Bác sĩ Seah Wee Teck Victor
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng có 37.3 triệu vụ ngã nghiêm trọng đến mức cần chăm sóc y tế xảy ra mỗi năm. Nếu một thành viên trong gia đình của bạn bị ngã, bạn có biết mình nên làm gì không?
Trước bất kỳ điều gì khác, nếu ai đó bị ngã và bị thương nghiêm trọng, hoặc thể hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây, hãy nhanh chóng gọi xe cứu thương:
Cổ chân của bạn là một khớp nối nơi 3 chiếc xương gặp nhau. Ba chiếc xương này, xương chày và xương mác ở phần chân của bạn, và xương sên ở phần bàn chân của bạn, kết nối với nhau bằng một bao khớp tại điểm gặp nhau. Chất lỏng hoạt dịch bên trong bao khớp này giúp khớp chuyển động trơn tru khi bạn cử động. Một số dây chằng giúp ổn định cổ chân. Bàn chân của bạn được tạo nên bởi 26 chiếc xương mà thường được chia thành 3 vùng: phần trước bàn chân, với các ngón chân và xương bàn chân, phần giữa bàn chân, và phần sau bàn chân, nơi tìm thấy được xương sên và xương gót chân. Xuyên suốt bàn chân của bạn là các cơ bắp, dây chằng và gân giúp ổn định bàn chân và giúp cho các chuyển động phức tạp của bàn chân thực hiện được.
Các tổn thương ở bàn chân và cổ chân rất phổ biến. Mặc dù có các dây chằng và gân xơ giúp đỡ cho các chiếc xương, bản chất của cơ thể con người và cách chúng ta di chuyển làm cho các chi dưới dễ bị chấn thương, nhất là do bị ngã. Ở Singapore, khoảng 30% người trưởng thành trên 60 tuổi đã từng bị ngã nhiều hơn một lần. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về các vết gãy xương và cách điều trị xương gãy.
Một vết gãy xương xảy ra khi một chiếc xương bị gãy. Một chiếc xương có thể gãy thẳng ngang qua xương hoặc dọc theo chiều dài của nó. Nó cũng có thể tách một chiếc xương ra làm hai hoặc đập vỡ nó ra, khiến chiếc xương thành nhiều mảnh.
Xương gãy thường xảy ra là hậu quả của những cú ngã, tai nạn xe cộ và chấn thương trong thể thao. Chúng cũng có thể được gây nên bởi các lực tác động lặp đi lặp lại, giống như từ việc chạy bộ hoặc từ bệnh loãng xương, căn bệnh làm suy yếu xương do lão hóa.
Bong gân xảy ra khi các dây chằng xung quanh cổ chân bị chùn/hỏng. Tuy nhiên, gãy xương cổ chân là khi các xương trong cổ chân bị gãy, và tình trạng này cũng có thể xảy ra đồng thời với việc các dây chằng bị rách. Lăn, duỗi hoặc vặn khớp, hoặc tác động lực cực mạnh, tất cả đều có thể gây ra gãy xương cổ chân. Trong một vết gãy tồi tệ, cổ chân có thể trông như bị biến dạng, hoặc xương có thể lồi ra ngoài da.
Vì có rất nhiều xương trong bàn chân của bạn, gãy xương ở khu vực này có thể dao động từ các vết gãy ngón chân khá nhẹ cho đến các vết gãy nghiêm trọng ở các xương lớn hơn như xương gót chân. Gãy xương ở khu vực này có thể xảy ra khi xương bị nghiền nát, vặn hoặc gập lại, hoặc lực cực mạnh được tác động. Chỉ đơn giản là đá hoặc vấp phải vật gì đó cũng có thể gây ra một ngón chân cái bị gãy, nhưng một cú ngã có thể dễ dàng gây nên những vết gãy nghiêm trọng hơn. Gãy xương do áp lực cũng phổ biến trong bàn chân, nhưng các vết gãy này không bị gây ra bởi một tác động tức thời như một cú ngã. Thay vào đó, các vết gãy này phát triển theo thời gian, do áp lực và các tác động căng thẳng tái diễn.
Nếu ai đó bị gãy xương bàn chân hoặc cổ chân, rất có khả năng họ sẽ có các triệu chứng sau:
Nếu ai đó bạn biết bị ngã, điều quan trọng là cần thực hiện sơ cứu. Nếu họ bị gãy xương bàn chân hoặc cổ chân, rất có khả năng họ sẽ cảm thấy đau hoặc tê ở khu vực đó, và trải qua hiện tượng sưng và có thể là bầm tím.
Nếu bạn chứng kiến một cú ngã, điều quan trọng là thực hiện việc sơ cứu cho nạn nhân. Dưới đây là một số bước tức thì bạn có thể thực hiện để giúp đỡ:
Nếu bạn nghĩ bàn chân hoặc cổ chân bị gãy, hãy đưa nạn nhân đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp gần nhất sau khi bạn đã hoàn tất quy trình RICE.
Nếu ai đó gặp phải tình trạng gãy xương bàn chân hoặc cổ chân, việc điều trị và phục hồi sẽ phụ thuộc rộng rãi vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình sẽ đầu tiên tiến hành một cuộc kiểm tra lâm sàng, tìm kiếm trên bàn chân hoặc cổ chân những dấu hiệu của một vết gãy. Nếu họ nghi ngờ một chiếc xương có thể đã bị gãy, rất có thể họ sẽ yêu cầu chụp X-quang. Nếu một vết gãy được khẳng định, việc điều trị có thể bao gồm:
Các vết gãy xương bàn chân và cổ chân có thể mất đến 6 tuần, hoặc lâu hơn, để phục hồi, và các vết gãy cần phải can thiệp bằng phẫu thuật có thể mất thời gian hồi phục dài hơn.
Có những cách thức mà bạn có thể thực hiện để giúp bản thân và gia đình của bạn ngăn ngừa các vết gãy gây ra bởi ngã.
Dưới đây là các lời khuyên để ngăn chặn các tổn thương bàn chân và cổ chân:
Nếu bạn và gia đình của bạn chú ý cẩn thận, những vết thương đau đớn ở bàn chân và cổ chân thường có thể tránh được.
Trong lúc xảy ra tình trạng y tế khẩn cấp tại Singapore, bạn cũng có thể gọi số +65 6473 2222 để được xe cứu thương đưa đến bệnh viện gần nhất hoặc một bệnh viện theo lựa chọn của bạn. Tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cấp cứu (Khẩn cấp) của Parkway.