khớp bị tổn thương.
Phẫu thuật 'giảm áp lõi' (dùng khoan) có thể làm giảm một phần áp lực, kích hoạt lại dòng máu chảy đến vùng bị ảnh hưởng, và giúp ngăn tình trạng xẹp xương.
Tuy nhiên, nếu tình trạng tiếp tục xấu đi, phẫu thuật thay khớp có thể trở nên cần thiết.
Ca phẫu thuật thay khớp đầu tiên diễn ra tại Singapore vào năm 1973. Trong khi các kỹ thuật đã có sự thay đổi vượt bậc từ thời điểm đó, những mục tiêu vẫn là:
Trong phẫu thuật thay khớp, khớp bị tổn thương được thay thế bằng một khớp nhân tạo. Mục tiêu là bệnh nhân có được khả năng tự đi lại và không bị đau.
Khi AVN được chẩn đoán ở một bên hông, bên hông còn lại được đánh giá là 'có rủi ro'. Nếu AVN phát triển ở cả hai bên hông, một ca thay khớp hông kép có thể trở nên cần thiết.
Đây là một quá trình phức tạp, như Bác sĩ Suresh giải thích, "Tôi đã thực hiện một vài ca thay khớp hông kép trong quá khứ. Thủ thuật này không được xem nhẹ bởi việc di chuyển hông này có thể làm trật bên hông còn lại."
Trong những trường hợp như vậy, tốt hơn là sử dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, và bệnh nhân cần đứng dậy và vận động càng sớm càng tốt sau phẫu thuật. Tôi đã thực hiện những ca phẫu thuật này hơn 10 năm, và các bệnh nhân có xu hướng hồi phục rất nhanh. Thường thì họ đã có thể đi lại trong vòng 2 ngày.
Trong phẫu thuật mở truyền thống, bác sĩ của bạn cần rạch một đường lớn để có thể tiếp cận vùng bị ảnh hưởng, trong khi với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, bác sĩ phẫu thuật của bạn chỉ cần rạch một đường nhỏ để đặt khớp thay thế vào.
Điều này đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân cần có thể đứng vững trên đôi chân sớm hơn, hoặc với các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch rủi ro cao, như các bệnh về tim hoặc tình trạng chống đông máu.
Bác sĩ Suresh nói, "Các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu đi vào giữa các bó cơ thay vì cắt xuyên qua chúng, vậy nên bệnh nhân không bị chảy máu nhiều như trong phương pháp thay khớp hông truyền thống.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng AVN hoặc lo lắng mình đang ở trong tình trạng rủi ro, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.