Dr Kannan Kaliyaperumal
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Christian Louboutin từng nói: "Giày càng cao, càng đẹp!" Thực tế có thể không đúng như vậy. Đau nhức bàn chân ở phái nữ hiện là một tình trạng phổ biến, và nguyên nhân thường đến từ việc sử dụng trong thời gian kéo dài những đôi giày có kích cỡ không phù hợp, khiến bàn chân phải chịu những tư thế không tự nhiên. Sử dụng giày cao gót thường xuyên và trong thời gian dài là lý do chính gây ra các vấn đề sức khỏe bàn chân ở phụ nữ.
Nếu có cảm giác bạn có thể gặp phải một chấn thương bàn chân nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế, đừng lo lắng khi ghé thăm một vị bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình!
Dưới đây là 4 vấn đề thường gặp về bàn chân và mắt cá chân do thói quen đi giày cao gót:
Hãy hiểu bàn chân của chúng ta là bộ phận giảm xóc siêu hạng của cơ thể, bảo vệ ta khỏi áp lực của vô số hoạt động hàng ngày. Bây giờ hãy nghĩ đến việc nhồi nhét những "công cụ hấp thụ va đập" tuyệt vời này vào một đôi giày cao gót gây khó chịu trong thời gian lâu. Giày cao gót ép bàn chân vào một tư thế cong (hướng xuống) một cách bất thường, gây áp lực lên cơ bắp chân, hạn chế chuyển động của mắt cá chân.
Để bù lại cho tư thế khó chịu này, cơ bàn chân có xu hướng hoạt động "quá sức". Phái nữ có thể phàn nàn về tình trạng đau nhức bàn chân và bắp chân sau một ngày dài mang cao gót. Do bàn chân liên tục hướng xuống ở tư thế cong, ta có xu hướng ngả người ra sau để bù đắp cho thăng bằng. Tư thế ưỡn lưng này tạo áp lực đáng kể lên vùng thắt lưng, hông và đầu gối.
Phần lớn giày cao gót đều có phần mũi giày hẹp. Phụ nữ đôi khi nhận thấy rằng họ phải cố gắng nhét chân mình vào, đặc biệt là những ai có bàn chân bẹt hoặc phần gan chân rộng. Điều này bó ép các ngón chân vào một không gian nhỏ hẹp. Một hệ lụy phổ biến ở phái nữ sẽ là các vết chai sần (da chai cứng) đau đớn ở gan bàn chân và ngón chân, cũng như dị tật ngón chân cái vẹo ra ngoài. Thỉnh thoảng một vài người thậm chí phát triển tật ngón chân khoèo, các ngón chân bấm xuống lòng bàn giày, tạo ra các vết chai sần gây đau.
Khi phụ nữ mang giày cao gót, áp lực tập trung chủ yếu vào gót chân, gây viêm cân gan chân. Cân gan chân là một cấu trúc ở gan bàn chân giúp duy trì độ cong và hỗ trợ đẩy ngón chân lên. Một số phụ nữ có thể trải qua chứng đau gót chân. Do lặp lại hoạt động đi bộ và lấy đà bằng gót chân, chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại (stress fracture) ở ngón chân cũng có thể xảy ra, bệnh nhân dễ bị sưng đau bàn chân.
Do gót chân và cổ chân được nâng lên khỏi mặt đất, việc đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng có thể là một thử thách với phụ nữ mang giày cao gót. Họ có thể dễ dàng trẹo mắt cá chân. Nguy cơ này đặc biệt cao ở phụ nữ có dây chằng dẻo hơn bình thường hoặc bà bầu. Ngoài ra, một lực lớn truyền qua cổ chân và hoạt động chịu tải lặp đi lặp lại lên mắt cá chân có thể dẫn tới quá tải sụn và các chấn thương sụn khớp mắt cá chân.
Mang giày cao gót đôi lúc trong các buổi họp hoặc đi ăn tối là ổn, nếu cân bằng với việc sử dụng những loại giày thoải mái khác. Nói chung, không có quy định nào về độ cao hợp lý của giày cao gót cho tất cả mọi người, do yếu tố này rất phụ thuộc vào chiều cao, vóc dáng và hình dạng bàn chân của từng cá nhân.
Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng để giảm đau bàn chân và mắt cá chân do thói quen đi giày cao gót:
Đến gặp bác sĩ chuyên khoa bàn chân và mắt cá chân là một quyết định sáng suốt nếu bạn gặp vấn đề chai sần ở chân, hoặc nếu bạn cho rằng mình có gan bàn chân bẹt hoặc phần vòm bàn chân quá cong. Việc chọn giày dép hoặc miếng lót giày phù hợp sau khi được đánh giá có thể giúp ích đáng kể trong chăm sóc xương và gân bàn chân, bảo đảm sự thoải mái cho bạn.
Hãy luôn trao đổi với một bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe bàn chân của bạn!