Dr Lai Wai Kwan Vincent
Bác sĩ nội tiêu hóa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiêu hóa
Trong khi ngộ độc thực phẩm là một căn bệnh khá phổ biến, có rất nhiều cách đơn giản để đề phòng. Dưới đây là những thông tin cơ bản về các triệu chứng, các trường hợp thường gặp và những mẹo vặt sẽ giúp bạn an toàn trước một ca tiêu chảy nghiêm trọng.
Có một loạt các dòng vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng gây bệnh có tên gọi nghe nguy hiểm, có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm. Các dòng phổ biến bao gồm salmonella, thường tìm thấy trong trứng và thịt nấu chưa chín hẳn, và e.coli, thường có trong những loại thức ăn đã tiếp xúc với phân hoặc chất thải.
Không phân biệt nguồn bệnh, các triệu chứng của bạn có khả năng bao gồm:
Một môi trường bẩn, những vật dụng bẩn, và thậm chí cả tay không sạch có thể trở thành ổ của một loạt vi khuẩn nguy hại. Giữ cho nhà bếp luôn được gọn gàng và sạch sẽ có thể giúp tối thiểu hóa nguy cơ này.
Cách phòng tránh:
Nếu bạn đang nấu ăn, chắc chắn là sẽ rửa tay với xà phòng liên tục. Đặc biệt sau khi chạm vào thú nuôi, sau khi đi vệ sinh hoặc xì mũi.
Thịt sống và các thành phần chưa được nấu chín có thể là một ổ lớn cho vi khuẩn và các mầm bệnh gây ra ngộ độc thực phẩm.
Cách phòng tránh:
Sử dụng một tấm thớt riêng để chuẩn bị các nguyên liệu thô, chẳng hạn như thịt và cá. Cố gắng giữ các sản phẩm từ thịt ở ngăn dưới cùng, để chúng không chạm vào hoặc chảy xuống các đồ ăn khác. Nếu ăn tại một quán lẩu hay nhà hàng có món ninh, hãy nhớ sử dụng những bộ đồ ăn khác nhau để nấu và để ăn.
Giữ đồ ăn của bạn ở nhiệt độ an toàn - và rã đông chúng đúng cách - sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn nguy hại sinh sôi.
Cách phòng tránh:
Giữ cho nhiệt độ tủ lạnh của bạn thấp hơn 5°C, và luôn rã đông đồ trong tủ lạnh, lò vi sóng hoặc nước lạnh, thay vì rã đông ở nhiệt độ phòng.
Trong khi giảm thiểu đồ ăn bị bỏ phí là một cách tích kiệm tốt cho ví tiền của bạn, chắc chắn bạn sẽ không muốn mạo hiểm sức khỏe của mình bằng cách ăn đồ ăn có thể không còn tươi sống.
Cách phòng tránh:
Đừng ăn đồ đã quá hạn sử dụng cho dù chúng có vẻ ngoài và mùi vị vẫn ổn. Đồ ăn thừa nên được làm nguội nhanh nhất có thể, và ăn trong vòng 2 ngày.
Điều này thoạt nhìn có vẻ lãng mạn trong phim, nhưng uống nước từ suối, hồ và các nguồn nước không được xử lý khác trong khi leo núi có thể đem lại cho bạn một cơn ngộ độc thực phẩm nặng.
Cách phòng tránh:
Nhớ mang theo đủ nước cho chuyến hành trình du ngoạn vào thiên nhiên.
Trong khi đồ ăn đường phố thực sự có thể là một món quà, nó cũng có thể gây hại cho đường tiêu hoá của bạn, phụ thuộc vào đất nước mà bạn đang ghé thăm. Nếu quầy hàng mà bạn dự định mua trông có vẻ dơ bẩn, bạn có thể muốn nghĩ lại trước khi mua xiên thịt nướng đó!
Cách phòng tránh:
Hầu hết các quốc gia phát triển có các cơ quan - chẳng hạn như Cơ quan Thực phẩm Singapore - theo dõi tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của các quán ăn. Nhớ xem điểm kiểm nghiệm thực phẩm trước khi đặt bàn.
Bên cạnh sự quan tâm với môi trường xung quanh, hãy lưu ý những gì bạn đưa vào miệng. Một số loại nông sản có nguồn gốc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
Cách phòng tránh:
Có thể bạn sẽ muốn tránh những món ăn được liệt kê dưới đây khi đi du lịch ở những quốc gia có quy trình thực phẩm kém nghiêm ngặt.
Trong khi hầu hết mọi người sẽ cho rằng chúng ta khá an toàn trước ngộ độc thực phẩm khi sống ở các thành phố lớn, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bạn vẫn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm từ nước máy và thậm chí là đá lạnh.
Cách phòng tránh:
Khi thuê phòng khách sạn, chắc chắn sẽ hỏi người hướng dẫn xem nước máy có an toàn để uống hay không. Đun sôi nước máy hoặc sử dụng nước chai khi còn nghi ngại.
Nếu bạn bị bệnh, nhớ phải cấp nước đầy đủ. Tiêu chảy, triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm, có thể gây ra mất nước nghiêm trọng. Chắc chắn là hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến kiểm tra tại Trung tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) gần nhất, nếu triệu chứng kéo dài hơn 12 giờ!